Đề Xuất 5/2023 # Sụp Mi Mắt: Nguyên Nhân Cơ Chế Và Cách Điều Trị # Top 8 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Sụp Mi Mắt: Nguyên Nhân Cơ Chế Và Cách Điều Trị # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sụp Mi Mắt: Nguyên Nhân Cơ Chế Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh sụp mi có nhiều nguyên nhân, có thể không gây mù mắt, nhưng làm giảm chức năng thị giác (đặc biệt là ở trẻ em) và gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt người bệnh.

Nguyên nhân sụp mi

Bình thường mi trên che qua vùng rìa giác mạc (ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen) phía trên khoảng 2mm. Nếu vượt quá giới hạn đó, người ta gọi là sụp mi. Có hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

-Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mi, gồm sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi bẩm sinh phối hợp (ví dụ phối hợp với liệt cơ nâng mi trên bẩm sinh, liệt dây thần kinh 3 bẩm sinh, hội chứng Marcuss-Gunn: nháy mi trong khi bệnh nhân nhai, sụp mi bẩm sinh phối hợp với dị dạng ở mặt: mi trên ngắn, 2 mắt xa nhau,…).

-Sụp mi mắc phải có thể gặp do liệt dây thần kinh III do hội chứng khe giơi (liệt dây thần kinh VI, IV, V, III) do hội chứng đỉnh hố mắt, do hội chứng xoang hang, sụp mi do bệnh nhược cơ, sụp mi do cân cơ, sụp mi sau chấn thương, sụp mi do u mi, sụp mi sau bỏng…).

Ngoài ra, cần phân biệt với giả sụp mi, có thể gặp do nhãn cầu nhỏ, do viêm giác mạc…

Cơ chế sụp mi bẩm sinh  

Còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ chế của sụp mi bẩm sinh. Nhưng ở các trường hợp sụp mi bẩm sinh, dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy một phần sợi cơ nâng mi trên bị thay thế bằng tổ chức sợi, tổ chức mỡ hoặc thoái hóa cơ nâng mi trên.   

Phát hiện bệnh sụp mi như thế nào?

Khi mi trên che quá 1/5 trên của đường kính giác mạc (lòng đen) ở kinh tuyến 6-12 giờ (theo chiều trên dưới của lòng đen), cần phải đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa mắt.

Hậu quả của việc không điều trị bệnh sụp mi kịp thời?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chứng sụp mi, trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lác, hậu quả là làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt.

Sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nặng khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não,…), nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Khi nào cần điều trị sụp mi?

Trước hết, phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị bệnh toàn thân ổn định (như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…) mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi độ 3, độ 4 (bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân), cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.

Các kỹ thuật mổ điều trị sụp mi

Căn cứ vào chức năng cơ nâng mi trên, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chỉ định  phương pháp phẫu thuật phù hợp.

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên yếu, người ta khuyên nên làm phẫu thuật treo mi trên vào cơ trán bằng các nhiêu liệu như silicon, farcialata, dây treo sinh học…

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên tốt hoặc trung bình, người ta khuyên dùng phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên.

Đây là 2 nhóm phẫu thuật đang được dùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Các biến chứng có thể gặp ở sụp mi

Hở kết mạc (lòng trắng), giác mạc (lòng đen) khi ngủ có thể gây viêm kết giác mạc, nếu mức độ hở ít có thể hết một thời gian sau mổ. Còn hở kết mạc phía trên giác mạc nhiều(mổ già), nhắm mắt lộ giác mạc (tròng đen), biến chứng này cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

Viêm loét giác mạc do hở mi, đây là một biến chứng nặng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chăm sóc sau mổ sụp mi

Bệnh nhân cần được thay băng, theo dõi và điều trị theo dõi chỉ định của bác sĩ. Tập nhắm mắt và tra thuốc mỡ kháng sinh, nước mắt nhân tạo dạng gel và nước thường xuyên để tránh khô kết giác mạc, nhất là khi ngủ. 

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

 ThS. BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12925861

https://www.webmd.com/eye-health/ptosis

https://medlineplus.gov/ency/article/003035.htm

Bọng Mắt, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bọng mắt hay còn gọi là bọng mỡ dưới mắt gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, đồng thời khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Hãy tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách điều trị để khắc phục nhanh chóng tình trạng trên.

Bọng mắt là gì?

