Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Ăn Ít Mà Vẫn Béo? (9 Lý Do Phổ Biến Nhất) mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đó là câu hỏi thắc mắc của không ít bạn . Hoặc càm ràm rằng ” người gì mà hít thở không khí thôi cũng mập”
Rất nhiều bạn trẻ than phiền rằng, họ ăn uống tương đối lành mạnh, cắt giảm đồ ngọt và tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn vặt nhưng vẫn khó giảm cân. Đặc biệt, nhiều người trong độ tuổi trẻ, mức độ trao đổi chất tốt, vẫn gặp vấn đề với cân nặng. Họ tự nhận mình là những người ‘chỉ hít thở thôi cũng béo’.
Liệu có phải lý do là vì cơ địa dễ tăng cân hay thực chất vẫn còn nhiều nguyên nhân bí ẩn khác ?
9 lý do phổ biến lý giải tại sao ăn ít mà vẫn béo
1.Tăng cân do rối loạn nội tiết tố
Suy tuyến giáp sẽ làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại bằng sản xuất lượng Hormone Cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn, bạn ăn nhiều hơn, khi đó tình trạng tăng cân sẽ xảy ra
Vì vậy, nếu bạn đã ăn ít mà vẫn béo thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
2. Ăn không đúng bữa
Thông thường chế độ ăn của con người có 3 bữa ăn chính trong ngày, hầu hết chúng ta ăn vào giờ giấc cụ thể nhưng cũng không ít người vì bận rộn mà ăn uống thất thường, ăn sớm, ăn muộn, thậm chí bỏ bữa mà không hề biết những tác hại của việc ăn uống sai thời điểm có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thời điểm ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng hóc môn insulin, nồng độ cholesterol và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe kéo theo như tăng cân, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa…
Mặc dù bạn nhịn ăn cả ngày nhưng vẫn ăn nhiều vào buổi tối và đi ngủ ngay . Thì nguy cơ tăng cân vẫn rất cao, một chén cơm là đủ năng lượng để bạn chạy bộ một tiếng . Chất đường bột có khả năng hấp thụ rất nhanh, vì vậy nếu không vận động để tiêu hao sẽ tạo thành mỡ thừa
3. Lựa chọn thực phẩm sai
Ăn ít đi, nhưng những thực phẩm bạn chọn giàu calo thì việc giảm cân là một cản trở. Nhóm các thực phẩm giàu calo như các loại hạt, ngũ cốc thô, trái cây đóng hộp, trái cây khô… sẽ cung cấp nhiều calo, trong khi đó bạn cứ vô tư nạp những thực phẩm này thì việc giảm cân sẽ bị phản tác dụng. Để giảm cân, bạn cần tạo ra sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hằng ngày bằng cách ăn ít calo hơn so với cơ thể bạn đốt cháy mỗi ngày.
4. Ăn quá ít
Bạn nghĩ rằng càng ăn ít thì càng giảm béo, nhưng thực ra nó có hại nhiều hơn là có lợi. Ngoài việc không giảm béo được ra, thì cơ thể sẽ sử dụng protein của cơ làm nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất. Vậy là béo thì vẫn béo, người thì cứ càng ngày càng nhão do thiếu cơ, và năng lượng thì cũng chẳng còn để tập luyện thường xuyên để giảm mỡ.
5. Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…
6. Lượng muối trong bữa ăn nhiều
Ăn quá nhiều muối có thể chính là nguyên nhân khiến cơ thể tích nước và gây tăng cân. Những loại thực phẩm chứa lượng muối cao như đồ đóng hộp hay thực phẩm đông lạnh. Để tránh những tác hại cho sức khỏe bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Ngoài ra, giảm bớt lượng muối trong mỗi bữa ăn cũng giúp bạn loại bỏ được tình trạng tăng cân do tích nước đấy!
7. Ăn ít nhưng bị căng thẳng Stress
Bạn có biết căng thẳng (stress) quá mức cũng là thủ phạm dẫn đến tăng cân. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm nhận được tác động của căng thẳng ngay lập tức. Tuy nhiên, cơ thể còn có những cách khác để đối phó với tình trạng này, chẳng hạn như tăng cân và cần có thời gian để bạn nhận ra.
