Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Phôi Thai Không Có Tim Thai mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại sao có trường hợp phôi thai không có tim thai?
Muốn nghe tiếng tim thai, bà bầu không còn cách nào khác là phải đi khám, siêu âm để nghe nhịp tim qua ống nghe. Vì vậy, có một số trường hợp thai nhi đã chết lưu nhưng bà mẹ không biết, cho đến khi đi siêu âm hoặc có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như đau bụng, ngất xỉu,…
Có khá ít trường hợp phôi thai không có tim thai bẩm sinh, mà chủ yếu không có tim thai là bởi bạn đã bị sảy thai từ trước đó – đây là lý do đầu tiên (trước lúc siêu âm). Vậy thì điều gì đã khiến bạn bị sảy thai?
Thứ nhất là sảy thai tự nhiên:
Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân nhịp tim của thai nhi bỗng nhiên ngừng lại, mặc dù sức khỏe của người mẹ rất tốt. Theo các nghiên cứu, c
ó 50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứng, bởi những bất thường ở nhiễm sắc thể, khi phân chia tế bào, hoặc do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, d
ây rốn quấn quanh cổ thai nhi và làm cho bé không thể nhận được oxy và nguồn dinh dưỡng từ mẹ.
Thứ hai là do bệnh lý của người mẹ :
Mẹ mang gien đông máu Thromboliphilia
Rối loạn miễn dịch – Bệnh tự miễn
Bất thường nhiễm sắc thể
Xét nghiệm hoạt tính tế bào NK bất thường
Hội chứng buồng trứng đa nang
Bệnh lý tuyến giáp
Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung
Mắc bệnh tiểu đường
Thứ ba là do tác động từ bên ngoài:
Người mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, như mắc các bệnh nhiễm trùng từ toxoplasmosis, herpes, cytomegalovirus và rubella.
Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
Tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại, bị chấn thương, stress kéo dài.
Thứ tư là về phía người chồng:
Chồng có bất thường nhiễm sắc thể. Tinh trùng dị dạng cao .
Tinh trùng đứt gãy ADN-chỉ số DFI cao trên 15%
Tham khảo :
Phụ nữ mang gen bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền có nguy cơ cao gấp 2 – 14 lần so với người bình thường, họ dễ bị mất tim thai hoặc không có tim thai gây sảy thai. Có 3 loại đột biến gen chính gây tắc nghẽn mạch máu là:
• Loại 1 :
Đột biến gen yếu tố V Leiden (FV).
•Loại 2 :
Đột biến gen yếu tố II prothrombin G20210 (FII).
•loại 3:
Đột biến methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) gây tăng homocystein máu.
Đột biến gen yếu tố II prothrombin xảy ra ở 7,8% phụ nữ bị sẩy thai do rối loạn đông máu. Yếu tố II là một trong các yếu tố quan trọng trong con đường đông máu.
Homocysteine thường chỉ hiện diện với nồng độ trong máu có nguồn gốc từ methionine có trong thức ăn. Đột biến gen sản xuất enzyme methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng và tăng homocysteine trong máu tạo thành cụng máu đông và làm cứng thành mạch, kể cả ở trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B6, B12 và axít folic làm tình trạng nặng thêm. Phụ nữ mang đồng hợp tử gen đột biến MTHFR có nguy cơ sẩy thai tăng hơn hai lần.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn
Nguyên Nhân Vì Sao Không Có Phôi Thai?
Không có phôi thai hay còn gọi là trứng rỗng là hiện tượng trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai. Hiện tượng này thường do bất thường nhiễm sắc thể của vợ, của chồng hoặc cả hai vợ chồng.
1. Hiện tượng không có phôi thai (trứng rỗng) là gì?
Không có phôi thai hay còn gọi là trứng rỗng là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh đã di chuyển vào tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai. Mặc dù không có phôi thai nhưng do nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian ngắn nên lượng hormone hCG vẫn tiếp tục tăng. Người phụ nữ vẫn có những dấu hiệu mang thai thông thường như trễ kinh, buồn nôn, chóng mặt, căng ngực,… Khi xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai vẫn cho kết quả đang mang thai mặc dù phôi thai không tồn tại.