Có thể nói, bọng mắt là tình trạng sưng nhẹ hoặc phồng lên dưới mắt. Theo tuổi tác, các mô xung quanh mắt, bao gồm một số các cơ hỗ trợ mí mắt, bị yếu đi. Mỡ hỗ trợ mắt di chuyển vào mí mắt dưới, gây ra bọng dưới mắt. Chất lỏng cũng có thể tích tụ bên dưới mắt làm tăng độ sưng phồng.

Nguyên nhân xuất hiện bọng mắt: Là do tuổi tác, điều kiện sức khỏe, thể chất, yếu tố di truyền hay nhiều yếu tố khác nữa như thường xuyên xem tivi, đọc sách, làm việc bên máy tính, khâu vá…

Từ hai nhận định trên, bạn sẽ dễ dàng xác định rõ nguyên nhân chính là do đâu mà tình trạng thâm quầng, bọng mắt hiện diện trên đôi mắt của mình. Dựa vào đó tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất.

Triệu chứng của bọng mắt

Các triệu chứng phổ biến của bọng dưới mắt là:

– Sưng nhẹ

– Da chảy xệ

– Quầng thâm

Nguyên nhân gây nên bọng mắt

Lão hóa: Bọng mắt có thể là cảnh báo cơ thể đang già đi. Cơ bắp và các dây chằng trở nên yếu đi theo tuổi tác, khiến vùng da dưới mắt chảy xệ. Mỡ sẽ tích tụ bên dưới mắt và khiến chúng trông sưng húp. Những bọng mắt này có thể trở nên rõ hơn nữa khi chủ nhân của nó rơi vào căng thẳng hoặc ốm đau.

Di truyền: Nếu bọng mắt là tài sản được thừa kế. Một số người sẽ có bọng mắt bất kể già hay trẻ vì họ có điều này trong gene. Nếu bọng mắt đã là một di sản trong gia đình, bạn có thể có bọng mắt ngay cả khi vẫn còn rất trẻ.

Dị ứng: Dị ứng có thể là câu trả lời cho túi dưới mắt. Tiếp xúc với một số chất gây dị ứng có thể dẫn đến viêm mắt.

Điều này cũng sẽ đi kèm với kích ứng, sưng, ngứa. Ngứa có thể khiến người bệnh dụi mắt và sẽ dẫn đến sự phát triển của bọng mắt. Nếu dị ứng là nguyên nhân cơ bản của bọng mắt, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi và đau xung quanh cung mắt và má.

Giữ nước: Cơ thể giữ nước ở các khu vực khác nhau để chống mất nước. Dịch lỏng có thể tích tụ dưới mắt sẽ gây ra bọng mắt. Stress, căng thẳng quá mức sẽ làm cho tình trạng giữ nước tồi tệ hơn và làm cho những chiếc túi dưới mắt trở nên nổi bật hơn.

Thay đổi nội tiết: Khi cơ thể trải qua thay đổi nội tiết tố có thể phát triển bọng mắt. Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng ứ nước dưới mắt, từ đó sẽ làm tăng bọng mắt. Điều này khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và kinh nguyệt. Nếu bọng mắt là di truyền thì thay đổi nội tiết tố làm nó trầm trọng hơn.

Vấn đề về giấc ngủ: Có vấn đề về giấc ngủ cũng là một trong những câu trả lời cho “Điều gì gây ra bọng mắt?”. Không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến túi dưới mắt có quầng thâm sẽ khiến bạn trông yếu đuối và mệt mỏi. Một số người cũng có thể xuất hiện túi dưới mắt do ngủ quá nhiều, ngủ nướng. Vì vậy, thay đổi thói quen ngủ không tốt cũng là cách để thoát khỏi bọng mắt và quầng thâm.

Nạp vào cơ thể quá nhiều natri và… rượu: Ăn thực phẩm giàu natri (muối) cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của bọng mắt vì muối có xu hướng giữ nước. Đối với rượu thì hơi khác nhưng hậu quả lại giống nhau, uống quá nhiều rượu làm mất nước cơ thể và làm cho các mô dưới mắt yếu đi và nhão.

Khi bù nước cho cơ thể, làm thỏa mãn sự háo khát do rượu gây nên, những chiếc túi dưới mắt sẽ phát triển để giữ nước – Một cách để cơ thể phòng ngừa và chống mất nước trong tương lai.