Khi bạn bị căng thẳng kéo dài, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormon tích trữ chất béo- đây là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Cụ thể, để đáp ứng với stress, cơ thể bạn giải phóng hormon cortisol. Cortisol thúc đẩy chất béo nội tạng , loại chất béo nguy hiểm bao quanh các cơ quan của bạn. Nếu bạn bị căng thẳng quá nhiều, cơ thể bạn sẽ phóng thích lượng cortisol rất cao, điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng cân của bạn
Một nguyên nhân nữa là khi bạn bị stress , bạn sẽ tìm cách giảm căng thẳng nhờ thức ăn. Một số người lựa chọn ăn uống là biện pháp để giảm căng thẳng, bởi thức ăn ngon có thể khiến não bộ của bạn hoạt động tốt hơn và tạm thời giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn . Nhưng khi căng thẳng vẫn kéo dài, nhiều người lựa chọn đối phó với chúng bằng cách ăn thức ăn vặt thường xuyên hơn . Nó sẽ trở thành một thói quen và điều này làm cho cơ thể bạn tích trữ nhiều calo hơn lượng bạn cần , đó chính là nguyên nhân dẫn đến tăng cân nhanh chóng
Một nghiên cứu năm 2015 còn cho biết cơ thể chuyển hóa các chất chậm hơn khi bị căng thẳng. Những phụ nữ tham gia mà có một hoặc nhiều yếu tố gây căng thẳng trong 24 giờ trước đốt cháy ít hơn 104 calo so với những người không bị căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận việc đốt cháy ít hơn 104 calo có thể làm tăng thêm gần 5kg mỗi năm. Đó là điều thực sự tồi tệ phải không các bạn!
Những hiểm nguy từ Stress và vấn đề tăng cân
Khi bạn bị căng thẳng đến mức đỉnh điểm, không thể kiểm soát thì cơ thể bạn sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề như:
Trầm cảm
Huyết áp cao
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Đột quỵ
Nếu là phụ nữ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản.
Giảm chức năng phổi và hệ hô hấp
Làm gia tăng tình trạng đau khớp.
Thêm vào đó, tăng cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và một số bệnh ung thư.
Do đó, để giảm thiểu tình trạng stress, bạn nên tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn sử dụng thực phẩm lành mạnh, luyện tập chánh niệm và tìm cách giảm bớt áp lực công việc đều là những cách bạn có thể làm để tránh tình trạng căng thẳng và tăng cân không mong muốn.
8. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giúp đầu óc tỉnh táo, đồng thời giúp giảm cân tích cực. Trong lúc ngủ cơ thể sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết, đồng thời giúp điều chỉnh các hormone giúp giảm cân như Cortisol, ghretin, leptin, insulin … làm tăng hiệu quả giảm cân. Đó cũng là lý do vì sao ngủ không đủ giấc là một trong những lý do tại sao ăn ít mà vẫn béo
Thiếu ngủ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự thèm ăn chủ yếu được điều chỉnh bởi hai loại hormone là leptin và ghrelin. Leptin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể. Hormone này sẽ gửi tín hiệu ngừng ăn tới bộ não khi chúng ta ăn no.
Trong khi đó, hormone ghrelin là hormone kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là những món ăn giàu calo. Theo các nhà khoa học, những người ngủ ít hơn 5 giờ một ngày thì lượng leptin giảm 15% và lượng ghrelin tăng 15%. Do đó, những người thiếu ngủ thường ăn nhiều hơn so với những người ngủ đủ giấc. Ăn quá nhiều sẽ khiến mỡ thừa bị tích tụ và khiến bạn tăng cân.
9. Tăng cân do gen
Nếu một người mang trong mình gen béo phì thì khả năng hấp thụ chất béo của họ cao hơn nhưng hoạt động trao đổi chất thì chậm hơn người bình thường. Chính vì thế, một khi họ ăn ít đi hoặc nhịn ăn, do quá trình trao đổi chất chậm lại nên cơ thể họ không những không sử dụng mỡ thừa, tạo năng lượng nuôi cơ thể mà còn là nguyên nhân tích tụ lượng mỡ thừa, gây béo phì. Đồng thời, do thiếu năng lượng để hoạt động khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không hoạt động hiệu quả, dẫn tới thừa cân.
Kết bài:
Ăn ít và hít khí trời vẫn béo là do bạn chưa năm rõ được kiến thức giảm béo
Cơ thể con người vận hành thông minh – tự cân bằng năng lượng
Năng lượng nạp vào giảm, năng lượng tiêu hao cũng tự giảm theo. Cơ thể không đốt được nhiều năng lượng.Do đó cân nặng vẫn giữ nguyên, thậm chí lượng mỡ tích tụ còn tăng nhiều thêm kèm theo dị hóa tiêu biến cơ bắp.
