Đề Xuất 5/2023 # Nước Hồ Bơi Có Làm Đen Da Không? Lời Khuyên Bổ Ích Khi Bơi # Top 11 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Nước Hồ Bơi Có Làm Đen Da Không? Lời Khuyên Bổ Ích Khi Bơi # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nước Hồ Bơi Có Làm Đen Da Không? Lời Khuyên Bổ Ích Khi Bơi mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nước hồ bơi có ảnh hưởng gì tới da

Bơi lội là một trong những môn thể thao mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người như là ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp giải tỏa căng thẳng, làm cho xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn,…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi đi bơi ánh nắng cũng như các hóa chất sử dụng để làm sạch bể bơi chính là những tác nhân trực tiếp gây hại tới làn da của bạn.

Để giúp tiết kiệm được chi phí và công sức làm sạch cho hồ bơi, hầu hết các địa chỉ kinh doanh đều sử dụng nhiều clo khử trùng thay vì phải thay nước thường xuyên cho bể bơi.

Làn da của con người rất nhạy cảm, chính vì vậy, khi tiếp xúc với nước hồ bơi có chứa chất clo sẽ khiến cho da bạn dễ bị khô ráp. Đặc biệt, nếu hàm lượng clo trong bể quá cao còn có thể dẫn đến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy sau khi bơi lội.

Nguyên nhân gây đen da khi đi bơi

Sau mỗi lần đi bơi về bạn đều nhận thấy làn da của mình sẽ trở nên đen sạm hơn. Vậy những nguyên nhân nào gây nên đen da?

#1. Do ánh nắng mặt trời

Khi đi bơi ngoài trời thì dù ít hay nhiều vẫn sẽ luôn có ánh sáng mặt trời tác động lên da của bạn. Trong khoảng thời gian bơi và sau khi bơi, đặc biệt là vào ban ngày, bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Điều này khiến cho làn da của bạn đang yếu sẽ dễ dàng bị đen sạm, xỉn màu, thậm chí là đỏ rát.

#2. Nước hồ bơi

“Thủ phạm” gây nên đen da không phải như nhiều người nghĩ là chỉ có ánh mặt trời, mà còn là cả hóa chất clo có trong nước hồ bơi.

Khi tiếp xúc với nước trong hồ bơi quá lâu, clo sẽ làm trôi đi lớp màng bảo vệ từ axit hữu cơ có trên da của bạn, làm cho da trở nên yếu đi, dễ bị mẫn cảm và tổn thương. 

Khi bơi tại các bể bơi ngoài trời, da vừa tiếp xúc với clo lại gặp ngay ánh nắng gay gắt của mặt trời, điều này sẽ khiến cho làn da của bạn bị “quá sức chịu đựng”. Đó chính là tác nhân chủ yếu khiến làn da của bạn trở nên đen sạm mỗi khi đi bơi.

Làm sao để không bị đen da khi đi bơi?

Khi đi bơi điều lo sợ nhất của mọi người, đặc biệt là hội chị em phụ nữ chính là làn da sẽ bị đen sạm, mất đi tính thẩm mỹ. Vậy phải làm sao để không bị đen da khi đi bơi?

#1. Thoa kem chống nắng trước khi bơi 

Để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời thì việc thoa kem chống nắng trước khi bơi là cực kỳ cần thiết. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng da bị cháy nắng, đen sạm. 

Khi sử dụng kem chống nắng cần lưu ý, bôi kem toàn thân trước khi xuống hồ hơi ít nhất là 30 phút. Nên chọn mua những loại kem chống nắng không thấm nước, có chỉ số SPF từ mức 50 trở lên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

#2. Lựa chọn thời điểm đi bơi thích hợp

Khi đi bơi cần phải chú ý tránh khung giờ bơi từ 10 giờ sáng – 4 giờ chiều. Đây là thời điểm mà cường độ tia UV hoạt động mạnh nhất trong ngày. Còn ở các khung giờ khác, bạn có thể thoải mái bơi lội nhưng không nên bơi quá sớm hoặc quá muộn, bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Ngoài ra, hãy lựa chọn những hồ bơi có mái che hoặc hồ bơi trong nhà nhằm hạn chế được tình trạng da bị cháy nắng, sạm đen.

