Cập nhật nội dung chi tiết về Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Điều Đáng Lưu Ý mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé trước và sau khi sinh. Chính bởi vậy, phụ nữ mang thai hay bà bầu sau sinh cần trang bị các kiến thức về tiểu đường thai kỳ để có thể giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Giai đoạn mang thai từ tuần thứ 24-28, phụ nữ mang thai thường được bác sĩ cho kiểm tra dung nạp đường để xác định bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu thai phụ không may bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ có những bước kiểm soát bệnh cụ thể.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi chúng ta ăn, glucose vào máu. Nhờ insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy), glucose vào trong tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Đối tượng nào dễ bị tiểu đường khi mang thai?
– Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
– Có đường trong nước tiểu
– Gia đình có người trực hệ bị tiểu đường
– Trên 35 tuổi
– Có tăng huyết áp
– Người ở vùng đông á, nam á
– Tiền căn mang thai lần trước
– Thai lưu (thai chết trong bụng) không rõ nguyên nhân
– Sanh con dị tật, đặc biệt là các dị tật tim, thần kinh.
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng gì đến em bé?
Em bé của bà mẹ tiểu đường thường lớn hơn bình thường, tâm lý các bà mẹ Việt Nam đều thích con mình nặng cân. Tuy nhiên, các em bé này thường có nhiều vấn đề về sức khỏe.
– Bé to thường dễ bị gãy xương đòn khi sinh hay kẹt vai lúc sinh (đầu bé sinh ra khỏi âm hộ nhưng vai bị kẹt lại). Khi đó BS sẽ làm 1 số thủ thuật để sinh bé, các thủ thuật này có nguy cơ làm gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, bé ngạt.
– Tăng nguy cơ bị mổ lấy thai vì bé to không qua được đường sinh.
– Sau sinh bé dễ bị hạ đường huyết, những trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, co giật, tổn thương não.
– Bé thường có vấn đề về hô hấp, phổi của bé thường chậm trưởng thành hơn so với bé của bà mẹ không bị tiểu đường.
– Dễ bị hạ calci máu, có thể ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của tim bé.
– Tăng nguy cơ vàng da nặng sau sinh.
– Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ.
– Tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non.
– Bé thường thừa cân, béo phì về sau.
– Khi bé lớn, dễ bị bệnh đái tháo đường.
Yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên bạn?
– Em bé to, làm bạn tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
– Nếu sinh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn. Vết cắt ở tầng sinh môn cũng dài hơn.
– Về sau, bạn dễ bị bệnh đái tháo đường hay thừa cân.
Làm sao để biết có bị tiểu đường thai kỳ hay không?
Như các yếu tố nguy cơ ở phía trên, có 1 yếu tố là người có nguồn gốc từ đông á hay nam á. Do vậy, đa phần phụ nữ Việt Nam là người có yếu tố nguy cơ. Bạn sẽ được làm kiểm tra dung nạp đường trong thời điểm từ 24-28 tuần. Nếu bạn có quá nhiều yếu tố nguy cơ, bạn sẽ được kiểm tra khi khám thai lần đầu và lập lại lúc 24-28 tuần.
Test dung nạp đường được thực hiện như thế nào?
Bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm, trước đó bạn nên ăn bữa cuối như bình thường. Vào nơi xét nghiệm bạn sẽ được thử đường huyết đói, sau đó được uống 75g đường glucose, rồi được thử đường huyết 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường. Do vậy, sẽ dễ hơn khi thực hiện test này vào buổi sáng, bạn nên đến sớm để hoàn thành sớm 3 lần lấy máu rồi đi ăn sáng, nếu bạn đến trễ, thời gian nhịn đói kéo dài bạn dễ bị hạ đường huyết
Tiểu đường thai kỳ và các bước kiểm soát bệnh
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
– Ba bữa ăn chính cần ăn ít lại, thêm vào 2 đến 4 bữa phụ. Chia nhỏ bữa ăn giúp cho lượng đường nạp vào ổn định không phải lúc quá cao lúc quá thấp. Bữa ăn vẫn gồm các chất chứa glucose như chế độ ăn bình thường nhưng lượng ít hơn, tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm chứa glucose và chất xơ như khoai, đậu, … Các chất xơ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa và phóng thích glucose chậm và từ từ giúp ổn định đường huyết hơn các nguồn glucose khác.
– Chất đạm là rất quan trọng, giúp cho bạn thấy no, cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt.
– Bữa ăn sáng rất quan trọng, đường huyết thường giảm vào buổi sáng, do sau 1 đêm dài không ăn. Hạn chế tinh bột, ăn nhiều đạm hơn
– Ăn nhiều chất xơ: rau, trái cây tươi, ngủ cốc,… các chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.