Bệnh tật: Một số bệnh cũng có thể là lý do phía sau bọng mắt. Xoang mạn tính có thể gây ra túi mắt với các vấn đề khác, chẳng hạn như nhức đầu, sốt và sưng mặt. Bệnh dị ứng, thiếu máu và viêm kết mạc là một số bệnh khác có thể gây ra bọng mắt. Một số nguyên nhân phổ biến khác của bọng mắt bao gồm suy giáp, trichinosis, bạch cầu đơn nhân, viêm mô tế bào quanh mắt và bệnh Chagas.

Nguyên nhân khác: Nguyên nhân gây ra bọng mắt có thể khá đơn giản. Ví dụ, một người có thể “sắm” cho mình những chiếc túi dưới mắt bằng nước mắt khi khóc quá nhiều.

Cách khắc phục bọng mắt

Bọng mắt thường là vấn đề về thẩm mỹ và không yêu cầu điều trị đặc hiệu. Lối sống và các biện pháp tại nhà có thể  giảm bớt hoặc loại bỏ mắt sưng phồng.

Phương pháp điều trị y tế và phẫu thuật có thể được tiếp cận để cải thiện bề ngoài của bạn. Điều trị thường không được bảo hiểm y tế chi trả nếu chỉ với mục đích thẩm mỹ.

Thuốc

Nếu bạn nghĩ mình bị sưng dưới mắt là do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc dị ứng theo toa.

Nhiều phương pháp điều trị nếp nhăn khác nhau được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của bọng mắt. Chúng bao gồm laser tái tạo bề mặt da, lột da bằng hóa chất và tiêm xoá nhăn giúp cải thiện da, căng da và trẻ hóa phần da dưới mắt.

Phẫu thuật mí mắt

Phẫu thuật mí mắt  là một lựa chọn để loại bỏ bọng mắt. Bác sĩ phẫu thuật cắt ngay dưới lông mi trong nếp gấp tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí dưới. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoặc tái phân phối chất béo dư thừa, cơ và da bị chảy xệ, sau đó khâu mép cắt với loại chỉ tự tiêu rất nhỏ theo nếp gấp tự nhiên của mí hoặc bên trong mí mắt dưới. Thủ thuật này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú.

Ngoài cắt bỏ bọng dưới mắt, phẫu thuật mí mắt cũng có thể chữa

– Túi mắt và sưng phồng mí trên

– Sụp mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn

– Xệ các mí, có thể nhìn thấy tròng trắng dưới mống mắt – phần có màu của mắt

– Da dư thừa ở mí mắt dưới

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro của phẫu thuật mí mắt, trong đó bao gồm nhiễm trùng, khô mắt, các vấn đề thị lực, tuyến nước mắt và vị trí mí mắt.

Cách phòng ngừa bọng mắt

Sau khi đã biết những gì gây ra bọng mắt, bạn có thể tìm hiểu một số biện pháp khắc phục tại nhà để đối phó với nó:

Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm để làm giảm quầng thâm và ngăn ngừa bọng mắt. Nên ngủ ít nhất 8 giờ một đêm.

Hãy thường xuyên uống nước để cơ thể luôn đủ nước, điều này sẽ ngăn ngừa mất nước và phát triển túi dưới mắt.

Giảm lượng muối trong khẩu phần hàng ngày để đảm bảo cơ thể không giữ nước ở những vị trí sai, như khu vực dưới mắt. Để làm được điều này cũng nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến bởi nó thường chứa lượng muối nhiều hơn cần thiết.

Có thể sử dụng những túi trà ướp lạnh đặt lên mắt để giúp ngăn ngừa bọng mắt và quầng thâm. Những lát dưa chuột mát lạnh cũng sẽ giúp làm dịu đôi mắt của bạn và giảm túi dưới mắt. Tương tự như vậy, những loại mặt nạ cho mặt và cho mắt cũng có tác dụng.

Bọng mắt có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân dường như là bất khả kháng như di truyền, lão hóa – Nếu bạn già đi, bạn sẽ có quầng thâm và túi dưới mắt.

Chấp nhận sẽ khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng, điều này sẽ gián tiếp giúp cải thiện làn da của bạn cũng như không khiến bọng mắt trầm trọng hơn.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bs Nguyễn Thị Thu Thủy

Sụp Mí Mắt, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Sụp mí mắt được biết đến là hiện tượng sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Đây là bệnh về mắt không chỉ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, thẩm mỹ mà còn báo hiệu một số bệnh về mắt cần chữa trị sớm.

Sụp mí mắt là gì?

