Top 11 # Xem Nhiều Nhất Làm Cách Nào Cho Trẻ Hết Biếng Ăn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ngubao.com

Làm Sao Cho Trẻ Hết Biếng Ăn?

Để các bé ham thích, hứng thú và hợp tác trong từng bữa ăn là điều không hề đơn giản. Lười ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay, thậm chí có nhiều bé cực ghét việc ăn uống. Nếu bố mẹ không có biện pháp chăm sóc và định hướng đúng cách sẽ khiến mỗi bữa ăn trở thành “cực hình” đối với bé và cả người chăm sóc bé. Vậy làm sao cho trẻ hết biếng ăn?

Chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ

Giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên bằng cách bổ sung vi chất

Hơn nữa, NutriBaby còn mang đến tác dụng vượt trội trong việc nâng cao thể trạng cho trẻ: Hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là đối với các bé có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh. Nhờ đó bố mẹ sẽ yên tâm hơn về sức khỏe của bé mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa, không còn phải “đứng ngồi không yên” mỗi khi con lên lớp, chuẩn bị cho con nền tảng sức khỏe tốt nhất trong những năm đầu đời để con thỏa sức vui chơi, sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.

Thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng cách chế biến và trang trí món ăn

Trang trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt sẽ giúp trẻ hứng thú với đồ ăn mẹ nấu hơn rất nhiều

Chiến lược “thà ít còn hơn không”

Nguyên tắc “ba không” bên bàn ăn

Ngay từ khi trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm, phụ huynh nên thiết lập luôn cho trẻ nguyên tắc “ba không”, đó là không tivi, không đồ chơi và không đi rong. Khi bắt đầu bữa ăn, mẹ hãy để điện thoại, ipad,… “tránh xa tầm với của trẻ” để trẻ tránh bị phân tâm, mất tập trung. Không những vậy, vừa ăn uống vừa xem tivi, chơi đồ chơi còn rất dễ gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Càng chiều chuộng bé, cho bé đi ăn rong, bé sẽ ngày càng biếng ăn hơn

Khuyến khích trẻ tăng cường vận động

Vẫn còn nhiều giải pháp khác nữa nhưng cuối cùng, chính bản thân mỗi phụ huynh chính là bác sĩ tốt nhất của con, nên hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn xuất phát từ đâu và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để giải mã được bài toán ” phải làm sao để trẻ hết biếng ăn “, giúp bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt nhất để đạt được sự phát triển tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

20 Cách Làm Cho Trẻ Hết Biếng Ăn

Việc cho bé ăn quả là một nghệ thuật thực sự: Hẳn không ít lần bạn đã trổ đủ “ngón nghề” chỉ cốt sao cho bé ăn được một vài thìa cơm hay mẩu thịt. Hẳn không chỉ một lần bạn băn khoăn, tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn với con mình phải dùng đủ các biện pháp…

Bạn không hề đơn độc: Có 20% các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình.

Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng.

Con bạn hầu như không đói. Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

1- Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

2- Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

3- Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

4- Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

5- Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác – nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

6- Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

7- Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…

8- Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

9- Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

10- Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.

11- Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

12- Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?

13- Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.

14- Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!

15- Các bạn hãy ngồi ăn cùng bé bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

16- Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

18- Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

19- Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.

20- Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.

Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao? Mách Mẹ 6 Cách Giúp Trẻ Hết Biếng Ăn

Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi… Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng tránh những hậu quả trên? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng.

1. Biếng ăn là gì?

Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung ( Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus), biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ “bỉm sữa” đau đầu và lo lắng

Thế nhưng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ như:

– Trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…

– Tâm lý:

Trẻ ham chơi, dẫn đến quá “bận rộn” để ăn.

Trẻ xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.

Trẻ sợ ăn do bị ép ăn lâu dài hoặc từng bị tổn thương đường tiêu hóa (hóc, sặc). Đây là nguyên nhân gây biếng ăn rất khó để điều trị.

– Chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, uống nhiều sữa…

– Thiếu máu, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn.

– Thiếu vận động.

