Đề Xuất 3/2023 # Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – Đh Y Hà Nội # Top 4 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – Đh Y Hà Nội # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – Đh Y Hà Nội mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – ĐH Y Hà Nội

Chủ biên: GS. Dương Thị Cương

Nhà xuất bản y học năm 2008

DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY :  chúng tôi

Cuốn thủ thuật sản phụ khoa được tập hợp từ tất cả các bài giảng trên thực hành lâm sàng của cán bộ giảng dạy trong bộ môn Phụ Sản do GS.Dương Thị Cương làm chủ biên. Sách dành cho các đối tượng nữ hộ sinh trung học, sinh viên Y khoa năm thứ 3, năm thứ 4 lần đầu tiên học môn Phụ – Sản, các bác sĩ đa khoa công tác tại tuyến huyện và những độc giả khác.

Nội dung cuốn sách gồm có 48 bài là 48 thủ thuật được hướng dẫn tỉ mỉ chu đáo: cách khám một sản phụ trong khi có thai, cách xét nghiệm nước tiểu để tìm protein cách thông đái, đo chiều cao tử cung vòng bụng của thai phụ, đo các đường kính ngoài, đường kính trong khung chậu của thai phụ, khám thai khi chuyển dạ, theo dõi và nhận định cơn co tử cung, kỹ thuật bấm ối, tiêm oxytocin vào cơ tử cung và truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin để cho đẻ chỉ huy, cách đỡ đẻ thường ngôi chỏm…

Tags: sach y hoc, giao trinh y hoc, tài liệu y học, sách sản khoa, tài liệu sản khoa, GS Dương Thị Cương, thủ thuật sản phụ khoa pdf, sách thủ thuật sản phụ khoa, thủ thuật, sản, Sản phụ khoa, Bệnh học sản khoa, thủ thuật sản phụ khoa, THỦ THUẬT SẢN , sản khoa, Bài giảng sản phụ khoa , phụ sản, Sản, bệnh học phụ khoa pdf, sách thủ thuật sản phụ khoa pdf, sách các thủ thuật sản phụ khoa, Nghiên cứu tình hình ngôi ngang tại bệnh viện, Sản khoa, Sản , Thu thuat san phu khoa, Thủ thuật sản , Thủ thuật sản, phau thuat san phu khoa, Sản khoa y hà nội, Sản bệnh ,

Bí Quyết Ôn Thi Khối B Của Thủ Khoa Đại Học Y Hà Nội

Quá trình ôn tập, tính từ 4 tháng trước khi thi THPT quốc gia, Hải chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Các đề em làm khá tương đồng về mức độ khó với đề thi đại học. Do đó, sau khi thi học sinh giỏi, Hải chỉ quay lại ôn những câu gỡ điểm, tập trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý trong bài. “Thi thoảng em làm thêm một số bài tập khó để thay đổi không khí”, nam sinh chia sẻ.

Sau khi luyện bài dễ, em chuyển sang làm câu có mức độ phân loại cao. Do giải cả một đề Toán rất mất thời gian nên Hải chỉ nghĩ hướng làm. Gặp bài có chỗ khó trình bày, em mới giải kỹ lưỡng ra giấy. Mỗi tuần, nam sinh này chỉ trình bày chi tiết một đề rồi nhờ thầy cô hoặc bạn bè chấm điểm.

Các môn trắc nghiệm Hóa, Sinh vì chưa học hết chương trình nên thời gian ôn thi Hải cố gắng nắm kỹ những phần thầy cô giảng trên lớp. Sau khi học hết lý thuyết, kết hợp với việc ôn lại trên lớp, em bắt đầu làm một số đề ở mức độ trung bình, dễ để nắm vững lý thuyết. Các kiến thức cơ bản nếu thấy hổng phần nào, em sẽ bổ sung phần đó rồi tăng dần mức độ khó.

Khoảng 2 tháng trước khi thi, nam sinh luyện các đề ở mức độ khó hơn, chủ yếu là đề đại học những năm gần đây. Em cũng tập tăng tốc độ làm bài ở những câu dễ, trung bình để tiết kiệm thời gian. “Đề đại học những năm trước khó, làm rất căng thẳng nên mỗi tối em chỉ giải một đề rồi đối chiếu đáp án để rút ra kinh nghiệm. Em không chú tâm vào một môn nào trong số môn thi mà luân phiên học từng ngày. Giai đoạn này, theo em, càng làm nhiều đề để quen với các dạng bài càng tốt”, thủ khoa Đại học Y Hà Nội nói.