Đôi mắt còn thể hiện nhiều yếu tố thiên về cảm xúc, thiện cảm và cả tính thẩm mỹ cho toàn bộ gương mặt. Theo đó, nếu bạn không may rơi vào tình trạng sụp mí , vùng mắt sẽ có nhiều khác biệt so với người bình thường.

Sụp mí mắt là khi đôi mắt của bạn không thể mở được lớn, đồng thời mí mắt còn che đi mất một phần của đồng tử. Người bị sụp mí cũng có thể có lông mi hướng xuống dưới và trên mắt bị mất nếp gấp mi trên.

Nguyên nhân gây nên sụp mí mắt

Đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ 55-75%. Người bị mắc sụp mí bẩm sinh thường gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn do đồng tử bị che lấp một phần. Ngoài ra, sụp mí bẩm sinh còn được xem là một dị dạng vùng mí ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti.

Yếu tố tự nhiên

 Xét về yếu tố tự nhiên, người bình thường khi đến độ tuổi nhất định đôi mắt sẽ có sự khác biệt khi còn trẻ. Sụp mí mắt lúc này là hiện tượng vùng mi mắt trên có xu hướng sa xuống thấp, che lấp nếp mí, kèm theo bọng mỡ mắt ở mí trên.

Đây là tình trạng xảy ra do cơ mí mắt đã bị mất khả năng co giãn, lúc này độ đàn hồi vùng da mí mắt đã bị lão hóa. Một số ít những người không may bị sụp mí do tai nạn hoặc các bệnh lý khác cũng có biểu hiện tương tự.

Do tổn thương thần kinh gây liệt cơ

Đây là một trong chứng xoang hang… Lúc này mắt bị sụp mí do các dây thần kinh bị tổn thương, cơ mi không còn đảm bảo được chức năng khiến mắt bị sụp.

Sụp mí mắt do nhược cơ

Ở độ tuổi từ 40 – 60, một số người mắc triệu chứng nhược cơ, sụp mí mắt là biểu hiện ban đầu của bệnh lý nhược cơ. Nếu trong thời gian 5-10 năm tình trạng  bệnh không nặng hơn thì chỉ dừng lại ở việc sụp mí .

Sụp mí do chấn thương

Trong một số trường hợp, người mắc chứng sụp mí mắt do từng trải qua tai nạn ngoài ý muốn gây chấn thương ảnh hưởng tới vùng mí mắt.

Các nguyên nhân khác

Sụp mí còn có thể do các nguyên nhân khác như sa da mi, biến chứng bệnh đau mắt hột, bỏng vùng mắt, u, hạch…

Triệu chứng nhận biết sụp mí mắt

Mí mắt trên sa trễ che lấp tầm nhìn

Hai mắt bất cân xứng do một mắt có vùng mí che lấp đồng tử

Mắt bị lão hóa không rõ nếp mí trên kèm theo bọng mỡ mắt

Khắc phục sụp mí mắt như thế nào?

Mục đích điều trị là cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ cho đôi mắt. Trong điều trị sụp mi mắt thì yếu tố quan trọng nhất là người bệnh được điều trị sớm. Việc phẫu thuật không phức tạp, căn cứ vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Nếu sụp mi nhiều, bác sĩ sẽ phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi. Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà quá trình hồi phục hình dạng mi sẽ có thời gian khác nhau.

Đối với trường hợp điều trị sụp mi bẩm sinh, bác sĩ sẽ kết hợp nâng cơ nâng mi, điều chỉnh cung mi mắt và cân đối hài hòa giữa hai bên mắt. Sau đó khâu thẩm mỹ bằng chỉ chuyên dụng theo đường viền mí mắt, tạo nếp mí cân đối, hài hòa và cải thiện tầm nhìn.

Đối với trường hợp điều trị sụp mi do lão hóa, bác sĩ sẽ đánh giá độ cao mí bẩm sinh của bệnh nhân, sau đó kết hợp lấy mỡ da thừa mi trên, nếu độ cao mí ở mức độ tương đối và khá cân đối hài hòa thì có thể đi theo đường mi cũ, qua đó xử lý lấy hết mỡ và da dư kết hợp căng cơ vòng mi mắt.

Nếu trường hợp độ cao mí quá to hoặc quá nhỏ, thiếu cân đối thì bác sĩ sẽ linh hoạt phân tích để tạo đường mổ mới, từ đó hình thành nếp mí mới tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp lấy mỡ và da dư, căng cơ vòng mi mắt, mang lại sự tươi trẻ, tinh nhạy cho đôi mắt.

