Top 4 # Xem Nhiều Nhất Bí Quyết Học Giỏi Của Con Nhà Nghèo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngubao.com

“Bí Quyết” Học Giỏi Của Học Sinh Con Nhà Nghèo

Trong suốt những năm tôi học cấp 3, tôi tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập chủ động. Ở trên lớp, tôi học theo phân phối chương trình của SGK và thầy cô giảng dạy, nhưng ở nhà tôi đã chủ động xem trước toàn bộ phần kiến thức của cả 3 môn học chính (3 môn Toán -Lý -Hóa theo chuyên ban A); sau đó tôi lên kế hoạch tự học trước ở nhà. Các bạn tôi cũng như thế. Thông thường trong năm lớp 10 phải nắm hết kiến thức cơ bản của lớp 10 +11, nửa học kỳ 1 của lớp 11 phải xong toàn bộ kiến thức cơ bản của lớp 12. Từ học kỳ 2 lớp 11 chúng tôi đầu tư cho các kỳ thi học sinh giỏi và đã tự luyện các đề thi đại học rồi. Chúng tôi coi trọng “kiến thức nền tảng cơ bản”! Có nghĩa là, học tới đâu phải hiểu và nắm chắc tới đó. Không để mình bị “hiểu không kỹ” phần kiến thức cơ bản nào! Khi gặp khó khăn tôi hỏi các bạn trong nhóm và bạn nào giỏi nhất về môn nào sẽ phụ trách hỗ trợ kiến thức cho mọi người. Cả lớp tôi đều thi nhau học như thế. Cả lớp bên cạnh cũng học như thế. Và cả trường THPT Triệu Sơn 1 của tôi, tất cả thầy cô đều định hướng cho chúng tôi như thế; các anh chị đi trước cũng trao lại kinh nghiệm cho chúng tôi như thế.

Bí quyết của tôi là, suy nghĩ về những cái tổng quát nhất và luôn luôn phải tìm ra tại sao nó như thế thì mới nhớ lâu và áp dụng linh hoạt được. Tôi không học Toán -Lý -Hóa bằng cách học thuộc các công thức và các dạng bài tập, vì nó nhiều vô kể!

Đối với môn toán, là cách tư duy ngược vấn đề: Để giải quyết vấn đề này thì có thể có những cách nào? Theo mỗi cách phải có những điều kiện nào? Các yêu cầu của mỗi điều kiện là gì? Muốn làm được như vậy thì phải nắm rõ kiến thức nền. Từ đó có thể giải quyết được các yêu cầu cao hơn của bài toán.

Đối với vật lý và hóa học: với mỗi công thức, tôi tìm hiểu cách mà người ta lập ra nó, nó là 1 trường hợp chuẩn hay chưa (trong vật lý và hóa học có những trường hợp chuẩn mà người ta có thể bỏ qua 1 vài sự tác động để xây dựng công thức). Nếu 1 vấn đề được xây dựng trên trường hợp chuẩn thì phải xem xét trong trường hợp không chuẩn nó sẽ như thế nào. Các sách tham khảo hóa học thường viết theo các chuyên đề. Mà có rất nhiều chuyên đề. Nếu học thuộc các dạng chuyên đề để giải quyết bài toán thì sẽ bị rối. Vì thế tôi không học theo sách mà theo kinh nghiệm của các anh chị học khóa trước bày cho: nắm kỹ lý thuyết, sau đó hãy suy luận sẽ có những phản ứng, khả năng nào xảy ra trong trường hợp đó, trình tự các phản ứng sẽ như thế nào? Sau đó phân tích các khả năng và 1 chút tính toán của toán học sẽ giải quyết được bài toán. Một lần nữa chắc chắn rằng, phải nắm vững lý thuyết thì mới vận dụng được!

Đây là bí quyết học tập của tôi và các bạn. Nhưng không phải do tôi nghĩ ra, mà do anh, chị trong trường trên tôi 1 khóa bày cho khi tôi nói chuyện với các anh chị về vấn đề học hành. Tôi tin rằng nếu không thông minh nhưng có phương pháp học tốt vẫn đạt kết quả tốt.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là luôn chủ động đối với việc học của mình.Với chúng tôi, học để thoát nghèo, nhưng với tất cả mọi người học vì muốn chiếm lĩnh tri thức cho mình thì mới có động lực và quyết tâm. Và những học sinh nghèo như chúng tôi là bằng chứng.

Tôi đồng ý với tác giả của bài viết về nghị lực và ý chí quyết tâm cao của các học sinh – sinh viên xuất thân từ gia đình khó khăn ở các vùng quê.