Đến khoảng tuần thứ thai thứ 8 đến 13, trứng rỗng sẽ chuyển sang giai đoạn sảy thai. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như đau bụng vùng dưới, ra máu âm đạo, hết cảm giác căng tức ngực,…
Tuy nhiên, các triệu chứng trên không thể xác định được tình trạng không có phôi thai. Để kết luận chính xác bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, tình trạng trứng rỗng là khi siêu âm thấy tử cung trống hoặc túi thai rỗng.
2. Nguyên nhân không có phôi thai là gì?
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân không có phôi thai trong một trường hợp cụ thể là gì. Theo các nghiên cứu, hiện tượng trứng rỗng hay không có phôi thai có thể do các bất thường nhiễm sắc thể của vợ, của chồng, của cả hai vợ chồng hoặc bất thường trong quá trình phân chia tế bào của hợp tử để tạo thành phôi. Bên cạnh đó, chất lượng trứng và tinh trùng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi thai.
Trứng rỗng có thể được xem như một hiện tượng đào thải tự nhiên đối với những phôi thai có khiếm khuyết. Vì nếu những phôi thai này phát triển, có thể sinh ra những em bé mắc các dị tật bẩm sinh.
Mặc dù sảy thai là một điều khó khăn đối với phụ nữ, tuy nhiên chị em không nên quá đau buồn hay trách bản thân vì trứng rỗng là một vấn đề không thể phòng ngừa, ngăn chặn được.
3. Điều trị tình trạng không có phôi thai (trứng rỗng) như thế nào?
Khi trứng thụ tinh không phát triển thành phôi, trứng sẽ dần tàn lụi và bị trục xuất ra khỏi cơ thể. Nếu hiện tượng này xảy ra sớm, các triệu chứng thường rất nhẹ nhàng, nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình bị sảy thai.
Nếu sảy thai không xảy ra sớm, khi khám thai, bác sĩ siêu âm phát hiện thấy túi thai trống do hiện tượng trứng rỗng. Lúc này sẽ có 3 sự lựa chọn điều trị đó là:
Đợi quá trình sảy thai tự nhiên: Chờ đợi cho đến khi cơ thể tự trục xuất các mô ra ngoài. Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn, tuy nhiên không phù hợp nếu quá trình phát triển của thai đã ngừng trên 10 ngày. Mặt khác, nhiều phụ nữ cảm thấy rất căng thẳng khi chờ đến thời điểm này.
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kích thích co bóp tử cung (thường dùng Misoprostol) để thúc đẩy quá trình sảy thai, đẩy trứng rỗng ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ thực hiện nong và nạo tử cung để loại bỏ tất cả nhau thai ra khỏi tử cung. Phương pháp này thường không khuyên thực hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ vì cơ thể có khả năng tự loại bỏ mà không cần sự can thiệp. Tuy nhiên, thủ thuật nong và nạo tử cung có thể được sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân sảy thai.
Trứng rỗng thường xảy ra một lần và không ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, hãy nên đợi ít nhất sau ba chu kỳ kinh nguyệt mới cố gắng mang thai trở lại. Trong thời gian này, hãy cố gắng ăn uống, bồi bổ cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái, tăng cường vận động thể thao để nâng cao sức khỏe. Uống bổ sung axit folic để tránh dị tật ở thai nhi.
Nếu tình trạng không có phôi thai ( trứng rỗng) xảy ra nhiều lần, hai vợ chồng hãy đến khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm sàng lọc di truyền, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm nồng độ hormone FSH, hormone AMH…để xác định nguyên nhân.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nhịp Tim Thai Nhanh Có Sao Không Và Cách Xử Lý Khi Tim Thai Đập Nhanh
Nhịp tim thai thay đổi theo độ tuổi thai như thế nào?
Ở các tuần đầu, cần phải có dụng cụ như tai nghe hoặc thiết bị siêu âm mới có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Nhưng từ tuần 20 trở đi, ngay cả người mẹ cũng có khả năng nhận biết nhịp đập của con mình. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều. Do đó, việc theo dõi nhịp tim em bé là yếu tố quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Nhịp tim thai nhanh có sao không?