– Hạn chế sữa (có nhiều lactose). Trong sữa thường có calci, bạn cần bổ sung calci bằng nguồn khác. Chú ý bổ sung các vitamin và chất khoáng.
– Các chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol. Các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa là: dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ.
Tiểu đường thai kỳ có phải tập thể dục không?
– Tập thể dục vừa phải có thể giúp cơ thể bạn tăng tiêu thụ lượng đường. Tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi, đạp xe.
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần dùng thuốc?
– Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, bạn cần đến thuốc để ổn định đường huyết. Thuốc hạ đường huyết phổ biến nhất dùng trong thai kỳ là insulin tiêm.
Sau sinh người tiểu đường thai kỳ cần làm gì?
Trong lúc mang thai bạn cần phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ và kiểm soát đường huyết tốt. Và sau khi sinh xong, để giảm các nguy cơ và biến chứng tiểu đường bạn cần chú ý những điều sau:
– Cho bé bú sớm để tránh hạ đường huyết cho bé. Bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường cho bé về sau.
– Vì bé dễ bị béo phì, bệnh tim mạch về sau, bạn cần nuôi con bằng chế độ ăn tốt cho sức khỏe, giữ cân nặng phù hợp và tăng cường hoạt động thể lực.
– Sau sinh 6-12 tuần, bạn cần làm lại test dung nạp đường để xem cơ thể mình có thể cân bằng đường huyết bình thường như trước khi mang thai không.
– Giảm cân, ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên.
– Cho con bú giúp giảm cân sau sinh, góp phần giảm nguy cơ tiểu đường type 2 và bệnh lý tim mạch.
Để sức khỏe của mẹ và bé luôn khỏe mạnh, trong gia đoạn thai kỳ, các mẹ nên thực hiện nghiệm pháp đường huyết, để có thể phát hiện sớm mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, từ đó có những điều chỉnh về chế độ ăn uống tập luyện phù hợp.
Trong các cơ sở y tế tại Hà Nội, Phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh là một trong những phòng khám tư uy tín, chất lượng. Với chuyên khoa Sản, cùng thiết bị máy móc hiện đại từ Trung tâm xét nghiệm và đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu nghiệp vụ, đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ.
Mọi băn khoăn, lo lắng trong quá trình thai kỳ cần được tư vấn hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa 125 Thái Thịnh qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 02438535522/02473096888 hoặc Fanpage Thái Thịnh Medic.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe!
Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì Và Những Lưu Ý?
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Trong cơ thể con người có hormone insulin làm nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường hoặc glucose. Ai cũng biết, glucose tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ khi mang thai, cơ chế hoạt động của insulin có sự thay đổi. Đối với những mẹ bầu khỏe mạnh, cơ thể sẽ tự đề kháng với insulin, giúp cho thai nhi được tăng cường nhiều glucose hơn.
Nhưng với những phụ nữ có thể trạng yếu, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không đáp ứng được insulin đầy đủ để cung cấp lượng glucose cần thiết. Điều này dẫn đến tình trạng trong máu có quá nhiều đường và bị tiểu đường thai kỳ.
Có không ít phụ nữ khi mang thai mới mắc tiểu đường thai kỳ và sau khi sinh nở sẽ tự khỏi. Nhưng có những trường hợp chị em bị tiểu đường trước khi bầu, đến khi mang thai mới phát hiện thì nguy hiểm hơn nhiều.
Cho nên, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Kết hợp với thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Cần lên thực đơn bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để hạn chế tình trạng bệnh trên.
Những Loại Thực Phẩm Nào Mà Người Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Biết
Tuy rằng khi mang thai mới xuất hiện tình trạng bị tiểu đường thai kỳ, sau khi sinh sẽ biến mất. Nhưng các mẹ bầu không nên mất kiểm soát, lơ là để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như: tiền sản giật, sinh non, khó sinh…
Đồng thời, với những người mắc tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ tăng cân, béo phì hay các chứng bệnh về hô hấp, huyết áp ở thai nhi, vàng da…là vô cùng cao. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các thực phẩm giàu protein, carbohydrate dạng phức tạp, cùng những nhóm thực phẩm lành mạnh khác. Nếu như cơ thể bà bầu hấp thụ carbohydrate dạng đơn giản, nguy cơ lượng đường trong máu sẽ cao hơn.