Vì vậy muốn giảm cân hiệu quả và an toàn. Các bạn phải lên kế hoạch giảm cân bằng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên./.
Mời các bạn tham khảo bài đọc thủ phạm thực sự gây tích mỡ và béo phì
Tại Sao Ăn Ít Vẫn Mập? Cách Khắc Phục Ăn Ít Vẫn Lên Cân
Chắc chắn rằng có đôi lúc bạn cảm thấy ganh tỵ với một đứa bạn nào đó rằng tại sao nó “ăn cả thế giới mà vẫn không mập” còn bạn chỉ cần “hít không khí thôi cũng đã mập”.
Nguyên nhân 1: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu Calo.
Ví dụ như bạn ăn 100g ức gà với tổng calo chỉ 120 calo, nhưng ở đây bạn lại 50g da heo cháy tỏi thì năng lượng bạn nạp vào khoảng 150-200 calo. Cách khắc phục:
Hạn chế các món giàu năng lượng đến từ Chất béo/Fat
Đừng bao giờ ăn thỏa thích bất cứ món gì, mà hãy lấy ra 1 lượng nhất định để ăn, và tuyệt đối không được “thêm chút nữa có sao đâu”.
Tính toán lượng calo cần nạp vào cơ thể thông qua thức ăn
Nguyên nhân 2: Ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn của bạn.
Đây là nguyên nhân chính mà các bạn đang có mục tiêu Đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến các chỉ số: BMR (Số calo tối thiểu để cơ thể hoạt động:tim đập, hít thở, tiêu hóa…) Chỉ số BMR của mỗi người là hoàn khác nhau nên nếu 2 bạn ăn cùng 1 thực đơn thì số cân sẽ giảm cũng khác nhau. Vì vậy các bạn đừng nên lấy thực đơn có sẵn trên mạng về áp dụng cho mình, may mắn thì bạn có thể giảm cân được đấy, nhưng không may thì sẽ lên cân không kiểm soát được. Tại sao càng ăn ít càng lên cân? Do bạn đã vô tình ăn ít hơn lượng BMR tối thiểu mà cơ thể cần. Nếu quá trình này xảy ra lâu dài thì cơ thể sẽ kích hoạt chế độ tự bảo vệ chống lại việc lượng thức ăn nạp vào cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng bằng cách: hạ nhịp tim, tuần hoàn máu chậm lại, hạ nhịp thở, tăng khả năng tích mỡ của cơ thể. Vì lúc này, cơ thể đang trong trạng thái thiếu hụt thức ăn nên nó sẽ ưu tiên cho việc tích mỡ trước. Bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không tập trung được, đề kháng yếu. Nếu quá trình này kéo dài thì bạn biết rồi đấy, cân nặng không những không giảm mà còn tăng lên. Cách khắc phục:
Trước khi ăn kiêng bạn nên tính toán BMR phù hợp cho mình bằng rất nhiều công cụ có trên mạng.
Tính toán lượng calo từ thực phẩm cần nạp trong ngày.
Chắc chắn rằng bạn không ăn thấp hơn BMR cho phép
Nếu đã lỡ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải do ăn dưới mức Calo của BMR thì cũng không nên quá lo lắng, bạn hãy ăn uống bình thường trở lại khoảng 1 tuần để BMR tăng lên rồi lúc này hãy tính toán thật kỹ lại lượng calo cần thiết.
Nguyên nhân 3: Khả năng hấp thụ thức ăn của cơ thể
Cách khắc phục:
Tính toán lượng calo cần thiết trong ngày.
Dựa vào lượng calo trên hãy ăn và cảm nhận từ 2-3 ngày: nếu không hiệu quả thì tiếp tục hạ từ khoảng 100-200 calo/ngày
Chắc chắn rằng bạn không ăn thấp hơn BMR cho phép
Nguyên nhân 4: Bệnh lý cơ thể – Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa là tăng Lipid máu, Kháng Insulin, không dung nạp đường, tăng huyết áp… Đây là bệnh lý nên bạn hoàn toàn không thể tự can thiệp bằng các phương pháp thông thường. Các dấu hiệu:
Bụng ≥ 90cm đối với nam , Bụng ≥ 80cm đối với nữ.
Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.
HDL-C
Huyết áp ≥ 130/85mmHg.
Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.
Cách khắc phục:
Vì là bệnh nên việc trước tiên phải đi kiểm tra và được sự tư vấn của bác sĩ.