#3. Tắm tráng lại bằng nước sạch sau khi bơi

Thực tế, như đã nói ở trên, ánh nắng mặt trời không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên đen da mà tác nhân chính phải kể đến là nước hồ bơi. Trong quá trình bơi, làn da của bạn phải tiếp xúc trực tiếp với chất clo có trong bể nên rất dễ bị khô ráp. 

Đây là hóa chất được cho vào để kháng khuẩn và làm sạch nước trong hồ bơi nên thường gây hại cho da. Chính vì vậy, sau khi bơi bạn nên tắm rửa sạch sẽ ngay bằng nước sạch và sữa tắm để loại bỏ đi những hóa chất còn sót lại trên cơ thể.

Hướng dẫn xử lý khi da bị đen sau khi bơi

Nếu làn da của bạn bị sạm đen sau khi đi bơi thì đừng lo lắng quá, chỉ cần quan tâm chăm sóc làn da của mình một chút là ổn ngay thôi. Một số cách để giúp làn da trắng sáng trở lại bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

#1. Dùng kem dưỡng ẩm sau khi bơi

Đây là một bước quan trọng giúp “cứu vớt” cho làn da của bạn sau khi bơi cực kỳ hữu ích. Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp các dưỡng chất có lợi, giúp làn da của bạn được phục hồi một cách nhanh chóng.

#2. Làm trắng da sau khi bơi với nha đam

Nha đam có rất nhiều các công dụng hữu ích giúp làm thanh nhiệt và dịu da dưới các tác động từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nha đam còn giúp cung cấp các chất dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình hồi phục da bị tổn thương, đen sạm, khô ráp sau khi bơi một cách nhanh chóng.

Sử dụng gel nha đam và sữa chua trộn với nhau theo tỉ lệ 50:50, sau đó bôi nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương. Cách này sẽ giúp tăng cường khả năng làm mát và sáng da cực kì hiệu quả.

#3. Dưỡng trắng da bằng cà chua

Chăm sóc da bằng cà chua cũng là một phương pháp được rất nhiều người quan tâm. Bởi, cà chua có tác dụng thần kỳ trong việc dưỡng trắng, nhanh chóng lấy lại sức sống cho làn da bị tổn thương. 

Với cách này, bạn có thể kết hợp sử dụng cà chua bằng cách ép lấy nước uống đồng thời trộn hỗn hợp cà chua và sữa tươi theo tỉ lệ 1:2 để đắp lên da. Lớp mặt nạ cà chua sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất như Vitamin C, Vitamin E sẽ giúp cân bằng lượng dầu trên da, giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.

Nội dung: chúng tôi

Cách Chữa Ù Tai Sau Khi Bơi, Nước Vào Để Tha Hồ Vui Với Nước

Tai bị ù là hiện tượng có tiếng ồn, tiếng kêu của âm thanh lạ trong lỗ tai mà không phải do bất kỳ nguồn âm nào khác ở môi trường bên ngoài. Nhiều người phàn nàn về tình trạng bị ù tai sau khi bơi, đi tắm hoặc nước tràn vào tai.

Nguyên nhân là trong nước hồ bơi công cộng và các bãi tắm chứa nhiều vi khuẩn, khi tràn vào ống tai chúng bị giữ lại, bắt đầu sinh sôi và tạo ra nhiều phiền toái về sau. Theo thống kê, có hàng triệu người mắc phải vấn đề này do bơi lội mỗi năm, trong đó 44% trường hợp xảy ra trong khoảng thời gian từ Tháng 6 đến Tháng 8.

Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không làm nước thoát ra ngoài được hoặc xử trí sai cách thì sẽ gây hậu quả nhiễm trùng tai, ngứa ngáy, nghẹt tai, đau nhức vùng tai – hàm hoặc cổ họng, giảm thính lực, chảy mủ, viêm sưng ống tai ngoài và tai giữa, thậm chí điếc vĩnh viễn.