Bản thân tôi cách đây 5 năm cũng đã từng là 1 trong những thí sinh như thế. Tôi đã từng mỗi ngày dậy từ 4h sáng xếp giỏ hàng ra chợ, bán tới 6h 30 tôi gửi cho người ta coi giùm để đi học rồi trưa hết giờ học tới mang đồ về. Buổi chiều tôi lại hì hục xay đậu (tôi làm đậu khuôn để bán ở chợ phụ giúp gia đình) rồi lại mang ra bán ở chợ chiều. 7h tối tôi mới về nhà. Hôm nào không đi bán hàng ngoài chợ thì tôi ra đồng. Có khi ruộng ngay cạnh trường, làm cỏ từ sáng đến đầu giờ chiều là rửa tay chân vào trường đi học luôn. Một vài người bạn có gia đình khá giả của tôi thậm chí còn không dám gặp tôi ở ngoài chợ vì sợ bị xấu hổ lây! Tôi chẳng thấy xấu hay ngượng ngùng gì cả, vì tôi lao động và làm việc chân chính để có tiền đi học thì có gì là đáng xấu hổ. Tôi cố gắng học tốt, vẫn là học sinh giỏi cấp trường, cấp Tỉnh.

Từ Thanh Hóa, tôi một thân một mình vào TPHCM thi Đại học bằng số tiền dành dụm khi đi bán hàng ngoài chợ. Không quen với món ăn và thời tiết, tôi bệnh đến nỗi ngày đầu tiên vào phòng thi là nằm gục xuống, không đứng dậy được. Nhưng ngay khi đề thi phát đến tay, giống như có 1 sức mạnh vô hình, tôi phải tỉnh dậy để làm và nhất quyết phải làm được. Bây giờ mỗi khi nghĩ lại khoảnh khắc ấy vẫn thấy nghẹn ngào. Tôi cũng thi đỗ cả 3 trường ĐH – Cao đẳng với số điểm khá cao: 25- 29.5 -20 của ĐH Kinh tế TPHCM- Cao Đẳng tài Chính Kế Toán 4- Đại Học Nông Lâm Thành TPHCM.

Bạn của tôi, Châu, mồ côi bố, nhà nghèo đến mức không có tiền mua 1 bộ quần áo để đi học. Cái quần của bạn được cắt lại từ cái quần Kaki cũ màu xanh lá cây của mẹ bạn, nhưng nó vẫn còn rộng thùng thình, bên dưới ống quần màu rạ (rơm) còn ám màu vàng. Nhưng bạn tôi chẳng xấu hổ, học giỏi, kiên trì. Năm đó bạn thi đậu vào trường HV An Ninh.

Bạn tôi, Nhân, cũng mồ côi bố, mẹ làm ruộng. Hai mẹ con ở trong cái nhà tranh không đến 10 m2 ở sát bìa đồng. Ngày về trường lấy kết quả thi Đại Học, Nhân đậu ĐH Y Thái Bình với 27 điểm. Hai đứa nhìn nhau 1 hồi, rồi Nhân nói: “Không biết có đủ tiền nhập học năm nay không Thủy nhỉ?” Mẹ Nhân bán hết mới được 900 ngàn – Hai đứa tính kỹ khoảng 1,4 triệu (chỉ nộp học phí 1 kỳ và lệ phí nhập học khác).

Bạn tôi, Duy, 29 điểm ĐH Bách Khoa Hà Nội. SV lớp Cử Nhân tài Năng. Chỉ có mẹ. Mẹ là công nhân mất sức lao động từ khi Duy học cấp 2. Duy cũng cố gắng là số 1 của lớp, của thầy cô, của bạn bè.

Và tôi có tới vài trăm đứa bạn cùng khóa như thế nữa. Cách đây 6 năm, quả thật những người bạn nghèo đó đã phấn đấu hết mình và kết quả thi đã đền đáp cho họ!

Thường những nhà nghèo ở quê chẳng bao giờ ăn tối trước 7 giờ tối cả. Ăn cơm xong dọn dẹp xong cũng 9h tối rồi. Tôi thường học bài từ 9h tối đến 1-2 giờ sáng.

Bố mẹ tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở tôi học. Chưa bao giờ ép tôi phải đạt các danh hiệu. Thậm chí để tôi tự do quyết định chọn trường đại học, tự quyết định hướng đi của mình. Nhưng bố mẹ luôn dặn tôi phải luôn là người có ý chí. Chì cần cố gắng hết mình, sau đó dù kết quả thế nào cũng không khiến ta hối hận.