Tăng cường vận động bằng cách tập gym với thời gian từ 30-60 phút mỗi ngày.
Tránh ăn các chất béo bão hòa, tăng cường rau quả, hạt các loại.
Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá.
Để Bé Ăn Ít Mà Vẫn Tăng Cân
Cố nhồi con ăn
Sau 8 năm chạy chữa hiếm muộn cuối cùng niềm vui đã gõ cửa gia đình chị Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội). Cu Bin ra đời trong niềm hạnh phúc khôn tả của gia đình hai bên.
Vì trông chờ mãi mới có một đứa cháu nên ai cũng dành phần chăm cu Bin về phía mình. Bà nội muốn cho cu Bin ăn thật nhiều cá để cháu thông minh nên ngày nào đi chợ bà cũng mua một con cá thật to về. Bà ngoại lên thăm cháu thấy vậy thì tỏ ra không hài lòng lắm. Bà muốn bà nội phải cho cháu ăn nhiều thịt thì mới bổ dưỡng, mới có sức khỏe và nhanh lớn. Còn chị Hòa cũng muốn chăm con theo cách riêng của mình… Ai cũng cố giành phần lý về mình nên bầu không khí trong gia đình vô cùng căng thẳng. Thấy tình hình có vẻ không ổn, anh Khoa chồng chị bèn nảy ra một “ý tưởng” hết sức độc đáo, đó là kết hợp, đan xen những cái hay, cái phải của cả 3 ý kiến. Vậy là “bản kế hoạch ăn uống” cho cu Bin được mẹ và các bà lên một cách chi tiết.
Thực đơn đưa ra cho một ngày phải đảm bảo đủ 3 cốc sữa to, ngoài ra thức ăn phải đầy đủ cả thịt, cá, tôm, rau xanh kèm thêm các loại hoa quả tráng miệng. Cứ nửa tiếng, cu Bin sẽ được cho ăn một lần. Chẳng có bữa chính mà cũng chẳng có bữa nào là phụ. Mỗi lần như vậy cu Bin sẽ được “nhồi” hết mức có thể.
Ăn nhiều, đáng lẽ cu Bin phải mập mạp, khỏe khoắn nhưng ngược lại bé gầy gò, xanh xao và thường né tránh, thậm chí khóc lóc khi được ông bà, bố mẹ cho ăn. Cứ đút là bé nhè ra. Nếu có nuốt thì một lúc sau cũng bị trớ hết. Xót con, chị Hòa lại càng cố ép ăn để bù lại lượng thức ăn vừa bị ‘tống’ ra ngoài. Chỉ tội cho Bin, chỉ cần nhìn thấy mẹ bê bát thức ăn ra là cậu đã xanh lét mặt, nước mắt lưng tròng.
Không nên ép con ăn (Hình ảnh)
Chị Liên (Đống Đa, Hà Nội) thì lại gặp phải vấn đề khác. Chả là chị quan niệm rằng phải cho con ăn thật nhiều thịt, cá, tôm,…thì mới tốt, mới bổ dưỡng. Chính vì vậy, bữa ăn của bé Tép (con chị) bao giờ cũng phải chế biến sao cho thật nhiều dưỡng chất. Chị rất chịu khó thay đổi thực đơn để con đỡ ngán. Chẳng hạn sáng ăn cháo cá thì chiều phải thịt bò hoặc thịt gà, ngoài ra bữa trưa và tối cũng không thể thiếu thức ăn mang tên đạm. Chị không thích cho con ăn nhiều rau vì theo chị rau không có dưỡng chất cần thiết mà ăn chỉ để “no cái bụng”. Chính vì vậy chị thường cho con ăn hoa quả thay cho rau, uống sữa thay canh.
Ngoài ra, chị còn thiết lập “kỷ luật thép” ép con phải thực hiện một cách nghiêm ngặt, chính xác. Mỗi ngày bé phải ăn hết ít nhất 2 lạng thịt đùi gà ngon được chế biến khéo léo thành nhiều món hấp dẫn. Chế độ ăn uống đầy chất “động vật” cho một đứa trẻ 2 tuổi khiến bé lúc nào cũng trong tình trạng ngán ăn, sợ ăn. Thậm chí nhìn thấy mẹ lấy bát, lấy cốc trong bếp là Tép trốn biệt trong phòng, gọi mãi không ra. Khi bị mẹ ép ăn thì la khóc, quẫy đạp đầy sợ hãi.