Các nguyên nhân có thể xảy ra cùng lúc với các mức độ khác nhau ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

2. Bé biếng ăn phải làm sao?

Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Yếu tố vui vẻ trong bữa cơm gia đình sẽ giúp cải thiện vấn đề “trẻ biếng ăn phải làm sao?” Không nên làm bé bị căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

Khoảng cách giữa các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bên cạnh thiết kế khẩu phần ăn của bé dựa theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết “Biếng ăn của bé xuất phát từ nguyên nhân nào?” và “nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của bé ra sao?”. Từ đó bạn có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn.

3. Giới thiệu gói khám dinh dưỡng cho trẻ tại CarePlus

Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus được đầu tư 100% từ Singapore, thành viên Singapore Medical Group. Hiểu được nhu cầu chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng cho bé của phụ huynh ngày càng tăng, Phòng khám Quốc tế CarePlus phát triển các gói khám dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ. Với phương pháp chuyên sâu giúp bác sỹ và cả ba mẹ hiểu đúng nhất về tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bé, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất về chế độ dinh dưỡng của bé.

Tầm soát dinh dưỡng giúp bố mẹ lên chế độ ăn uống cho bé dễ dàng và khoa học hơn

Đến với gói khám dinh dưỡng cho bé tại CarePlus, bố mẹ sẽ được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trực tiếp tư vấn như:

BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Nhi tổng quát.

Khám sức khỏe và tư vấn Dinh dưỡng

Các bệnh lý về Sốt.

Sốt xuất huyết và các bệnh Huyết học cơ bản.

BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My

Hơn 7 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý nội nhi.

Từng công tác tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 2.

Diễn giả của các buổi tọa đàm, các chương trình về hen suyễn và bệnh lý đường thở của CLB hen suyễn TP. HCM

Chuyên các bệnh lý về hô hấp.

Tư vấn điều trị hen suyễn.

Khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng.

THS. BS. Lê Thị Kim Dung

Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Nhi đồng 1, BV Đại học y dược và các bệnh viện khác.

Chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel;

Chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về: Bệnh lý hô hấp trẻ em, Bệnh lý đường tiêu hóa, Chủng ngừa, Dị ứng, Nuôi con bằng sữa mẹ,…

Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi.

Bệnh lý tiêu hóa.

Dị ứng.

Bệnh lý đường hô hấp.

BS. CK1. Trần Thị Hoàng Anh

Hơn 12 năm kinh nghiệm công tác tại:

Bệnh viện Nhi đồng 1.

Nhi đồng 2.

Hospital de Conception (Pháp).

Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu Sơ sinh tại Pháp.

Tư vấn dinh dưỡng, tư vấn điều trị trẻ sơ sinh, sinh non và trẻ nhỏ.

BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

Nguyên trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.

Hơn 9 năm kinh nghiệm công tác tại Khoa Nhi Bệnh viện Quận 2.

Học sau đại học tại Đại học Y Dược Tp. HCM.

Hồi sức sơ sinh, khám, điều trị, chẩn đoán, tư vấn các bệnh lý Nội nhi thường gặp.

Tư vấn dinh dưỡng.

Tư vấn tiêm ngừa.

Các phương pháp giúp đánh giá tình trạng hiện trạng biếng ăn của trẻ thuộc gói tầm soát suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tại CarePlus bao gồm:

– Khai thác tiền sử phát triển, chế độ dinh dưỡng trước đây.

– Đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

– Xét nghiệm:

Công thức máu: Xét nghiệm này có vai trò giúp xác định bé có đang bị thiếu máu, sắt hoặc đang có rối loạn gì bất thường hay không.

CRP: Xét nghiệm CRP là xét nghiệm protein trong máu, từ đó biết được tình trạng sức khỏe tổng quát của bé.

Pre-albumin, Albumin: Prealbumin thường xét nghiệm để chẩn đoán suy dinh dưỡng protein-năng lượng (protein-calorie malnutrition) ở những người có các triệu chứng suy dinh dưỡng. Trong khi đó, kiểm tra Albumin có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý khác nhau hoặc để theo dõi tình trạng sức khỏe.