Kích thích ăn nhiều, ăn nhanh dẫn đến việc không thể kiểm soát, gây ra các hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ và em bé. Cho nên, bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì thì cần bổ sung nhiều carbohydrate dạng phức tạp để chặn đứng nguy cơ gia tăng lượng glucose trong máu.
Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì? – 5 Loại Dinh Dưỡng
Bên cạnh việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp, nên ăn các thực phẩm chứa protein nhằm duy trì sự cân bằng lượng đường có trong máu. Theo đánh giá từ các chuyên gia nghiên cứu, mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày hai phần nhỏ chất đạm bao gồm: trứng, thịt, sữa, cá.
Cân chỉnh lượng ăn carbohydrate
Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần cân chỉnh hàm lượng bổ sung vào cơ thể carbohydrate phù hợp. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn nhiều trong cùng một thời điểm carbohydrate.
Điều này khiến gia tăng nhanh nồng độ đường trong máu. Cung cấp các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như: củ cải vàng, khoai, ngô, ngũ cốc, các loại đậu, bánh mì nguyên cám.
Cung cấp đầy đủ chất béo lành mạnh
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh và tốt cho sức khỏe của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được bổ sung. Bao gồm dầu ô liu, các loại hạt, bơ, phụ nữ mang thai có thể chọn uống sữa tách béo nhằm giảm bớt lượng đường có trong máu.
Lời khuyên từ các chuyên gia cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần bổ sung những thực phẩm như rau củ quả, trái cây. Hàm lượng đường vừa phải giúp cho cơ thể đạt được sự cân bằng tối thiểu. Có thể kể đến những thực phẩm như:
Khoai lang
Có không ít người nhầm tưởng khoai lang ngọt sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Nhưng quan niệm này là sai lầm bởi khoai lang là thực phẩm có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết trong máu cực tốt.
Khoai lang có chứa Caiapo giúp kiểm soát cholesterol xấu và lượng đường huyết trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách chế biến cũng như hấp thụ thực phẩm này sao cho đúng.
Không nên ăn khoai lang hấp hay luộc vì không tốt cho bà bầu bị tiểu đường. Nhưng khoai lang chiên cả vỏ hay nướng thì lại tốt trong việc ngăn ngừa các cholesterol xấu trong máu và kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Lưu ý nên ăn vừa phải, không cần quá nhiều khoai lang.
Mướp đắng
Rong biển
Hàm lượng đường có trong rong biển gần như bằng 0 nên được khuyên dùng cho các bà bầu bị tiểu đường. Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và bà bầu.
Thành phần alginate được chiết xuất từ rong biển có thể giúp các thai phụ điều trị bệnh tiểu đường hữu hiệu. Nhờ thành phần này mà lượng insulin được kiểm soát, chuyển hóa lượng đường có trong máu nên hỗ trợ cực tốt cho việc điều trị tiểu đường thai kỳ.
Các loại đậu
Các loại họ đậu là thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể bà bầu hiệu quả. Chất xơ có nhiều trong các loại họ đậu giúp no lâu, lượng đường huyết trong máu sau khi ăn cũng được giữ ở mức ổn định.
Những thực phẩm lành mạnh khác
Ngoài ra, cần bổ sung thêm những thực phẩm lành mạnh khác cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như:
Tích cực uống sữa hay những chế phẩm từ sữa, các thực phẩm chứa nhiều sắt có trong thịt bò, cá, gà, trứng.
Những lưu ý cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Hạn chế hoặc không nên sử dụng những thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều tinh bột, đường. Những thực phẩm này sẽ giúp phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào trong cơ thể
Chỉ nên nạp hàm lượng chất béo khoảng 30% hàng ngày
Không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn, cần chia nhỏ các bữa ăn ra
Nên ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa khiến lượng đường trong máu thất thường, khó kiểm soát
Nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày và ăn kiêng hợp lý cho bà bầu bị tiểu đường
Có thể sử dụng một số thuốc để giảm lượng đường trong máu
Sử dụng thực phẩm sức khỏe tăng cường dưỡng chất cho bà bầu Prenacy Gold
Ngoài việc bổ sung thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cho bà bầu, có thể sử dụng thực phẩm sức khỏe Prenacy Gold của chúng tôi Nhằm tăng cường và ngăn ngừa lượng đường có trong máu cho bà bầu.
Sản phẩm được các bác sĩ phụ sản thành phố Hồ Chí Minh khuyên dùng bởi bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin. Tăng khả năng đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và phát triển não bộ, thị giác cho thai nhi.