Thời gian một tháng trước kỳ vượt vũ môn, Nguyễn Hoàng Hải quay lại làm những bài tập dễ, các đề lý thuyết thầy cô phát trên lớp. Đến khi còn khoảng 2 tuần, em hầu như không học gì để trạng thái tinh thần được tốt nhất. “Đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất em từng tham gia nên không tránh khỏi hồi hộp. Ngày thi, em cố gắng tới sớm để trò chuyện với các bạn cùng trường cho quên đi nỗi căng thẳng và tiếp thêm sự tự tin”, nam sinh kể lại.

Hải cho biết, khi cầm đề Toán, việc đầu tiên em làm là đọc kỹ một lượt và tập trung giải cẩn thận từng câu xong soát lại luôn. Hải mất 60 phút đầu để làm và soát 7 câu thuộc loại trung bình, dễ. Thời gian còn lại, em yên tâm xử lý nốt 3 câu khó để lấy điểm 8-10. “Không có phương pháp nhất định nào để làm được 3 câu phân loại ấy nên sau khi đọc qua đề, thấy dạng nào quen quen, dễ triển khai thì em làm trước. Nghĩ 5-10 phút không ra, em sẽ đổi câu khác. Quá trình làm bài, em cố gắng trình bày chặt chẽ để tránh mất điểm”, nam sinh chia sẻ.

Các môn thi trắc nghiệm Hoá, Sinh, Hải làm bài theo phương pháp làm được câu nào sẽ khoanh luôn vào đề câu ấy. 30 câu đầu là mức độ dễ và trung bình, em cố gắng làm, soát bài trong 15 phút. Gặp câu khó, nghĩ 5 phút chưa ra, Hải sẽ đánh dấu tạm bỏ qua để làm câu khác rồi lúc sau quay lại.

“Những phương pháp trên đã giúp em rất hiệu quả trong kỳ thi THPT quốc gia. Chỉ gần 4 tháng nữa là bước vào kỳ thi, em mong các sĩ tử cố gắng hết sức để có ôn thi cẩn thận, đầy đủ, chất lượng. Bên cạnh đó, các bạn nên kết hợp vui chơi để bước vào phòng thi với sức khỏe, tâm lý tốt nhất và đạt kết quả xứng đáng với công lao 12 năm đèn sách”, thủ khoa Đại học Y Hà Nội nhắn nhủ.

HỌC SINH CỰC HAY VỚI THẦY MẠNH – GV CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ TẠI ĐÂY

Tuyensinh247.com – Tổng hợp

Phòng Khám Sản Phụ Khoa Ngọc Châu

BS Đoàn Trung Hiếu – BV Từ Dũ

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho người đọc về cuộc sanh ngả âm đạo có trợ giúp (thường gọi tắt là sanh giúp). Trong một cuộc sanh giúp, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ được thiết kế đặc biệt để trơ giúp sổ thai trong giai đoạn cuối của chuyển dạ.

KHI NÀO THÌ SẢN PHỤ CẦN SANH GIÚP?

Có vài nguyên nhân, thường gặp nhất là: – Sản phụ không đủ sức tự rặn để sanh – Có nghi ngờ về tình trạng thai nhi không được khỏe Khi thực hiện kỹ thuật sanh giúp, bác sĩ sản khoa sẽ dùng dụng cụ (giác hút hay forceps) để giúp thai nhi ra ngoài, sao cho cuộc sanh gần giống với chuyển dạ tự nhiên nhất, ảnh hưởng ít nhất đến mẹ và con.

SANH GIÁC HÚT LÀ GÌ?

Giác hút là loại dụng cụ hình dạng như cái chén (kim loại hay nhựa), đặt lên phía đầu thai, và dính với đầu thai bằng lực hút liên tục. Bác sĩ sẽ đợi khi có cơn gò để hướng dẫn sản phụ rặn, đồng thời kéo nhẹ nhàng, liên tục nắp giác hút để giúp sổ đầu thai ra ngoài.

SANH FORCEPS LÀ GÌ?

Forceps (đọc là phooc-xep, còn gọi là kềm) là dụng cụ gồm 2 phần giống như 2 cái muỗng lớn, được thiết kế với độ cong ôm vừa đầu thai nhi. Sau khi đặt từng cành forceps để ôm trọn đầu thai, bác sĩ sẽ đợi khi có cơn gò tử cung, yêu cầu sản phụ rặn và đồng thời kéo nhẹ nhàng, liên tục để giúp sổ đầu thai ra ngoài.

CUỘC SANH GIÚP DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo một lần nữa để khẳng định đây là phương pháp thích hợp nhất cho sản phụ. Sau đó sản phụ được đặt thông tiểu để làm trống bàng quang. Một số sản phụ đã được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Nếu chưa được gây tê ngoài màng cứng, lúc này sản phụ sẽ được gây tê tại vùng tầng sinh môn. Trong khi đặt dụng cụ và sổ thai, đôi khi cần phải cắt tầng sinh môn để thai lọt ra dễ dàng hơn.

CHỌN LỰA GIÁC HÚT HAY FORCEPS?