Không ép ăn liên tục như chị Hòa, cũng không theo chế độ thừa chất đạm, chất béo, thiếu rau xanh như chị Liên, chị Khanh (Gia Lâm, Hà Nội) chăm con theo cách không giống ai.
Chị là nhân viên hành chính văn phòng nên thời gian lang thang trên mạng có nhiều. Chị thường tham gia các diễn đàn về bà mẹ trẻ, về cách chăm con cái,… Ở đó chị cóp nhặt được nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm con hay từ các mẹ. Nghe các mẹ mách cho con ăn cua, ghẹ bổ lắm, chị thực hành ngay. Ngày nào cũng chế biến đủ món từ cua, ghẹ cho Bống ăn. Hôm rồi đưa Bống đi dạo, thấy con nhà chị Thảo 6 tháng tuổi, bằng Bống vậy mà trắng trẻo, bụ bẫm hơn nhiều, chị liền lân la bắt chuyện với mẹ bé và hỏi bí quyết. Nghe chị Thảo bảo ghẹ không tốt cho bé 8 tháng tuổi mà ăn cá mới tốt. Cá giúp con thông minh hơn. Vậy là chiều hôm đó chị mua ngay con cá thật to nấu cháo cho Bống ăn. Chẳng hiểu do cơ địa của Bống không tốt hay do thời tiết mà cứ dăm bữa nửa tháng Bống lại bị đau bụng, tiêu chảy, người xanh rớt như tàu lá. “Rõ ràng nguyên liệu mua rất đảm bảo, chế biến sạch sẽ lại không để qua đêm. Sao Bống cứ bị vậy nhỉ?”, chị băn khoăn. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Bống giảm đến 3kg. Lo lắng, chị đưa Bống đến bệnh viện khám thì mới biết Bống bị rối loạn tiêu hóa.
Cho con ăn đúng cách
– Đừng ép trẻ ăn: Nên nhớ đừng bao giờ ép trẻ ăn: Khi trẻ lắc đầu hoặc mím môi, đó là lúc nên dừng việc cho ăn lại. Nếu cứ cố ép trẻ phải ăn cho bằng hết chỗ thức ăn hay nước uống mình đã lấy ra, sẽ hình thành ở trẻ thói quen xấu là ăn khi không đói và phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể. Rất có thể trẻ sẽ béo phì.
Nếu con bạn không ăn mà cứ ngậm thức ăn trong miệng hoặc phun ra, nôn, ọe. Điều đó có nghĩa là bé đang rất chán ăn. Khi ấy bạn hãy xem lại cách cho con ăn của mình.
– Tổng số: Các mẹ hãy chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10 kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/ ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn tới thừa chất gây béo phì hoặc có thể khiến trẻ chán ăn, không muốn ăn, dẫn tới suy dinh dưỡng.
– Loại thực phẩm: Các mẹ hãy điền vào thực đơn các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bao gồm cả thực vật, tinh bột và protein động vật, hoa quả, rau, chất béo và sữa. Để cho trẻ làm quen và thích ứng với các loại thức ăn một cách nhanh chóng, trong chế độ ăn uống tốt nhất mẹ nên lập các thực đơn với lượng dinh dưỡng cần thiết tương đương với cơ thể trẻ và thường xuyên thay đổi để trẻ không nhanh chán ăn. Tùy theo độ tuổi, các mẹ cần tìm hiểu loại thức ăn thích hợp, bởi đường ruột trẻ còn non nớt nên rất dễ bị rôí loạn tiêu hóa dẫn tới đau bụng, đi ngoài.
– Lịch trình ăn uống: Trẻ cần được ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ. Hãy tạo lập thói quen cho con ăn 3 bữa sáng, trưa, tối. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc thời gian giữa các bữa ăn cách nhau quá ngắn. Hãy để cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất từ lượng thức ăn mới nạp vào và cũng để trẻ có thời gian “bị đói” và thèm ăn. Các mẹ hãy tập cho trẻ ăn uống cùng với gia đình để qua đó trẻ có thể quan sát và tìm hiểu cách ăn uống tốt, tạo thói quen ăn uống lành mạnh, bền vững.
– Tập thói quen ghi nhật ký bữa ăn của trẻ: nếu các mẹ lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hằng ngày của bé. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống mà mình đã chuẩn bị cho trẻ và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ đã tiêu thụ. Ngoài ra các mẹ có thể ghi chú rõ về những biểu hiện của con, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay không,… Theo dõi một thời gian nếu thấy bất ổn hãy mang đến hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bác sĩ.