Từ những chia sẻ về bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì mà Gani chia sẻ trong bài viết. Mong rằng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích và thú vị cho quý bạn đọc về những thực phẩm cần bổ sung cho mẹ bầu nhằm hạn chế lượng đường trong máu cao. Nếu các bạn có thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Về tác giả
Những Lưu Ý Để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh
Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Chăm sóc ngay từ khi có kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng cần trang bị những kiến thức cần thiết trong suốt thai kỳ: từ việc lên lịch khám hàng tháng, chọn bệnh viện uy tín, cân đối dinh dưỡng… nhằm đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và cuối cùng là mẹ tròn con vuông.
TIÊN LIÊN QUAN
Khi mang thai, các bác sĩ sản khoa sẽ giải thích rõ cho người mẹ về những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ và sự phát triển của thai nhi thế nào. Bác sĩ cũng có thể tư vấn người mẹ uống thêm vitamin, như axit folic để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và đảm bảo việc sinh nở suôn sẻ.
Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh.
Ăn gì khi mang thai?
Theo BS.CK1 Quách Văn, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, đây là thời kỳ “ăn cho 2 người” nhưng không có nghĩa là người mẹ phải ăn gấp đôi. Một chế độ ăn giàu chất sắt, canxi, axit folic và protein, cũng như một số calo bổ sung là rất quan trọng để đảm bảo rằng cả mẹ và em bé đều nhận được dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, chế độ ăn không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe cho mẹ và trẻ trong khi sinh.
Những thực phẩm không nên ăn – thực phẩm sống, như trứng sống có thể khiến thai phụ nhiễm khuẩn salmonella. Tránh các loại đồ ăn sẵn hay thực phẩm đông lạnh như salami, pepperoni.. vì chúng có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh. Phụ nữ mang bầu cũng nên tránh ăn gan vì nó rất giàu vitamin A có thể gây hại cho thai nhi. Điều vô cùng quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nhất trong thai kỳ.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục là rất cần thiết để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trong quá trình thay đổi của phụ nữ mang bầu. Các bài tập phù hợp sẽ giúp bà mẹ giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai cũng như khi sinh nở. Tập thể dục cũng giúp người phụ nữ rèn luyện sức khỏe cần thiết cho quá trình sinh con.
Mang thai có thể gây căng thẳng, khó kiểm soát về cảm xúc và cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là các bà bầu phải tự chăm sóc bản thân, tránh những tình huống gây khó chịu và căng thẳng. Do đó, tập thể dục vừa sức hay yoga hợp lý là giải pháp giúp cải thiện tâm trạng, loại bỏ cơn đau… trong quá trình mang bầu.
Yoga rất tốt cho mẹ và bé yêu.
Tham dự các chương trình tiền sản
Mỗi bà mẹ sẽ trải qua những thay đổi khác nhau về cảm xúc và cơ thể theo các giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó, cả người cha và mẹ đều trải qua những thay đổi đáng kể về tâm lý để thích nghi với vai trò mới của mình. Căng thẳng gia tăng khi thời điểm sinh em bé đến gần. Những cặp vợ chồng đang chờ đón những cặp sinh đôi hay sinh ba… sự lo lắng sẽ còn nhiều hơn.
Chương trình tiền sản của CIH
Thời gian: 8h30 – 12h00, thứ bảy 10/08/2019 tại Hội Trường Lầu 4, Bệnh Viện Quốc Tế City.
Địa điểm: Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân TPHCM (Kế bên Aeon Mall Bình Tân).
Chủ đề: VƯỢT CẠN AN TOÀN – SINH CON KHỎE MẠNH.
Diễn giả: BS CKI Quách Văn – Bác sĩ khoa sản phụ & Cử nhân hộ sinh Đào Thị Thùy Loan, Bệnh viện Quốc Tế City & Nữ hộ sinh Đào Thị Thùy Loan.
Ưu đãi cho khách hàng tham dự
Giảm giá 10% trên gói thai sản (gói khám thai, gói sinh) hiện tại.
Giảm 2,500,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc Combo Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).
Giảm 3,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh mổ hoặc Combo Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).
Giảm 2,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc mổ (khi mua gói khám thai trên 28 tuần).
Giảm giá 20% trên gói vaccine cơ bản cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cho Khách hàng đã mua các gói sinh hoặc combo sinh của CIH hoặc bé đã sinh tại CIH.
Và nhiều phần quà hấp dẫn khác từ chuỗi siêu thị mini Nhật Bản cho mẹ và bé SNB & spa mẹ và bé Natural Queen.
Cách thức đăng ký
Điện thoại: 0909 802 936
Email:
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
TIÊN LIÊN QUAN
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân)
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 hoặc 8402) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì?
