Giai đoạn tiếp theo là tìm hiểu về khách hàng một cách chuyên sâu nhất có thể. Những cuộc telesales thành công thường được xây dựng riêng, được ứng biến dựa trên nhu cầu khác biệt của từng khách hàng. Nghĩ mà xem, bạn làm sao không thể phát bực với những cuộc gọi mà đầu dây bên kia rõ ràng đang thao thao bất tuyệt một kịch bản? Bạn muốn mua bán với ai đó biết tôn trọng bạn, vậy khách hàng của bạn cũng mong chờ điều tương tự thôi.
Kết thúc quá trình này với một ứng dụng quản lý danh bạ để giúp bạn tổng hợp lại tất cả những thông tin đã thu thập được. Từ đây, bạn sẽ có bức tranh toàn cảnh, bao quát nhất về đối tượng khách hàng mình muốn tiếp cận.
3. Chọn lọc thông tin phù hợp:
Sau khi đã hiểu biết tương đối về khách hàng, việc cung cấp cho họ những thông tin phù hợp cho họ cũng sẽ dễ dàng hơn đối với bạn. Gạch đầu dòng từng 3 đến 5 ý để trả lời câu hỏi: Sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp có giá trị như thế nào và sẽ giúp giải quyết vấn đề của khách hàng ra sao? Kinh nghiệm rút ra với những khách hàng trước sẽ luôn có ích. Bạn cũng có thể khảo sát các nhóm trên LinkedIn để tìm ra những vấn đề thường gặp mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết. Tiên liệu nhiều câu hỏi mà khách hàng có thể ra nhất có thể và bạn xem như đã có một sự chuẩn bị quá tốt rồi.
4. Xác định vị trí của bản thân:
Thêm một điều bạn cần cân nhắc thấu đáo, rằng mình sẽ là ai trong mắt khách hàng, vốn cũng có sự phụ thuộc nhất định vào quy mô của công ty mà bạn đang công tác. Ví dụ, nếu bạn đại diện cho một công ty lớn, hãy cá nhân hoá thông tin liên lạc để tránh cảm giác xa lạ và tăng thêm độ tin cậy trong khách hàng. Tìm hiểu thông tin khách hàng qua các trang mạng xã hội sẽ hỗ trợ tìm ra mối liên hệ giữa bạn và họ, giả sử như một sở thích, một môn thể thao hay hoạt động cụ thể nào đó.
Trong trường hợp đại diện cho một công ty nhỏ, cơ hội để bạn thuyết phục được khách hàng cũng không phải là ít, thậm chí nhiều khi còn là một lợi thế so với những công ty lớn thường được mặc định là có nền tảng vững chắc, uy tín và vững chắc hơn. Đơn cử như khi tìm kiếm dịch vụ viết lách, dịch thuật, nhiều người có lẽ ưa chuộng phương án thuê cá nhân – một cây bút chuyên nghiệp và lành nghề, hơn là liên hệ với cả một cơ quan, tổ chức nào đó. Từ đây, bạn sẽ hiểu hơn về người mình đang hợp tác cùng và giúp mối quan hệ công việc giữa đôi bên trở nên thuận lợi, tốt đẹp.
5. Luyện tập
Luyện tập làm nên hoàn hảo, những cuộc gọi bán hàng cũng không phải là ngoại lệ. Một phương pháp rất hay là tập đối thoại với ảnh của khách hàng (avatar trên các trang mạng xã hội), tạo cảm giác như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ trong cùng một căn phòng, giúp bạn có được sự chuẩn bị tối ưu về những gì cần nói và cả về mặt tâm lý. Càng tốt hơn, bạn có thể ghi âm lại toàn bộ phần luyện tập của mình. Nếu nghe lại và cảm thấy hài lòng, bạn đã sẵn sàng rồi. Bằng không, không nản chí và thử lại từ đầu.
TRONG CUỘC GỌI 6. Luôn mỉm cười:
Gọi điện thoại và mỉm cười? Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây đúng là một lời khuyên thực sự hiệu quả. Bạn sẽ vô hình chung tạo nên sự ấm áp, gần gũi trong giọng nói, khiến khách hàng ở đầu dây bên kia cảm nhận được và có thể ngay lập tức có thiện cảm dành cho bạn.
7. Ngắn gọn, cô đọng, súc tích:
Tất cả chúng ta đều rất bận và không ai muốn lãng phí thời gian. Vì vậy, tuyệt đối tránh những cuộc gọi dài dòng vô ích gây phiền nhiễu cho khách hàng. Bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất từ trước, hãy tận dụng sao cho truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, cô đọng mà vẫn giữ được sự đầy đủ, chính xác và phù hợp.
8. Có sức thuyết phục:
Hiếm vụ chốt sales nào chỉ mất có 1-2 phút là thành công. Bạn phải xác định sẽ rất tốn công nhọc sức để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp với họ. Thêm một lý do tại sao bạn phải nghiên cứu kỹ về khách hàng trước, qua đó luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề của họ.
Ngay cả khi không có câu hỏi nào, hãy vẫn cứ gửi một email để cập nhật thông tin cho khách hàng. Không nên có một khuôn mẫu cố định nào cho kiểu email follow-up này. Thay vào đó, hãy tóm lược tất cả những gì đã trao đổi qua điện thoại vào một văn bản ngắn gọn được cá nhân hoá. Bản tóm tắt này giúp khách hàng của bạn dễ dàng chia sẻ, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn đến nhiều người khác và duy trì lâu dài mối liên hệ với bạn.
Một lời khuyên cuối cùng: Ngay cả khi nhận ra rằng sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp không phù hợp với đối tượng khách hàng đang liên hệ, không nên kết thúc cuộc gọi một cách bất ngờ, hụt hẫng. Bên cạnh văn hoá lịch sự, những khách hàng “hụt” vẫn còn có thể giới thiệu bạn đến những khách hàng tiềm năng khác cơ mà!
Theo OnePageCRM