9 Mẹo Ăn Ít Mà Không Cảm Thấy Đói
9 Mẹo Ăn Ít Mà Không Cảm Thấy Đói
Trong quá trình ăn kiêng hay giảm cân, chắc chắn cảm giác đói cồn cào sẽ luôn đeo bám bạn. Nguyên nhân thật sự không đến từ các bữa ăn. Với 9 mẹo nhỏ nhưng hữu ích này, dù bạn có phải ăn kiêng thì vẫn không cảm thấy đói bụng.
1. Uống đủ nước
Đôi khi bạn cảm thấy đói bụng, cơ thể bạn thật sự đang cần uống nước, chứ không phải thức ăn. Cội nguồn của sự lẫn lộn này đến từ vùng dưới đồi, thuộc não trung gian, nơi liên kết và điều khiển cả sự thèm ăn và khát. Khi cơ thể cảm thấy khát, những dây thần kinh tiến hành truyền lệnh đến vùng dưới đồi, dẫn đến bạn lấy một túi khoai tây chiên thay vì một cốc nước. Để tránh tình trạng này diễn ra, khi cảm nhận được cơn đói đang đến, hãy thử uống một cốc nước lọc và đợi khoảng 15 đến 20 phút.
2. Ngủ đủ giấc
3. Khi đói không nên ăn tinh bột
Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường như các loại bánh quy giòn, bánh ngọt làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn và sau đó cũng sụt giảm nhanh chóng. Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh xa những thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường, thay vào là những thực phẩm chứa nhiều xơ. Hạnh nhân, táo và hạt chia là những lựa chọn lành mạnh mà giúp bạn vẫn cảm thấy thoái mái khi ăn mà không gây cảm giác đói.
Thay thế tinh bột bằng chất xơ cho thực đơn thêm lành mạnh
4. Giữ tâm trạng thoải mái
Căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống làm cho bạn dễ dàng bỏ tất cả vào miệng mà không suy nghĩ. Khi bạn vướng phải stress, hệ thống thần kinh sản sinh ra các hormone gây căng thẳng như adrenalin và cortisol. Từ đó, cơn thèm ăn cũng bắt đầu hoành hành. Ngay lúc đó, tìm đến một lớp học yoga trị liệu hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp bạn tốt hơn là một chiếc hamburger.
5. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn
Những ly rượu vang đỏ tại những nhà hàng trước bữa ăn có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến bạn ăn nhiều hơn ngay cả khi dạ dày của bạn đã đầy.. Bạn có thể vượt qua hiệu ứng này bằng cách ăn trước khi sử dụng rượu, và tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thay thế ly rượu vang bằng một ly nước lọc.
6. Ăn nhiều protein hơn
Lấp đầy bữa ăn của bạn với nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn. Nếu trước đây, các bữa ăn của bạn luôn bao gồm 60% tinh bột, 20% đạm, 20% xơ, thì bây giờ, hãy thay đổi tỉ lệ các dưỡng chất như sau: tăng lượng đạm và rau xanh, đồng thời giảm bớt lượng tinh bột để cơ thể luôn khỏe mạnh.
7. Không được bỏ bữa
Khi bỏ qua một bữa ăn và dạ dày của bạn trống rỗng quá lâu, cơ thể sẽ sản sinh các ghrelin – hormone gây đói, dẫn đến sự thèm ăn của bạn. Cố gắng không để các bữa ăn cách nhau 4-5 tiếng đồng hồ. Và thậm chí nếu bạn ghét ăn sáng, thử đổi sáng những món ăn như salad, cùng vài lát táo, hay một ly sinh tố sữa đậu nành.
8. Unfollow các Instagram về thức ăn
Nhìn vào những món ăn cũng khiến bạn cảm thấy đói bung?
9. Đợi 20 phút sau khi ăn
Một thực tế mà ít người cảm nhận được: cơ thể bạn không lập tức cảm thấy no trong khi bạn đang ăn. Cần 20 phút sau khi cơ thể nhận được lượng thức ăn, não bộ mới giải phóng những hormone để báo với hệ tiêu hóa của bạn rằng “đừng ăn nữa”. Ăn từ tốn, nhai kĩ, cảm nhận từng hương vị của món ăn và đợi ít nhất 20 phút để xem bạn có cần gọi thêm hay lấy thêm thức ăn hay không.
Tuấn Nhu (tổng hợp)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Ăn Ít Mà Vẫn Béo? (9 Lý Do Phổ Biến Nhất) trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!