Viêm ống tai ngoài sau khi đi bơi, bị nước vào:

Bệnh lý xảy ra do chúng ta có thói quen dùng tăm bông hoặc móng tay dài để chọc ngoáy lỗ tai với hy vọng sẽ khiến nước trong tai thoát ra ngoài và giảm đi cảm giác khó chịu. Điều này không may gây trầy xước, rách lớp da bảo vệ ở thành ống tai làm cho vi khuẩn xâm nhập sâu và “hoành hành”.

Khi bị viêm tai ngoài do bị ù tai sau khi bơi, triệu chứng xuất hiện đầu tiên là ngứa tai, tức tối trong ống tai. Cảm giác đau nhức ngày càng tăng nhanh, nhất là vào ban đêm, khi vận động cơ hàm như nhai, ngáp. Theo đó là các hiện tượng đầy bít, tai bị ù, nghe kém, ống tai ngoài đỏ, sưng tấy phần mặt bên tai đau, nhức vành tai, chảy dịch mủ, gây sốt do nhiễm trùng.

Viêm tai giữa do sau khi đi bới bị ù tai:

Nguyên nhân của bệnh lý là do sự thay đổi áp suất không khí hoặc áp lực nước quá lớn gây chấn thương vùng tai giữa, xảy ra khi chúng ta thả người từ trên cao xuống nước hoặc hụp lặn quá sâu mà không có thiết bị bảo hộ.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, tức tối bên tai, tai ù, khó nghe, bên trong màng nhĩ bị căng phồng, phù nề và ứ dịch.

Cách chữa ù tai sau khi bơi hoặc bị nước vào

Chữa tai ù sau khi bơi bằng cách sử dụng trọng lực:

Nghiêng đầu sang một bên có tai bị nước vào sao cho song song mặt đất. Dùng bàn tay khum lại và chụp sát vào tai, nhấn mạnh rồi thả ra thật nhanh trong vài giây. Thực hiện liên tục nhiều lần để tạo phần chân không giữa tay và tai, giúp đẩy nước ra ngoài.

Nghiêng đầu sang một bên có tai bị nước vào, giật nhẹ dái tai xuống phía dưới để kéo dài phần ống tai ra, từ đó tạo “đường chảy” cho nước đi ra ngoài dễ dàng hơn.

Nằm nghiêng về phía tai bị nước vào, áp tai trực tiếp xuống mặt phẳng, lót thêm khăn bông hoặc gối nhỏ để nước từ từ rỉ ra ngoài nhờ nguyên lý trọng lực trái đất.

Chữa ù tai sau khi bơi bằng thuốc nhỏ tai hoặc dung dịch rửa:

Nếu tai không có các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, chúng ta có thể dùng thuốc nhỏ tai có tác dụng làm khô nước đọng trong nó.

Dùng dung dịch rửa hydrogen peroxide pha loãng với nước. Nhỏ 3 – 4 giọt dung dịch vào tai cho mỗi lần sử dụng. Sau 2 – 3 phút, nghiêng đầu về bên bị nước vào để chất lỏng thoát ra.

Chữa tai bị ù bằng cách sử dụng máy sấy tóc:

Bật máy sấy ở chế độ ấm và gió nhẹ nhất, kéo dái tai dãn ra một chút, hướng đầu sấy về phía tai để làm bay hơi phần nước bị “mắc kẹt”. Lưu ý giữ khoảng cách là 25 – 30cm giữa máy sấy và tai để tránh làm nóng tai, thực hiện sau 30 giây rồi dừng.

Chữa ù tai sau khi bơi bằng thao tác Valsalva:

Bặm chặt môi để không khí không vào bằng đường miệng. Dùng ngón tay áp chặt vào một bên cánh mũi, hít thật sâu để không khí đi vào bằng lỗ mũi còn lại và từ từ thở ra nhằm cân bằng lại áp suất không khí trong đường thở. Thao tác thêm một vài lần để phần ống tích tụ nước được nở ra, “mở đường” cho nước thoát ra ngoài.