25-hydroxtvitamin D: Đây là vitamin được sản sinh ở da khi phản ứng với ánh sáng mặt trời, hoặc hấp thu thông qua một số loại thực phẩm và viên bổ sung. Xét nghiệm 25-hydroxtvitamin D giúp theo dõi tăng trưởng và phát triển xương, răng…

Ferritin: Xét nghiệm ferritin sẽ giúp bác sĩ hiểu lượng sắt cơ thể được lưu trữ được bao nhiêu, có đang thừa hoặc thiếu không.

Các vi chất (Kẽm, Canxi và Magie): Đây đều là các vi chất quan trọng, thiếu hoặc dư các vi chất này đều gây ảnh hưởng không tốt để sự phát triển của trẻ.

Chưa dừng lại ở đó, gói tầm soát dinh dưỡng tại CarePlus còn cung cấp cho bố mẹ phương pháp đánh giá chế độ ăn CarePlus 24h Recall, đây là phương pháp chuyên sâu được phát triển bởi bác sỹ CarePlus giúp khắc họa rõ nét nhất những khiếm khuyết trong chế độ ăn của bé. Phương pháp hiện được áp dụng duy nhất và độc quyền tại tất cả phòng khám thuộc CarePlus Clinics Vietnam.

Ngoài ra, CarePlus còn mang đến các bậc bố mẹ gói khám béo phì dành cho bé với mức chi phí phải chăng.

Trẻ biếng ăn là hiện tượng phổ biến nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Để được tư vấn trẻ biếng ăn phải làm sao hoặc đặt hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ thông qua:

Trẻ Biếng Ăn Cần Phải Làm Gì? Cách Trị Trẻ Biếng Ăn Cho Các Mẹ

Giai đoạn trẻ 1-2 tuổi là thời điểm đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó rất dễ xảy ra tình trạng biếng ăn. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, mà còn hạn chế sự phát triển trí tuệ, thậm chí dẫn đến hậu quả trẻ bị các chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết trình trạng trẻ biếng ăn lâu ngày?

Các dấu hiệu trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn:

– Trẻ không chịu thử những món mới.

– Mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài trên 30 phút, lượng thức ăn mà trẻ dung nạp mỗi bữa ít hơn so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi.

Làm sao để trẻ hết biếng ăn?

Để cải thiện những biểu hiện này, trước tiên mẹ cần hiểu các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó sẽ có những biện pháp phù hợp với tình trạng biếng ăn của từng trẻ.

Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 1, 2 tuổi biếng ăn

Khoảng 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ hoàn thiện quá trình mọc răng.Lợi trẻ bị kích thích, đau, cộng thêm sự rối loạn trong bài tiết nước bọt nên trẻ sợ ăn uống (một số trẻ có biểu hiện còi cọc do biếng ăn chứ không còn được bụ bẫm như trước nữa, các mẹ tự hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao?).

– Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, đa dạng. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn nhiều để tránh làm cho trẻ sợ ăn về sau.

– Nếu hiện tượng đau lợi do mọc răng khiến trẻ không ăn uống được gì, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc khắc phục tình trạng này hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

– Nhiều mẹ lười đổi món cho con, để trẻ ăn một món hết ngày này qua ngày khác, đây cũng là lý do khiến trẻ nhanh chán.

– Trẻ thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ngon miệng trong khẩu phần hàng ngày.

– Mẹ cho con ăn cơm quá sớm (trước 2 tuổi) cũng khiến trẻ không ăn được nhiều, hình thành dấu hiệu biếng ăn.

Trẻ dùng nhiều sữa ngoài hơn sữa mẹ:Các nghiên cứu chứng minh, các trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi sẽ ăn uống ngon miệng hơn.