Anh tôi, học cùng trường hơn tôi một khóa, cũng xuất thân như chúng tôi, trước khi đi học Đại học xa nhà, chỉ nhắn lại tôi một câu: “Hãy luôn chứng tỏ em là người có bản lĩnh!” Câu nói đó đã theo anh em chúng tôi 7 năm, như là kim chỉ nam trong cuộc sống của mình vậy!

ShowHideSendComment();

ShowHideComment();

Bí Quyết Cho Du Học Sinh Con Nhà Nghèo

Du học sinh con nhà nghèo tiêu tiền như thế nào. cách nhà nửa vòng trái đất thì ngửa tay ra cách nào đây? Làm sao để luôn có tiền chi tiêu cho những việc cần thiết hay những hoạt động ưa thích mà mọi việc vẫn ổn.

Nếu sống ở nhà và đi học cuối phố, cứ hết tiền ta lại xin phụ huynh. Nhưng ở cách nhà nửa vòng trái đất thì ngửa tay ra cách nào đây? Làm sao để luôn có tiền chi tiêu cho những việc cần thiết hay những hoạt động ưa thích mà mọi việc vẫn ổn? Tất cả sinh viên đi du học đều phải đối diện với câu hỏi này nhưng cách cân đối túi tiền của từng người là rất khác nhau.

Khéo co thì ấm…

Bạn Hương, du học sinh ở SUNY(State University of New York, US) chia sẻ “Mình dù rằng được học bổng ở trường, nhưng tính mình thích đi du lịch và thăm thú để học hỏi nên cũng phải ‘khéo co thì mới ấm…”. Cách quản lý tiền của Hương rất đơn giản, tài khoản còn bao nhiêu tiền, cộng với số tiền kiếm được từ làm thêm, trừ hết đi các loại chi phí sinh hoạt ăn ở, còn lại là tiền dành cho du lịch. “Hồi mình sang Pennsylvania (US) đi thăm một người bạn, mình chỉ có lo chi phí đi lại thôi; đến nhà bạn thì ở nhờ, ăn cũng ăn chung, đâu mất nhiều tiền, hì hì… ” Hương chia sẻ.

Tổng tiền chia thời gian

Nguyên, du học sinh ở Pune, Ấn Độ, có cách quản lý tiền chi tiết hơn. Vì phí ký túc xá trường yêu cầu nộp một lần/ năm, Nguyên xin tiền bố mẹ một năm/ lần và lấy tổng số tiền được cung cấp chia cho số ngày ra một số trung bình. Một ngày chi tiêu nhiều hơn mức trung bình là một ngày lo, một ngày chi ít hơn là một ngày vui. Với Nguyên, một vài buổi chi tiêu chặt chẽ thì số tiền dư ra có thể đủ đi xem một bộ phim cùng bạn bè ở rạp. Và nhiều tháng liền như vậy giúp cho cậu sinh viên Việt Nam đủ tiền sắm một chiếc xe máy nhỏ để đi lại giữa trường và nhà; thỉnh thoảng đi thăm những người bạn trong thành phố.

Xin Visa khó, nhiều khi làm bạn “nản”, nhưng mức chi phí phải nộp vào còn làm cho bạn “chóng mặt” hơn. Mỗi lần xin Visa, bạn phải đóng mức phí là 140 USD, và 210 USD phí bảo đảm an ninh cho lần đầu xin Visa. Chi phí này cao gấp gần 10 lần so với phí xin Visa đi du học Nhật Bản.

Do đó, đi du học Mỹ không hề đơn giản. Nếu bạn “không giàu” và “không giỏi” thì ước mơ trau dồi kiến thức tại ” kinh đô ánh sáng” này sẽ còn rất xa vời.

Anh là nước có nền giáo dục đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước này lại chưa có nhiều chế độ khuyến khích sinh viên nước ngoài tới theo học. Điển hình là quy định về số giờ làm thêm. Họ chỉ cho phép sinh viên làm thêm khoảng 20 tiếng 1 tuần trong thời gian đi học, và làm toàn thời gian khi được nghỉ. Những học sinh học dưới bậc đại học chỉ được làm việc không quá 10 tiếng 1 tuần. Đặc biệt, những việc làm thêm đó hoàn toàn do sinh viên tự tìm kiếm mà không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ phía nhà trường. So với du học tại Nhật Bản, thì hoàn toàn khác biệt. Chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh làm thêm tới 28 tiếng/ tuần, không phân biệt ở các bậc học, đồng thời, nhà trường tại Nhật có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho sinh viên cho tới khi họ kiếm được công việc ưng ý, với mức lương tương đối cao, đủ để sinh viên có thể tự nuôi sống bản thân, và đóng tiền học phí cho chính mình.