Chữa ù tai sau khi bơi bằng cách sử dụng nhiệt hoặc hơi nước:

Nghiêng đầu sang một bên, dùng khăn bông đã nhúng vào nước ấm và vắt ráo để áp lên tai bị tổn thương trong vòng 30 giây. Lặp lại thao tác từ 4 – 5 lần để nước từ từ thoát ra.

Dùng khăn che đầu và “xông hơi” phần tai có nước trên một tô nước nóng. Bằng cách này, hơi nóng bốc lên sẽ đẩy nước ứ đọng ra ngoài.

Mẹo để đi bơi không bị ù tai

Sử dụng mũ cao su, mũ vải chống thấm để bịt kín phần đầu – tai khi bơi dưới nước. Hoặc dùng nút bịt để bảo vệ tai khi đi tắm, đi bơi.

Vệ sinh tai thường xuyên và sạch sẽ là cách để ráy tai không làm ngứa, làm tắc, gây ù khi tai bị nước vào. Mỗi người có thể tự lấy “chất thải” của tai tại nhà bằng oxy già 3%, hoặc để an toàn hơn thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa.

Để đi bơi không bị ù tai nên lựa chọn bể bơi công cộng, bãi tắm có nước sạch, trong. Sau khi lên bờ thì ngay lập tức thực hiện thao tác nghiêng đầu, kéo vành tai xuống dưới, lắc nhẹ đầu để nước chảy ra ngoài.

Sau các lần đi bơi có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối 0.9%, Betadine 10% để vệ sinh lại ống tai. Nghiêng đầu, kéo nhẹ vành tai để dung dịch và nước thoát ra ngoài.

Người có tiền sử viêm xoang, viêm tai giữa, từng phẫu thuật do các bệnh lý tai mũi họng thì hạn chế đi bơi, tắm biển vì bệnh có nguy cơ tái phát. Thăm khám và nghe lời khuyên bác sĩ để có phương pháp tập luyện đúng cách.

Ngoài ra, chúng ta có thể ngăn chặn các nguy cơ khác làm chất lỏng lọt vào tai hoặc gây bí bách lỗ tai như: Không đeo tai nghe khi cơ thể đang nóng bức, đổ mồ hôi; dùng nút bịt tai hoặc bông y tế khi xịt keo tóc, nhuộm tóc để hóa chất không dính vào; khi tắm cho bé nên đặt đầu hơi ngửa, xối nước nhẹ cho từng bên khi gội đầu;…

Bơi lội là hoạt động thể thao vận động bổ ích cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia dễ mắc phải các rủi ro hoặc sự cố không mong muốn do nước gây ra. Với những cách chữa ù tai sau khi bơi mà bài viết chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin cần thiết để bảo vệ mình tốt hơn.

Mẹo Tránh Chuột Rút Khi Bơi

Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý, ngay cả những người bơi giỏi cũng có thể gặp chuột rút. Hãy nhớ những mẹo này để tránh bị chuột rút khi bơi và những nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn ở dưới nước.

1. Tại sao lại bị chuột rút khi bơi?

Chuột rút khi bơi là hiện tượng có thể xảy ra với tất cả mọi người, kể cả người bơi giỏi. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ oxy cung cấp cho quá trình hoạt động của cơ bắp. Ngoài ra chuột rút khi bơi còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: 

Bạn không khởi động kỹ trước khi bơi.

Dùng quá nhiều sức khi bơi.

Cơ thể không được cung cấp đủ canxi.

Khi bạn bơi trong nước, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ giảm, nước lạnh khiến cho cơ thể mất nhiệt nhanh. Để tạo ra nhiệt bên trong và duy trì nhiệt độ chính, cơ thể bắt đầu run lên. Cơ chế điều hòa nhiệt độ được vùng dưới đồi não kích hoạt, khiến các mạch cung cấp máu tới các chi bắt đầu co lại để tránh mất nhiệt từ các cơ quan chính. Điều này dẫn tới các chi bị thiếu oxy, trong điều kiện nhiệt độ thấp, nước lạnh, rất dễ xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi.