Với trường hợp sụp mi do thẩm mỹ hỏng, bác sĩ cần phải áp dụng kỹ thuật phẫu thuật mắt to, giải phóng mô sẹo và phục hồi cơ nâng mi, giúp đôi mắt lấy lại vẻ tươi tắn và tự nhiên.

Biến chứng có thể gặp phải do phẫu thuật sụp mí mắt

Phẫu thuật điều trị sụp mí có can thiệp trực tiếp đến vùng cơ nâng mi. Nếu không được tiến hành an toàn , không đúng kĩ thuật sẽ rất dễ gây tổn hại đến đôi mắt, để lại các biến chứng như:

Can thiệp quá sâu, làm mí mắt quá to.

Đôi mắt không tự nhiên, đơ, mí lộ.

Hở mi dẫn đến viêm loét giác mạc.

Lật mi, mắt không được bảo vệ, dễ đỏ mắt và chảy nước mắt.

Nếp mí mắt không đẹp, bất cân xứng.

Vì thế, khi bị sụp mí mắt, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ khám bệnh ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện mắt uy tín giúp khắc phục tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Sưng Mi Mắt, Một Số Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị sưng, phù nề mi. Dù là nguyên nhân gì thì sưng mi cũng khiến người bệnh rất khó chịu do ảnh hưởng tầm nhìn, khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Nguyên nhân gây sưng mi

– Lẹo

Lẹo xảy ra khi một tuyến trong mi mắt bị nhiễm trùng (thường là các tuyến nước mắt ở dưới lông mi). Người bị lẹo sẽ thấy mắt ngứa, đau, mi sưng lên, sau đó khối lẹo trông giống mụn mủ.

– Chắp

Chắp cũng gây sưng đỏ mi, nhưng khác với lẹo, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc. Những người tuyến mồ hôi nhiều bã nhờn sẽ dễ bị chắp. Người bị chắp có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.

– Dị ứng: Dị ứng toàn thân hay dị ứng tại mắt đều có thể gây ngứa ở mắt, mắt đỏ, sưng mi, chảy nước mắt.

– Viêm kết mạc: Khi mắt bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ), mi có thể sưng lên gây khó chịu cho người bệnh.

– Mất ngủ, mệt mỏi: Khi bạn mất ngủ hoặc quá mệt mỏi, mi mắt có thể sưng lên.

– Khóc: Khóc nhiều và trong thời gian lâu sẽ gây sưng mi. Chứng sưng mi này sẽ hết dần sau khi ngừng khóc. Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

– Trang điểm và dùng kem chăm sóc da: Một số người bị kích ứng/dị ứng khi trang điểm hoặc dùng kem dưỡng da dẫn đến mi mắt sưng đỏ và đau.

– Rối loạn nội tiết: Mắc rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây sưng mi và viêm (bệnh Graves).

Cách khắc phục, điều trị sưng mi mắt

-Trong mọi trường hợp sưng mi, chườm ấm khá hiệu quả để giảm đau. Có thể chườm bằng gạc, khăn ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi giữ nguyên vỏ lăn trứng ở vùng mi (quả trứng ấm nóng ở mức cơ thể chịu được).

-Trong các trường hợp sưng mi do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể làm giảm sưng. Nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh cũng có tác dụng tương tự.

-Người có cơ địa dị ứng cần tránh các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…

-Nếu mi sưng kèm mắt bỏng rát khó chịu, nước mắt nhân tạo có thể làm dịu đi rất nhiều.

-Sưng mi nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng sưng mi kèm theo sốt, đau nhiều thì bạn cần đi khám để bác sĩ có chỉ định điều trị.

-Nếu sưng do nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường sẽ phải dùng kháng sinh theo liều chỉ định.

-Nếu sưng mi do rối loạn nội tiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật, sau đó điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau.

Một số lưu ý khi dị ứng mắt

– Khi lên chắp, lẹo, tuyệt đốt không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Việc tháo mủ nếu cần thiết phải do bác sĩ chỉ định.

– Nếu phải trang điểm, cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm ở mi gây sưng và phù nề mi.

– Dù bị bệnh hay không, tránh dụi tay vào mắt. Nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở mắt.

Ths.BS Đỗ Minh Lâm

https://www.aao.org/eyenet/article/postop-mystery-of-swollen-eyelid

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2884828/

https://www.allaboutvision.com/conditions/swollen-eyelids.htm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sụp Mi Mắt: Nguyên Nhân Cơ Chế Và Cách Điều Trị trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!