Nếu như thời gian làm việc của bạn tại Nhật Bản là không giới hạn, thì tại Anh, sẽ có hẳn một Cục biên giới, chuyên xét duyệt về bằng cấp cũng như kỹ năng tiếng anh, khả năng tài chính của bạn. Nên hy vọng được sống và làm việc tại Anh sau khi tốt nghiệp ra trường cũng thực sự rất… mong manh.

Nhắc đến Úc, người ta nghĩ ngay tới một đất nước thanh bình, với môi trường sống an toàn, con người thân thiện, và mức chi phí không quá đắt đỏ, thủ tục xin Visa lại khá dễ dàng. Tuy nhiên, những điều đó sẽ chỉ còn là “ấn tượng tốt đẹp” về Úc trong con mắt của những người đi trước. Bởi từ năm 2010, chính phủ Úc đã thắt chặt hơn các quy định, nên sang Úc đã không còn đơn giản với nhiều người. Để học tại các trường học nghề tại Úc, bạn phải đạt trình độ tiếng anh tối thiểu là IELTS 4.5. Nếu đăng ký học tại các trường đại học, cao đẳng, thì mức điểm còn phải cao hơn rất nhiều.

Nếu như ở Nhật, bạn chỉ cần chứng minh tài chính đủ chi tiêu cho 12 tháng, thì đi du học ở Úc cần tới 18 tháng, tương đương với gần 27.000 đôla Úc, thay vì 12.000 Đôla Úc như trước đây. Tỷ giá Đôla Úc cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2009, 1 đôla Úc có giá 11.000 Đồng, nhưng đến năm 2011, con số đó đã lên đến 22.000 Đồng. Gánh nặng này đè lên vai những vị phụ huynh theo cấp số nhân qua mỗi năm.

Cũng giống như ở Anh, du học sinh chỉ được làm thêm 20h/ tuần, và phải tự kiếm việc cho mình. Điều này gây áp lực cho gia đình ở Việt Nam và chính bản thân các du học sinh khi các em phải sống hết sức tiết kiệm ở nơi đất khách quê người.

Cách đây vài năm, Singapore cũng nổi lên như một điểm đến của giáo dục châu Á, bởi đất nước này có vị trí địa lý tương đối gần với Việt Nam, lại có môi trường sạch sẽ, chi phí sinh hoạt cũng không quá đắt đỏ. Các trường đại học công lập ở Singapore là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, bởi chất lượng giáo dục tốt và sinh viên được trợ cấp tới 80% tiền học phí từ chính phủ Singapore. Nhưng điều này đã nảy sinh ra một khó khăn, kỳ thi tuyển tại những trường công lập đó hết sức khắc nghiệt. Có thể nói là khó gấp 10 lần so với thi đại học tại Việt Nam. Do đó, nếu bạn có lực học khá, mà chưa phải giỏi, thì cũng khó có thể vượt qua ngưỡng cửa để bước chân vào trường đại học công lập tại Singapore.

Hoàng, một du học sinh ở New York tâm sự rằng lúc nào bạn thích và rảnh là có thể rủ bạn bè đi ăn uống nhà hàng; đôi khi cao hứng thì đi bar hoặc lên sàn. Thoạt nhiên ai nghe như vậy đều nghĩ rằng gia đình Hoàng có điều kiện để chu cấp cho những cuộc chơi như vậy.

Nhưng thực ra, Hoàng có cách làm riêng để tự cung cấp: “Có gì mà lạ. Cuối tuần, tớ mở house-party (tiệc uống đêm ở nhà). Có rượu và nhạc, bọn sinh viên đến đông. Mỗi đứa vào cửa thu ít tiền. Sau một buổi tối là kiếm được khối rồi”.

Tôi thoát hiểm thế nào?Thiết nghĩ ai cũng có cách sống riêng của mình nhưng theo tôi, nếu muốn ăn và chơi thì đâu cần phải ra nước ngoài mới đi ăn và đi chơi được. Tuổi trẻ và sự thiếu suy nghĩ có thể làm cho một người vui thích khi kiếm được những đồng tiền nhỏ lẻ, dùng cho những mục đích nhỏ lẻ, ngắn hạn. Trong trường hợp Hoàng, party thì vui, và bạn kiếm được tiền để chi trả cho event bạn tự tổ chức, dư tiền ra để ăn chơi thêm, nhưng thử hỏi những người hàng xóm ở gần phàn nàn và báo cảnh sát về tiếng ồn thì sao đây? Những thanh niên say rượu đập phá gây thiệt hại thì ai sẽ là người chịu? Và sau một đêm muộn tiệc tùng, ngày hôm sau dọn dẹp mệt mỏi, ai còn sức sẽ là người lo học bài? “Ôi xào, rủi ro kinh doanh mà. Loại hình kinh doanh nào chả phải chịu rủi ro….” là câu trả lời của Hoàng, và có lẽ không chỉ của Hoàng… Tôi tự coi là mình đã “thoát hiểm”, khi mà du học hơn 6 năm tại Mỹ ở độ tuổi dễ sa đà vào ăn chơi hơn là học, tự quản lý “nguồn vốn” có hạn cha mẹ là công chức nhà nước cung cấp mà không bị đói ngày nào, không phải nhờ vả bạn bè một bữa nào, tham gia được nhiều hoạt động yêu thích, học thành công và lấy được tấm bằng tử tế, về làm việc cho E&Y lấy kinh nghiệm và bây giờ đang chọn làm việc mình cảm thấy muốn được thử thách. Có vài bí quyết nhỏ share với các bạn:

– Ăn, chơi có kế hoạch và trong phạm vi tiền cho phép- điều này cần có chí mới làm được, nhưng không bắt đầu thì không biết mình là người có chí;

-Trau dồi các kỹ năng cần thiết để có thể có cơ hội được tuyển vào làm part time tại đâu đó, 10-15h/ tuần- việc này không phải ai cũng thành công, nhưng cần thử;

– Săn hàng giá rẻ, mua sắm online, du lịch rẻ, giao thông rẻ, movie miễn phí hoặc dành cho sinh viên, dùng đồ secondhand…các trang web giá rẻ rất hữu ích- việc này không khó, chỉ cần chịu khó và giảm bớt sỹ diện. Nói vậy là vì đa số sinh viên du học tự coi mình, gia đình là khá giả, nhưng đến nước bạn mới thấy mình chỉ rất bình thường, mình giàu tiền đồng…;

– Sử dụng dịch vụ miễn phí của trường và cộng đồng, thực ra nghe có vẻ vất vả, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và lên lịch/ đăng kí tham gia, thì vừa đỡ mất thời gian, vừa đỡ tốn tiền;

– Học miễn phí từ việc tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, hoạt động tại trường. Tham gia các hoạt động trên, bạn không chỉ có kiến thức, mà còn có thêm quan hệ, cơ hội; và thời gian của bạn trở nên hữu ích hơn, nhu cầu ăn chơi của bạn cũng sẽ giảm hơn và tất nhiên, tiền của bạn được tiêu vào những việc mang tính thực tế hơn.

Theo báo du học

Tiết Lộ Bí Quyết Học Giỏi Của Trẻ Em Bản Nghèo Đường Lội

Thế nhưng, chỉ khoảng chục năm sau đó, “xứ mù” ấy bỗng sáng lên bởi ý chí vươn lên và sự hiếu học quyết tâm thành đạt của con em người dân ở đây. Đến nay, bản làng chỉ với hơn 20 nóc nhà ấy cũng có đến hàng chục người đã tốt nghiệp và đang theo học tại các trường danh tiếng.

Bản năm không dưới chân đèo Chinh

Những ngày cuối năm, bản Đường Lội (xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) bỗng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Cũng dễ hiểu, bởi chỉ có vào dịp nghỉ lễ Tết, những người con của bản , đi làm xa mới về đông đủ…

Con đường dẫn về bản Đường Lội khiến chúng tôi… choáng váng. Dù tay lái khá vững, nhưng chúng tôi không khỏi thót tim khi vượt qua những cung đường đèo dốc uốn lượn quanh co, có lúc tưởng như lên đỉnh trời, có lúc lại trôi xuống dốc như lao xuống vực thẳm.

Đường dẫn về bản Đường Lội.

Lên tới đèo Chinh nhìn xuống, màu xanh thẫm của núi rừng, những dãy núi trùng điệp, con sông nhỏ uốn lượn như một con trăn khổng lồ, lúc ẩn lúc hiện giữa núi rừng bao la khiến chúng tôi mê mẩn. Sau khi xuôi xuống những con dốc gần như thẳng đứng, bản Đường Lội lấp ló dần hiện ra.

Ngồi bên bếp lửa ấm cúng, chia sẻ về những khó khăn mà người dân nơi đây phải trải qua, bà Nguyễn Thị Tý (60 tuổi) người trong bản cho hay: “Người dân trong bản này không phải là người gốc ở Sơn Động mà ở huyện khác trong tỉnh. Trước kia Lâm trường nơi đây tuyển công nhân khai thác gỗ và trồng rừng nên chúng tôi mỗi người một nơi tụ họp lại thành một bản.