Thêm vào đó khi bơi, khi bạn duỗi mũi chân làm cho tất cả các cơ quan của chân tạo thành một đường căng cứng từ bắp chân đến ngón chân và tư thế này rất dễ làm bạn bị chuột rút. 

Chuột rút khi bơi có thể do bạn thiếu muối ăn hay do rối loạn chất điện giải gây ra và cũng có thể do thiếu hụt canxi, hạ kaki máu khi bạn hoạt động nhiều gây toát mồ hôi. Nếu bạn không biết để bổ sung hai chất này thì chuột rút khi bơi rất dễ xảy ra.

2. Đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi

Trong số những người bơi thì nhóm đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi là người mới tập bơi, người không bơi thường xuyên, người cao tuổi và người tập luyện với cường độ cao.

Những người đang học bơi có thể chưa nắm chắc kỹ thuật, khi xuống nước chưa giữ thăng bằng tốt nên độ nổi kém hơn dẫn đến đạp chân rất mạnh và gập gối nhiều. Việc này làm mất sức, tạo nên gánh nặng cho cơ chân khiến xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi. Tình huống này càng dễ xảy ra nếu bơi ở bể nước lạnh. 

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra với người không thường xuyên bơi. Do cơ thể khi bơi sẽ phải vận động nhiều hơn bình thường để nổi người. Vận động quá mức làm cơ thể nhanh mệt và dễ bị chuột rút. Với những người tập thể hình lại càng dễ bị chuột rút bởi cơ thể những người này có khối cơ nặng nên cơ thể dễ chìm khi họ cố vận động cho người nổi.

Những người lớn tuổi cũng là đối tượng dễ bị chuột rút do người lớn tuổi ít vận động hơn. Các cơ ở người lớn tuổi không co rút nhanh và hiệu quả, nhất là khi phải hoạt động thể chất đột ngột. Các cơ không thể đáp ứng kịp sự thay đổi đột ngột khi luyện tập hoặc nhiệt độ, dẫn đến tình trạng chuột rút khi bơi. Có một số người cao tuổi mắc bệnh như bệnh tiểu đường, tim mạnh thường mắc bệnh động mạch ngoại biên, khiến cho lưu lượng máu đến chân giảm nên dễ xảy ra chuột rút trong khi bơi.

Không chỉ người ít bơi mới bị chuột rút mà cả những người thường xuyên tập luyện với cường độ cao cũng dễ bị chuột rút khi bơi. Do cơ thể chưa thích nghi được với lượng vận động lớn và do axit lactic bị ứ đọng khi gắng sức bơi ở cường độ cao, khiến bạn dễ bị chuột rút khi bơi.

3. Cách xử lý chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm, không chỉ làm giảm tốc độ bơi của bạn mà còn có thể làm chết đuối nếu không biết cách khắc phục, ứng phó khi ở dưới nước.

Điều đầu tiên và cũng rất quan trọng là bạn cần phải thật bình tĩnh nếu phát hiện bị chuột rút khi bơi, gọi trợ giúp hoặc tự cứu mình. Sự hoảng loạn, mất bình tĩnh, hay giãy giụa chỉ làm bạn mất sức nhiều hơn và chìm xuống nhanh hơn. 

Bạn nên cố gắng thả nổi cơ thể. Cách thả nổi tốt nhất bạn nên thả lỏng cơ thể rồi ngửa người theo dòng nước, đầu gối hơi co lại và cánh tay quặp lại một góc 90 độ, đầu ngón tay chụm lại hướng lên trời. Làm như vậy sẽ giúp phần đầu của bạn nổi lên mặt nước và một phần cơ thể sẽ chìm trong nước. Tiếp đến tùy vào bộ phận cơ thể bị chuột rút bạn sẽ có cách xử lý chuột rút khác nhau.