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống cân bằng giữa các thực phẩm giàu carbonhydrates dạng phức tạp cũng như ít chất béo bão hòa. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hấp thu carbonhydrates dạng đơn giản thì nguy cơ lượng đường trong máu sẽ gia tăng dễ dàng hơn đồng thời kích thích mẹ bầu ăn nhanh và nhiều hơn. Từ đó, tình trạng tiểu đường thai kỳ càng khó kiểm soát hơn dễ gây ra các hệ quả không mong muốn cho sức khỏe của chính mẹ bầu và bé.
Dù rằng tiểu đường thai kỳ là bệnh do lượng glucose trong máu tăng cao vượt mức nhưng như thế không có nghĩa là mẹ bầu phải tuyệt đối nói không với các thực phẩm nhiều tinh bột có vị ngọt như khoai lang.
Nhiều mẹ bầu thường có tâm lý sợ “lên đường” vì khoai lang là thực phẩm giàu tinh bột, có vị ngọt nên bỏ qua khoai lang trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày mà không hề biết rằng đây là thực phẩm có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết trong máu tuyệt vời.
Mẹ bầu biết không, trong khoai lang có chứa Caiapo là thành phần giúp mẹ kiểm soát cholesterol xấu và lượng đường huyết trong máu hiệu quả. Để ăn khoai lang mà không làm ảnh hưởng lớn để chỉ số đường huyết trong máu, mẹ bầu nên chú ý nhiều đến cách chế biến và tiêu thụ loại thực phẩm này.
Được biết đến là thực phẩm có hàm lượng đường thấp gần như bằng 0, rong biển không thể thiếu vắng trong chế độ ăn uống của các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Chưa kể là trong rong biển còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu cũng biết tiểu đường thai kỳ là do cơ thể mẹ bầu không sản sinh đủ lượng insulin để kiểm soát cũng như chuyển hóa lượng glucose trong máu thành năng lượng cần thiết. Và mẹ biết không, theo Daily Mail, alginate – thành phần chiết xuất từ rong biển có thể giúp các mẹ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hữu hiệu. Nhờ thành phần alginate này mà lượng insulin lại được cơ thể mẹ bầu sản sinh tiếp tục giúp kiểm soát chuyển hóa được đường trong máu đồng nghĩa với việc hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ.
Cà rốt là thực phẩm tiếp theo mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần ghi nhớ để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Dù vẫn chứa một lượng đường khá đáng kể nhưng khác so với các loại thực phẩm khác, lượng đường trong cà rốt phải mất một nhiều thời gian hơn để chuyển hóa hết. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa chất xơ, beta-carotene là những thành phần giúp mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong máu.
Được biết đến là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, giờ đây với những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Canada thì các loại họ đậu còn là thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể mẹ bầu hiệu quả. Chính nhờ chất xơ có nhiều trong các loại họ đậu giúp cơ thể mẹ bầu no lâu, đồng thời lượng đường huyết trong máu sau khi ăn cũng được giữ ở mức ổn định.
Không chỉ các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ mà cả những bệnh nhân tiểu đường mãn tính cũng được các chuyên gia khuyến khích nên ăn nhiều mướp đắng. Thành phần charatin có trong mướp đắng giúp cơ thể kiểm soát được chỉ số đường huyết một cách hữu hiệu.
Mướp đắng có thể gây một số triệu chứng như đau dạ dày, đau bụng đối với các mẹ bầu lần đầu ăn mướp đắng. Chính vì thế, nếu mẹ bầu khá nhạy cảm với các thực phẩm tương tự hãy hết sức thận trọng khi dùng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn bé cưng trong bụng.
Ăn uống là cách nhanh nhất hiệu quả nhất giúp mẹ bầu gia tăng cơ hội ngăn ngừa được nhiều bệnh xảy ra khi mang thai trong đó có tiểu đường thai kỳ. Với các mẹ bầu chẳng may bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần thiết thêm vào chế độ dinh dưỡng 5 thực phẩm cực kỳ tốt này để giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.
Từ khóa được tìm kiếm:
ăn gì khi mẹ bầu bị tiểu đường giai đoạn mang thai
món ăn cho bà bầu bị tiểu đường
https://babaucanbiet com/ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-nen-an-gi/
bà bầu bị tiểu đường cần ăn gì
tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
ba bau an gi de giam tieu duong
bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
ba bau mac benh tieu duong nen an gi
mẹ bầu bị tiểu đường
tiểu đường thai kì ăn uống gì?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Điều Đáng Lưu Ý trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!