Sở dĩ gọi là Đường Lội, bởi ngày xưa, con đường của bản rất lầy lội, khó đi. Trời nắng thì đỡ, trời mưa thì đất đỏ, bùn lấm đến gần đầu gối của chân. Chính vì vậy nên mọi người đặt tên bản là Đường Lội. Cuộc sống nơi đây gần như tách biệt với xã hội bên ngoài, từ bản tới trung tâm xã cũng gần 30km…”.

Ông Nguyện đang chia sẻ những khó khăn khi có 3 người con học .

Bà Tý cũng cho biết, khoảng 10 năm về trước, hơn 60 con người nơi đây luôn sống trong cảnh “…năm không”: Không điện, không trường, không trạm, không nước sinh hoạt và không Trưởng thôn.

“Mỗi lần đến trung tâm xã hoặc đi chợ mua gạo, mua cân muối, chai dầu hỏa bà con trong bản phải đi mất cả ngày. Bởi phải đi theo bờ suối, lách qua khe núi, vách đá, có nhiều đoạn hiểm trở, trơn trượt. Chúng tôi phải vượt qua được những con dốc quanh co, uốn lượn đến đỉnh đèo Chinh cao chót vót rồi xuôi xuống khoảng 10km nữa thì mới tới được chợ…”, bà Tý nói.

Anh Nguyễn Văn Thắng (40 tuổi) cho biết, cuộc sống của người dân Đường Lội chỉ khá hơn khi Nhà nước làm quốc lộ 279 nối hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Sau đó, điện, nước sinh hoạt cũng về tới bản làng. Rồi niềm vui lớn nhất với đồng bào nơi đây đó là ngày nhận quyết định thành lập bản năm 2009.

Anh Thắng nói: “Khi có đoàn thể xã hội chúng tôi mới được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Cũng từ đó, cuộc sống của người dân nơi đây mới bớt khổ…”.

Bí quyết học giỏi của học sinh dưới chân đèo

Hỏi chuyện học của nơi đây, anh Thắng nói: “Ngày chưa có điện học sinh phải ngồi học dưới ánh đèn dầu hoặc nhờ ánh sáng của bếp lửa. Bọn trẻ ở đây tự lập từ sớm, ngay từ lớp 1 đã phải đi bộ cách nhà gần 5km để đến trường. Cũng do cuộc sống mưu sinh và do nghèo không có phương tiện đưa đón nên buổi sáng chúng tự đặt đồng hồ dậy sớm, xuống bếp lấy đồ ăn, rồi í ới rủ nhau đi học.

Còn học sinh cấp 2, cấp 3 thì phải đi ở trọ bên trung tâm huyện cách nhà hơn 10km. Mỗi tuần chúng đi bộ về một lần, vượt qua đèo Chinh, lóc cóc mang đồ ăn đi tích trữ cho cả tuần. Ở bản Đường Lội các thầy, cô giáo không phải vận động trẻ em đến trường, bởi phụ huynh đã nhận thức cao về việc học, tự nguyện đưa 100% số trẻ đến lớp…”.

Học sinh cấp 1 của bản cũng phải tự đi học.

Rót chén trà xanh thơm nồng mời khách, ông Nguyễn Văn Nguyện – gia đình có ba người con đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá tâm sự, các con chưa đứa nào được nghỉ Tết, cả ba đứa đã xây dựng gia đình và có công việc ổn định…

Hiện tại chỉ còn ông và vợ ở nhà, mọi việc từ làm nương rẫy, ruộng vườn, việc nhà, kiếm tiền cho các con ăn học đều tự hai ông bà lo liệu, vất vả nhiều, nhưng ông luôn tự hào về các con của mình. Suốt 12 năm học, ba đứa con của ông Nguyện đều đạt học sinh giỏi và giành được nhiều giải cao các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Lần lượt các con ông thi đỗ vào các trường đại học, nay cả ba đã ra trường có công ăn việc làm ổn định. Đầu tiên là anh cả Nguyễn Văn Thanh, tốt nghiệp trường đại học Y , hiện Thanh cùng với vợ công tác tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội; người em thứ hai Nguyễn Thị Thủy, tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội, đang giảng dạy tại trường cấp 3 của tỉnh và Nguyễn Thị Tuyết, đang giảng dạy tại trường cấp 3 ở Hải Dương.

Ông Nguyện nói: “Có lúc cả ba đứa cùng học đại học, chúng tôi phải bán trâu bò, vay mượn ngân hàng rồi chắt chiu dành dụm từng đồng. Nay các con đã có công việc ổn định, hạnh phúc đó không có gì bằng”.