Trong trường hợp bạn bị chuột rút ở cơ bụng, bạn nên bình tĩnh thả lỏng toàn thân với tư thế dang rộng hai chân. Sau đó, hít thật sâu và dùng tay bấm nhẹ vào các huyệt đạo xung quanh hoặc bạn cũng có thể dùng tay xoa nhẹ vùng bụng bị chuột rút rồi chờ người đến cứu hộ.

Nếu vị trí bị chuột rút là các bộ phận khác, bạn cần tìm cách bơi lên bờ hoặc tìm đến những vũng nước nông hơn sau đó xử lý chuột bằng cách sau:

Bắp chân là vị trí thường hay bị chuột rút. Khi đã lên được bờ bạn nên cố gắng ngồi nhổm dậy rồi duỗi thẳng chân ra. Tiếp đến đứng bằng ngón chân hoặc gót chân để làm giãn cơ bắp. Hoặc bạn có thể xử lý chuột rút bằng cách nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra rồi nhờ người khác đẩy ngược các ngón chân về hướng đầu gối.

. Khi đã lên được bờ bạn nên cố gắng ngồi nhổm dậy rồi duỗi thẳng chân ra. Tiếp đến đứng bằng ngón chân hoặc gót chân để làm giãn cơ bắp. Hoặc bạn có thể xử lý chuột rút bằng cách nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra rồi nhờ người khác đẩy ngược các ngón chân về hướng đầu gối.

Nếu chuột rút xảy ra ở đùi, bạn nên ngồi xuống rồi nhờ người kéo thẳng chân ra, cùng lúc bạn nâng gót chân lên và dùng tay ấn mạnh xuống đầu gối.

Với trường hợp chuột rút ở xương sườn, để cơ hoành thư giãn, bạn nên hít thở thật sâu và xoa bóp nhẹ ở bắp thịt xung quanh ngực.

Chuột rút nếu do thiếu oxy thì sẽ khắc phục được bằng việc hít thở sâu và làm giãn cơ. Nếu chuột rút do thiếu nước hay muối ăn có thể uống nhiều nước và ăn thêm muối.

Khi đã cải thiện được tình trạng chuột rút, bạn nên tắm nước nóng và nghỉ ngơi, không nên bơi tiếp. Nước nóng sẽ giúp bắp thịt giãn ra, máu lưu thông và vận chuyển oxy tốt hơn, giảm đau, chống chuột rút tái diễn trong lần bơi tiếp theo.

4. Mẹo cần làm để tránh chuột rút khi bơi

Để tránh trường hợp bị chuột rút khi bơi, bạn nên nhớ “nằm lòng” những mẹo đơn giản sau: 

Bạn không nên xuống nước khi chưa vận động và thực hiện những động tác khởi động. Nên khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắt lưng, khớp hông, các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại sẽ làm nóng cơ thể, bắp chân trước khi xuống nước. Tuy nhiên cũng chú ý không tập quá sức tránh mất nước do ra nhiều mồ hôi. 

Sau khi khởi động xong để cơ thể thích nghi, bạn nên thả người xuống nước từ từ.

Không nên bơi khi đang đói hoặc ăn quá no hay mệt mỏi. Cơ thể lúc này đang bị thiếu oxy, không cung cấp đủ cho cơ bắp nên rất dễ bị chuột rút khi đang bơi.

Bạn nên uống nước chanh hoặc nước cam trước khi bơi để bù đắp chất điện giải cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ chuột rút.

Biết được nguyên nhân gây chuột rút khi bơi cùng với cách xử lý và phòng chống là rất cần thiết để bạn có thể bơi một cách an toàn và an tâm hơn. Tốt nhất không nên bơi khi bể quá vắng người hoặc không có cứu hộ đang trực sẵn, không nên cố bơi khi cơ thể không được khỏe và giữ bình tĩnh khi bị chuột rút để giữ hơi thở được lâu, không mất sức trước khi tìm cách vào được bờ hay được trợ giúp.

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp các thắc mắc về chứng chuột rút khi bơi.