Giác hút và forceps đều an toàn và hiệu quả. Có nhiều loại giác hút và forceps khác nhau, và một số loại có công dụng đặc biệt, chẳng hạn để xoay đầu thai về tư thế thích hợp. Bác sĩ sản khoa sẽ cân nhắc lựa chọn dụng cụ thích hợp tùy vào sản phụ, thai nhi và tình trạng cuộc chuyển dạ. Giác hút không thích hợp khi thai nhỏ hơn 34 tuần tuổi, vì đầu thai vẫn còn mềm, nếu sử dụng làm tăng nguy cơ xuất huyết và vàng da.

NHỮNG YẾU TỐ NÀO KHIẾN CUỘC SANH GIÚP CÓ THỂ KHÔNG THÀNH CÔNG?

– Sản phụ béo phì – Thai to – Thai nhi lọt với kiểu thế sau – Đầu thai chưa lọt thấp trong khung chậu Trong trường hợp sanh giúp bằng giác hút không thành công, có thể bác sĩ sẽ quyết định sử dụng forceps. Tùy tình huống lâm sàng, có thể cần phải phẫu thuật để lấy thai ra.

SẢN PHỤ ĐƯỢC CHĂM SÓC THẾ NÀO SAU SANH GIÚP?

Vết cắt / rách tầng sinh môn: bác sĩ sẽ may phục hồi vết cắt hoặc vết rách vùng tầng sinh môn bằng chỉ tan. Sau đó sản phụ cần giữ vệ sinh sạch sẽ vết may để tránh nhiễm trùng và giúp mau lành. Giảm đau: Sản phụ sẽ được giảm đau thích hợp sau sanh bằng paracetamol hay thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. Giảm nguy cơ huyết khối: Việc mang thai làm tăng nguy cơ huyết khối ở tĩnh mạch chân và vùng chậu. Nguy cơ này tăng lên sau sanh giúp. Sản phụ cần tập vận động càng sớm càng tốt sau sanh. Tùy trường hợp, có thể sản phụ sẽ được khuyến cáo mang một loại vớ đặc biệt, hoặc chích heparin mỗi ngày để ngừa hình thành huyết khối.

THAI NHI SAU SINH CẦN CHÚ Ý GÌ?

Nắp giác hút thường để lại một khối mềm trên đầu thai nhi, khối này thường mất sau 24-48 giờ. Thỉnh thoảng nắp giác hút cũng tạo nên một khối máu bầm, cũng thường biến mất dần mà không gây hậu quả gì, ngoài việc có thể gây vàng da nhẹ trong vài ngày đầu. Đối với trẻ được sanh bằng forceps, thường gặp nhất là hằn dấu cành forceps trên mặt bé, cũng thường biến mất sau 24-48 giờ. Hiếm hơn là các dấu chợt da và xước da, cũng rất mau lành.

Bí Quyết Tự Tin Vào Phòng Thi Của Thủ Khoa Đh Dược

Phương châm ôn thi cực đơn giản của chàng Thủ khoa này là lấy sách giáo khoa làm gốc.

Nguyễn Thanh Tùng là một trong những gương mặt nổi bật của kỳ tuyển sinh ĐH năm 2013 với thành tích Thủ khoa của trường ĐH Dược Hà Nội (Tùng đạt 29,5 điểm, Toán – 10 điểm; Lý 9,5 điểm; Hoá 9,75 điểm).

Sách giáo khoa phải làm gốc Chào Tùng. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa kỳ thi ĐH, CĐ sẽ diễn ra. Có lẽ nhiều bạn ở thời điểm này đang “cày ngày cày đêm”. Năm ngoái, Tùng có như thế không?

– Mình bắt đầu tập trung học 3 môn thi đại học từ đầu năm lớp 11, đến hết lớp 11 mình học hết chương trình thi; từ đầu lớp 12 mình bắt đầu làm đề thi ĐH của các năm trước và đề thi thử của các trường.

Thời điểm này cũng có thể gọi là “cày” nhưng không đến mức “cày ngày cày đêm” (cười), vì mình thấy như thế rất căng thẳng và đôi khi còn phản tác dụng. Mỗi tối mình cũng không thức học quá khuya mà chỉ thường tới 22 giờ 30 – 23 giờ.

Vậy theo Tùng thì thời điểm này các sĩ tử nên ôn luyện như thế nào?

– Chỉ còn 3 tháng nữa là kì thi chính thức bắt đầu. Tùy vào khả năng của từng bạn để chọn phương pháp phù hợp. Với những bạn đã học hết toàn bộ chương trình rồi thì nên làm nhiều đề thi thử và phân tích những lỗi sai mình thường gặp để củng cố lại phần kiến thức đó một cách kỹ lưỡng hơn.

Tùng có bí quyết gì khi ôn thi để 3 môn Toán, Lý, Hóa đều đạt điểm cao như vậy?