Tâm sự về cách nuôi dưỡng ước mơ, Nguyễn Thị Phụng – người vừa tốt nghiệp trường ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện đang làm việc ở Hà Nội cho biết: “Em muốn trở thành nhà báo và ước mơ này đã được nuôi dưỡng từ khi mình học lớp 6. Ngày trước, cứ sau mỗi buổi đi học về, một buổi em phải chăn trâu, cắt cỏ giúp bố mẹ. Nhà em thì chỉ có chiếc đài tậm tịt là đáng giá nhất, hôm nào đi chăn trâu hoặc đi làm bất cứ việc gì em cũng mang theo chiếc đài ấy theo để nghe.

Có bữa, cái đài bị hỏng, bố phải mang đi sửa khiến em ngẩn ngơ mất cả tuần. Em cảm phục các anh chị phóng viên, khi họ mang về những câu chuyện thú vị ở các vùng miền khác, rồi những câu chuyện làm nghề mỗi dịp 21/6. Chị gái em cũng muốn trở thành nhà báo, nhưng vì nhà nghèo nên chỉ theo học trường cao đẳng Sư phạm của tỉnh. Đó cũng là động lực giúp mình học và quyết tâm thi đỗ vào khoa Báo chí”.

Chị Phụng cho biết, học trò nơi đây chỉ học một buổi, còn lại thì giúp bố mẹ, đứa chăn trâu, cắt cỏ, đứa lên rừng lấy củi, lấy măng, đứa đi cấy, trồng rừng… tối đến thì nấu nướng, dọn dẹp. Mọi người chỉ tranh thủ học sau khi đã xong hết mọi việc, hoặc buổi sáng vừa đi bộ đến trường vừa học bài. Tuy vậy, không có nhiều thời gian nhưng ai cũng học giỏi.

Theo chị Phụng, suốt thời sinh viên chị đi dạy gia sư cho nhiều học sinh dưới thành phố, nhưng chị chưa thấy ai có đam mê học như học trò của bản.

“Học trò nghèo như chúng tôi học bằng niềm tin, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự thi đua và đôi khi bằng lời thách đố của bạn nữa. Dù đường đi học xa, khó đi, bất cứ trời nắng, mưa hay lạnh đến thấu xương nhưng chưa ai bỏ buổi học nào. Học sinh ở đây chưa bao giờ bố mẹ phải nhắc nhở việc học, cũng chưa bao giờ bị ép phải đạt các danh hiệu. Đặc biệt, việc chọn trường đại học, chọn nghề chúng tôi cũng không bị ép buộc. Bố mẹ chỉ dặn chúng tôi phải luôn cố gắng hết mình”, chị Phụng nói.

Chúng tôi chia tay bản Đường Lội khi mưa bụi lất phất bay, chặng đường về không còn xa và thót tim như lúc mới đến. Bản Đường Lội hôm nay dẫu còn khó khăn, nhưng đã bớt nghèo khó và mỗi xuân mới lại đem đến nhiều niềm hy vọng cho người dân nghèo nơi đây.

Đường Lội có tỉ lệ đỗ Đại học cao nhất xã

Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Khoa, Trưởng bản Đường Lội cho biết: “Bản hiện có 20 em đã tốt nghiệp và đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng. Đây có thể là con số ít so với nhiều nơi nhưng với ngôi làng chỉ có hơn 20 nóc nhà và hơn 100 nhân khẩu cộng với những điều kiện khó khăn trăm bề thì đó cũng là điều không tưởng với nhiều người.

Hầu hết các em đều đỗ vào những trường danh tiếng trên cả nước với số điểm cao như: ĐH Quốc gia, ĐH Y Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Kiến trúc Hà Nội… Các em sau tốt nghiệp đều tìm được công việc ổn định. Đường Lội được đánh giá là nơi có tỉ lệ đỗ đại học cao nhất xã và thứ hai của huyện”.

O.Lý

10 Bí Quyết Giúp Con Học Giỏi

– Môn học nào cũng cần bố trí thời gian để học, bởi môn nào cũng đều quan trọng. – Con phải – Không nên bắt con học liên tục. Cần nhắc nhở con đọc kỹ bài trước khi đến trường. Khi đến tiết học, giáo viên giảng là con hiểu bài đó luôn. – Các bài tập cần được hoàn thành sớm trước hôm có môn đó độ 3- 4 ngày. Bởi nếu con để quá cận ngày, nếu xảy ra việc gì đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và mức độ tiếp thu bài của con.bố trí thời gian thư giãn, vui chơi giải trí, tập thể thao, khám phá các mối quan hệ xung quanh. Cũng như có thể tham gia giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhẹ trong nhà.

Vào đây để đăng ký học thử miễn phí 2 buổi tại Novateen. Hotline tư vấn miễn phí: 098.442.3335.