Thông thường tim thai sẽ đập nhanh hơn khi bé lớn lên ở tam cá nguyệt thứ nhất. Chính vì vậy mà việc có thể kết luận rằng tim thai đập nhanh có nguy hiểm hay đáng lo không thì cần dựa vào các nguyên nhân của tình trạng này. Chẳng hạn như:
Tim thai đập nhanh sau khi mẹ ăn no. Đây là do thai nhi máy nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Mức tim thai nhi đập nhanh do bị thiếu oxy, thường xuất hiện vào thời điểm giữa hoặc cuối thai kỳ. Mẹ cần kết hợp với dấu hiệu thai máy (con không máy hoặc máy rất ít).
Mẹ bầu bị ốm, sốt hoặc có các biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Hướng điều trị dành cho mẹ bầu khi nhịp tim thai nhanh bất thường
Sau khi chẩn đoán và biết được chính xác nguyên nhân của tình trạng tim thai nhi đập nhanh, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp đối với mẹ bầu gồm các bước như:
Thực hiện xét nghiệm nhịp tim dựa trên điện tâm đồ
Kê đơn thuốc giúp làm giảm nhịp tim nhờ tác động của thuốc đi qua nhau thai
Mẹ bầu có thể phải nằm viện để bác sĩ theo dõi nhịp tim của cả mẹ và thai nhi, từ đó giúp kiểm soát nhịp tim thai nhi cho đến khi ổn định.
Trường hợp tim thai vẫn nhanh dù đã được kê thuốc thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt an toàn cho mẹ và thai nhi, trong đó có khả năng mẹ bầu sẽ phải nằm tĩnh dưỡng nhiều hơn và lâu hơn.
Với một số mẹ bầu, bác sĩ sẽ xem xét việc bạn phải sinh sớm hoặc sinh mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho thai nhi đến ngày chào đời.
Cách tự theo dõi nhịp tim thai nhi tại nhà
Những mẹ bầu vốn có bệnh nền hoặc có tiền sử biến chứng thai kỳ nên thực hiện theo dõi tim thai ngay tại nhà bằng một cách rất đơn giản. Đó là sử dụng máy nghe tim thai. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, máy nghe tim thai tại nhà được thiết kế rất gọn gàng, dễ sử dụng và thuận tiện cho phụ nữ mang thai. Các dòng máy nổi tiếng mà mẹ bầu có thể tham khảo phải kể đến như iMediCare iFD-901, Fetal Doppler, …
2 phần chính là gồm phần đầu dò và phần máy chủ. Đầu dò để nghe nhịp tim thai, còn phần máy chủ để hiển thị nhịp tim thai.
Các mẹ nên dựa trên kết quả siêu âm từ bác sĩ để đánh giá kết quả nghe tim thai tại nhà. Nếu con số hiện lên gần đúng hoặc chênh lệch không đáng kể thì bạn hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của con, còn nếu chênh lệch nhau nhiều quá thì bạn nên vào ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý là loại máy này chỉ sử dụng được khi thai nhi trên 12 tuần tuổi và chỉ sử dụng máy sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Thai Nhi Được Mấy Tuần Có Tim Thai Và Nghe Tim Thai Bằng Cách Nào?
Lắng nghe nhịp tim của thai nhi là khoảng thời gian rất đặc biệt trong thai kỳ. Vậy bạn có biết mấy tuần có tim thai và có bao nhiêu cách để nghe tim thai hay không?
Phần lớn thai phụ đều nghe nhịp tim thai trong các lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, cũng có những thai phụ chọn cách nghe tim thai ở nhà với những dụng cụ đơn giản nhất.
Ống nghe là một biểu tượng của y tế phổ thông. Ai trong chúng ta cũng đều bắt gặp hình ảnh các bác sĩ dùng ống nghe để theo dõi nhịp tim hoặc phổi. Nó có thể khuếch đại âm thanh trong các cơ quan và nhờ đó sẽ cho biết hiện trạng hoạt động của chúng.