– Với cả 3 môn mình đều lấy sách giáo khoa làm gốc.

Với môn Hóa, sau khi nắm vững kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, mình làm các câu trắc nghiệm ở mức độ dễ, đơn giản trước để quen với cảm giác giải nhanh trắc nghiệm. Sau đó, mới bắt đầu luyện đề thi thử.

Với môn Lý, sau khi học sách giáo khoa, mình tìm đọc các dạng bài tập và cách giải nhanh trong quyển Cẩm nang Vật lý của thầy Nguyễn Anh Vinh rồi luyện đề.

Với môn Toán, có lẽ do mình là học sinh chuyên Toán nên tiếp cận nhanh hơn, mình chỉ đọc lại sách giáo khoa rồi làm đề thi thử luôn.

Trong khi làm bài thi thì mình cố gắng phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu và quan trọng hơn là phải giữ tâm lý tự tin, thoải mái.

Vậy mỗi ngày Tùng luyện bao nhiêu đề thi và tìm đề thi của các trường nào để luyện?

– Khi ôn thi ĐH, cùng với việc nắm vững kiến thức cơ bản và ôn luyện theo các chuyên đề thì luyện các đề thi thử đại học là không thể thiếu và mình cũng rất coi trọng việc luyện đề. Tùy thời gian mỗi ngày mà số lượng đề mình làm khác nhau, nhưng trung bình khoảng 1 – 2 đề/ngày.

Ngoài tìm đề thi ĐH của các năm trước, mình thường sưu tầm đề thi thử ĐH của THPT Chuyên Sư phạm, Chuyên Khoa học Tự nhiên, Chuyên Vĩnh Phúc, Chuyên Nguyễn Huệ, ĐH Vinh… để làm.

Chưa từng run khi vào phòng thi Ở các môn Lý và Hóa thường có phần lý thuyết và đây cũng là phần chiếm khá nhiều điểm trong đề thi, nhưng nhiều thí sinh lại không biết cách học phần này như thế nào. Vậy theo Tùng làm thế nào để nắm vững được lý thuyết của 2 môn Lý và Hóa?

– Theo mình, để nắm vững lý thuyết của Lý và Hóa thì trước hết phải nắm chắc các kiến thức cơ bản hay còn gọi là kiến thức nền tảng.

Đồng thời, khi học phần lý thuyết mới, cần có sự liên hệ, so sánh, phân tích kiến thức mới ấy với những kiến thức nền tảng của mình để nắm vững hơn. Ngoài ra, cần thường xuyên đọc lại những gì đã học để ghi nhớ.

Trong phòng thi, khi hồi hộp và mất bình tĩnh, Tùng có cách nào để lấy lại sự tập trung và ổn định tâm lý?

– Mình chưa run khi đi thi bao giờ (cười), vì trước khi thi thật, mình đã “nếm trải” cảm giác ngồi trong phòng thi ở những lần thi thử ĐH. Nếu các bạn thí sinh làm bài thi mà bị mất bình tĩnh, thì theo mình có một cách vô cùng đơn giản là hãy dừng lại một phút, hít thở thật sâu, sau đó tiếp tục tập trung làm bài.

Lý do tại sao trước đây Tùng lựa chọn thi ĐH Dược? Tùng có lời khuyên nào đối với các bạn sĩ tử thời điểm này vẫn đang loay hoay chọn ngành, chọn trường?

– Mình chọn thi vào trường ĐH Dược Hà Nội vì mình rất thích học môn Hóa và mình cũng mong muốn tìm hiểu về thuốc, cách bào chế ra các loại thuốc mới.

Với những bạn vào thời điểm này vẫn còn đang chọn trường, mình nghĩ các bạn nên xác định được: Mình thích làm gì? Sau này mình sẽ là ai? Bên cạnh đó phải xét đến năng lực thật sự của bản thân.

Tùng có thể giới thiệu một chút về môi trường học tập của trường ĐH Dược để các sĩ tử đang ước mơ được vào học trường này được biết không?

– Môi trường học tập của trường ĐH Dược Hà Nội thực sự rất tuyệt vời. Sinh viên trường Dược cũng là những sinh viên rất chăm ngoan, học giỏi và đầy năng động.

Chương trình học của trường Dược được nhận xét là nặng hơn so với hầu hết các trường khác. Tuy nhiên, không vì thế mà sinh viên trường Dược chỉ biết học và học. Trường Dược có rất nhiều câu lạc bộ như: CLB Tiếng Anh, CLB Máu, CLB New vision… cùng nhiều hoạt động của Hội sinh viên, Đoàn thanh niên tổ chức để các bạn sinh viên tham gia.

Cảm ơn Thanh Tùng vì cuộc trò chuyện thú vị này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – Đh Y Hà Nội trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!