2. Bố mẹ giám sát con tuân thủ theo thời gian biểu.

Học kỳ đầu tiên của cấp học sẽ vô cùng vất vả. Nguyên nhân chính là các con đang quen với môi trường học tập cũ. Chưa quen với phương pháp học ở cấp mới. Chính vì lẽ đó, các phụ huynh cần kiên nhẫn giúp đỡ, hướng dẫn con. Tuyệt đối không sử dụng bạo lực đối với con.

3. Đưa con đến thư viện.

Thư viện là một kho tàng kiến thức khổng lồ. Từ những cuốn sách cơ bản đến chuyên sâu. Từ lịch sử đến khoa học hay cả những cuốn sách giải trí đều có đầy đủ. Đưa con đến thư viện là đưa đến với kho kiến thức của nhân loại. ở thư viện sẽ tạo hiệu ứng kích thích con tìm hiểu khám phá những kiến thức mới, niềm đam mê đọc sách.

4. Mua thêm sách tham khảo và tạo hứng thú đọc sách cho con là bí quyết giúp con học giỏi.

Phụ huynh chỉ cần đọc cho con một đoạn câu chuyện trong một cuốn sách nào đó. bạn có thể dừng ở chỗ hấp dẫn và bỏ lửng. Lúc này tính hiếu kỳ tò mò sẽ khiến con mở sách ra và đọc nốt. Cứ như vậy vài lần, con sẽ có đam mê đọc sách. Bố mẹ chỉ cần để ý bổ sung sách theo nội dung con đang học. Lượng sách của mỗi môn không cần nhiều. Chỉ cần 2 hoặc 3 quyển trong một năm học là đủ. Khi mua sách tham khảo cũng nên để ý đến uy tín của nhà xuất bản. Đồng thời tránh những sách mang tính chất bạo lực hay khiêu dâm.

5. Tập cho con áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Kiến thức con đã được học ở trường hay đọc trong sách là sự gợi mở. Kiến thức này sẽ dễ bị phai nhạt nếu không được áp dụng trong đời sống. Có những bạn học sinh tại nội thành thì giỏi về kiến thức trên sách vở nhưng kiến thức thực tế sẽ bị hạn chế. Có học sinh về các vùng quê chỉ biết là con cá là con cá chứ không phân biệt là loại cá nào, tên là gì. Hay nhìn thấy con trâu thì bảo con bò…

Ngược lại, các bạn ngoại thành hay vùng quê thì rất giỏi phân biệt điều này. Nhưng những kiến thức hiện đại thì lại kém đi. Chính vì vậy, trong các công việc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ cố gắng hướng dẫn, áp dụng kiến thức con đã học vào thực tế. Điều này con sẽ hiểu và nhớ rất lâu.

6. Khuyến khích con tập luyện thể dục thể thao

Thể dục thể thao tốt cho sức khỏe. Đồng thời đây cũng là nơi con bạn xả sì troét sau những giờ học căng thẳng. Con có thể chỉ tập thể dục hoặc chơi nhiều môn thể thao. Môn bóng bàn sẽ giúp mắt con luyện về mắt. Thể dục dụng cụ, bóng rổ sẽ giúp con phát triển chiều cao. Bơi lội sẽ phát triển tổng thể. Bố mẹ cho con được lựa chọn độ ba môn. Sau đó tự con sẽ chọn môn thể thao yêu thích và phù hợp nhất. Cha mẹ cũng nên thường xuyên động viên nhắc nhở con cố gắng duy trì tập luyện thường xuyên, đều đặn. Điều này cực kì có ích giúp con trong học tập.

7. Khuyến khích con tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt.

Giao lưu với nhiều người sẽ giúp con tự tin. Bên cạnh đó con cũng sẽ học được nhiều kiến thức trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Những hoạt động xã hội vui vẻ, bổ ích và có ý nghĩa sẽ giúp con định hình nhân cách. Giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực, sống hạnh phúc hơn.

8. Hướng con nghe nhạc và xem các loại hình nghệ thuật.

Công việc này cũng rất quan trọng. Nó sẽ nâng cao khả năng thẩm âm, thẩm mỹ của con.

9. Bí quyết giúp con học giỏi là phải duy trì các giờ tâm sự riêng giữa bố mẹ và con.

Cha mẹ đừng quên tâm sự để hiểu con, giúp con vượt qua những khó khăn của tuổi teen. Bạn cũng có thể kể chuyện của bản thân thời bằng tuổi con.

10. Đừng quên các công việc nhà.

Để đăng ký học thử miễn phí tại Novateen, vui lòng điền vào mẫu: HocmienphiNovateen.

Liên hệ hotline: 0984.423.335 để được tư vấn nhanh nhất!

Novateen – Giáo dục cam kết chất lượng