Chính vì độ an toàn cao và tính tiện dụng nên ống nghe cũng được dùng để nghe nhịp tim thai của em bé trong tử cung người mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều y tá, bác sĩ và nữ hộ sinh không được trang bị kỹ năng sử dụng một ống nghe bình thường để nghe tim thai trong tử cung thai phụ. Do đó bạn không thể thấy các bác sĩ sử dụng ống nghe để nghe tim thai như trước đây. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng những thiết bị khác. Vậy, mấy tuần có tim thai để bạn bắt đầu dùng các dụng cụ nghe tim thai này?
Mấy tuần có tim thai?
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 5, tức thai nhi được 3 tuần tuổi, phôi thai đã bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã hình thành, chạy dọc theo chiều dài của phôi. Đây chính là phần quan trọng sẽ hình thành nên cột sống và não của thai nhi trong giai đoạn kế tiếp. Cuối tuần thứ 5 cũng là lúc hạt nhỏ ở giữa phôi bắt đầu hình thành để làm tiền đề phát triển thành tim thai về sau. Với thông tin này, chắc hẳn bạn đã biết mấy tuần có tim thai và nó được hình thành như thế nào phải không? Nhưng tim thai chỉ thực sự lớn dần khi thai nhi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ. Vào đến thời điểm này, nó sẽ bắt đầu phân chia thành hai buồng trái -phải và bắt đầu đập nhẹ để hoàn thiện nhanh chóng khi bước sang tuần thứ 12.
Mấy tuần nghe được tim thai?
Mặc dù để xác định được mấy tuần có tim thai còn tùy thuộc vào các yếu tố của bản thân người mẹ và thai nhi, chẳng hạn: trọng lượng của mẹ, vị trí của thai nhi, vị trí của nhau thai,… Thế nhưng, theo cách thông thường bạn có thể nghe thấy tim thai vào khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ, khi tim thai đã hoàn thiện và có nhịp đập rõ ràng. Và đây là những cách để bạn có thể nghe thấy tim thai.
Cách nghe tim thai
Pinard Horn
Pinard Horn là một thiết bị nghe tim thai thủ công đã có từ rất lâu. Cấu tạo của Pinard Horn gồm một đầu phẳng được dùng để đặt vào tai của người nghe và đầu loa sẽ được đặt và di chuyển trên bụng của thai phụ. Dụng cụ này được sử dụng từ khoảng 18-20 tuần thai nhưng nó không được sử dụng nhiều trong các lần khám thai hiện nay.
Fetoscope
Fetoscope là sự kết hợp hiện đại của cả hai dụng cụ ống nghe và Pinnard Horn. Tuy nhiên, nó được làm bằng kim loại và nhựa thay vì bằng gỗ như dụng cụ truyền thống.
Một số bác sĩ thích dùng dụng cụ này để biết mấy tuần có tim thai đối với từng trường hợp cụ thể. Thậm chí họ có dùng nó để nghe tim thai khi thai phụ bước sang tuần thứ 12 dù trên lý thuyết đây vẫn là thời điểm quá sớm để nghe tim thai.
Fetal Doppler
Fetal Doppler sử dụng công nghệ siêu âm để đo nhịp tim thai. Với một số thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ này, bạn có thể nghe tim thai ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, mốc thời gian 12 tuần thai vẫn phổ biến hơn cả. Âm thanh của nhịp tim thai được đo bằng máy này thường được khuếch đại lên rất nhiều. Hiện nay dù loại máy này được rao bán rất nhiều nhưng nó không phải là một dụng cụ được phê duyệt theo quy định của FDA.
Fetal Monitor
Fetal Monitor thường được sử dụng trong việc theo dõi tim thai nhi và phổ biến nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra, nó cũng có khả năng để theo dõi các cơn co thắt tử cung của người mẹ. Đây là thiết bị sử dụng công nghệ siêu âm và không đòi hỏi người trực máy khi nó đang hoạt động. Hiện nay, Fetal Monitor là thiết bị đo nhịp tim được các bác sĩ và bệnh viện lớn sử dụng nhiều nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Phôi Thai Không Có Tim Thai trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!