Phòng Tránh Bị Chuột Rút Khi Đi Bơi

Bơi lội là môn thể thao vàng trong những ngày hè nóng nực. Không những giúp bạn giải tỏa sự khó chịu trước cái nóng cháy da, cháy thịt của thời tiết, bơi lội còn là môn thể thao mang lại vô vàn những lợi ích cho cơ thể mà không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến cuộc vui của bạn khi ở dưới hồ bơi cũng như để quá trình luyện tập bơi của bạn không bị gián đoạn, bạn cần phải tìm các phương pháp đối phó với hiện tượng chuột rút khi đi bơi.

Để phòng tránh chuột rút khi đi bơi, trước khi xuống bể bơi bạn nên tập các bài tập thể dục khởi động làm nóng cơ thể, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể. Các chuyên gia về bơi lội khuyên rằng, chúng ta khi đi bơi nên giành khoảng 10 phút để tập luyện các bài tập như xoay cổ tay, cổ chân, xoay khớp gối…trước khi xuống nước. Tập luyện khoảng 10 phút sẽ khiến cơ thể ấm lên từ từ, các khớp tay, chân được kéo dãn ra. Ngoài ra thì việc không nhảy xuống nước ngay giúp làm giảm sự chênh lệch giữa nước bể bơi và nhiệt độ bên trong cơ thể gây nên những bất lợi cho thân nhiệt, tim mạch và sức khỏe nói chung.

2. Khi xuống nước

Khi xuống nước, cơ thể xảy ra các phản ứng với môi trường nước và xảy ra các hiện tượng như co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh hơn, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn. Khi bơi một thời gian nhất định dưới nước, cơ thể đã tiêu tốn một lượng calo lớn. Lúc này cơ thể đã dần quen với môi trường nước và trở lại trạng thái ổn định, các bạn vẫn phải lưu ý tránh các vùng nước xoáy, nếu bơi ngoài biển thì không nên bơi quá xa bờ. Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cẩn giảm tốc độ, bơi về gần bờ sau đó thả lỏng toàn thân ở tư thế nổi từ 3 – 5 phút trước khi lên bờ. Nếu cảm thấy lạnh hoặc khó chịu trong người thì phải lên bờ ngay, thay quần áo ấm và có thể uống chút trà gừng.

Khi bị chuột rút khi đang bơi, bất cứ ở chỗ nông hay sâu, bạn cần tìm cách báo cho mọi người xung quanh biết. Nếu ở chỗ sâu, bạn bị chuột rút là rất nguy hiểm, bạn cần giữ bình tĩnh sau đó cố gắng thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân sang hai bên. Từ từ hít thật sâu và dùng tay xoa nhẹ vị trí bị chuột rút sau đó nhờ người xung quanh hoặc cơ quan cứu hộ đưa lên bờ ngay.

– Trường hợp bị chuột rút ở bắp chân: Cố gắng nhỏm dậy, duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và nhón chân cho cơ bắp dãn ra. Cố gắng giữ thẳng chân, có thể nhờ người tới giúp.

– Trường hợp bị chuột rút ở đùi: Nên ngồi xuống, nhờ người kéo chân thật thẳng, kéo và nâng gót chân lên, đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu gối xuống.

Trong mọi trường hợp cho dù bị chuột rút ở đâu, nếu ở bể bơi thì rất dễ xử lý còn nếu bạn đi tắm biển mà bị chuột rút, thì bạn luôn phải giữ bình tĩnh. Càng cố giãy giụa bạn càng nhanh chìm, vì thế phải giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và gọi người tới giúp ngay lập tức. Để trang bị cho bạn thân thêm nhiều kiến thức hữu ích về bơi lội cũng như những phương pháp học bơi hiệu quả nhất, hãy liên hệ với trung tâm dạy bơi Hà Nội Swimming – Trung tâm dạy bơi uy tín nhất Hà Nội hiện nay. Chúng tôi hiện có mở các lớp dạy bơi từ cơ bản đến nâng cao giành cho mọi đối tượng có nhu cầu học bơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nước Hồ Bơi Có Làm Đen Da Không? Lời Khuyên Bổ Ích Khi Bơi trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!