Nguyên nhân là do, sữa mẹ chứa các thành phần giúp kích thích dạ dày và đường ruột của bé, hỗ trợ giúp bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn

Bỏ thuốc vào cháo cho trẻ: Nhiều mẹ có thói quen cho thuốc vào cháo khi con bị ốm. Lần đầu, trẻ không biết nên dễ mắc lừa cha mẹ nhưng những lần sau sẽ nảy sinh tâm lý cảnh giác và tránh xa thức ăn.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn là do bé còi xương; mắc bệnh truyền nhiễm như viêm tai, viêm họng; bé bị tiêu chảy, viêm ruột…

Các trường hợp đặc biệt bé 1, 2 tuổi biếng ăn

Trẻ chỉ thích uống sữa mà lười ăn cháo, bột: Sữa tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng mẹ vẫn nên cho con ăn, uống thêm các loại thực phẩm khác. Trẻ đã qua tuổi ăn dặm thì việc chỉ uống sữa sẽ không thể đảm bảo dưỡng chất cho trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời, nếu chỉ uống sữa không, con sẽ dễ mắc chứng táo bón.

Bé biếng ăn thích ngậm cháo: Khi trẻ có thói quen xấu này, mẹ phải làm sao? Mẹ có thể nấu thức ăn mềm, nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên khuyến khích để trẻ nuốt thức ăn nhanh hơn.

Trẻ biếng ăn muốn bỏ bữa: Mẹ vẫn nên duy trì việc ăn uống của con theo lịch cố định. Bỏ bữa có thể khiến bé ăn ngon hơn khi đói nhưng điều này có thể khiến trẻ rối loạn tiêu hóa. Bỏ bữa cũng dễ hình thành nên thói quen xấu, trẻ chỉ muốn ăn khi có nhu cầu. Lâu dần, con sẽ càng biếng ăn và mẹ sẽ càng khó khăn hơn để trả lời câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao?

Trẻ biếng ăn bị nôn trớ khi ăn: Trẻ trên 1 tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng nôn (trớ) khi ăn thì mẹ nên đưa con đi khám. Đồng thời, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và ăn từng chút một. Mẹ cũng tuyệt đối tránh cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn.

Trẻ biếng ăn, mẹ phải là sao?

Đầu tiên, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó có “chiến thuật” phù hợp giúp con ăn ngon miệng hơn. Một số nguyên thường gặp:

Trước bữa ăn, mẹ cho con ăn quá nhiều, con vẫn còn no và chưa muốn ăn tiếp.

Sức khỏe của con không tốt: bị mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, nếu trẻ mới ốm dậy, cơ thể sẽ chưa kịp phục hồi để “nạp” được một lượng dinh dưỡng “đồ sộ”.

Đường tiêu hóa của con hoạt động không tốt, bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột.

Thức ăn mẹ nấu có chút khác biệt với khẩu vị của con.

Mẹ cần tạo cho trẻ biếng ăn những bữa ăn vui vẻ

Tâm lí vui vẻ, thoải mái chính là lý dò giúp kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp con ăn ngon hơn. Biết được điều này, mẹ phải làm sao để bé ăn ngon miệng? Mẹ nên cho con ăn cùng gia đình. Trong bữa ăn, trẻ được quan sát người lớn ăn uống, trò chuyện vui vẻ, kích thích sự thèm ăn cho con.

Tuy nhiên, mẹ cần tránh tuyệt đối những “trò” giúp con ăn nhanh hơn như: xem TV, chơi đồ chơi. Những hoạt động này sẽ khiến trẻ kém tập trung vào bữa ăn, đồng thời hình thành thói quen xấu: trẻ sẽ khóc nhè không chịu ăn nếu không được xem TV, chơi đồ chơi.

Mẹ nên lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn

Lý do các bà mẹ không có kế hoạch lên thực đơn hàng ngày cho con, khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị thiếu chất – một trong các nguyên nhân trẻ biếng ăn. Vậy mẹ phải làm sao? Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa giúp con hào hứng hơn với các bữa ăn.

Đặc biệt, mẹ nên chú ý tới hình thức trình bày món ăn, phải làm sao cho món ăn đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ, mẹ có thể nấu món canh rau củ quả với màu sắc đa dạng hoặc có thể trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình các con vật ngộ nghĩnh. Chắc chắn là con sẽ thấy bữa ăn hấp dẫn và thú vị hơn nhiều!

Một tâm lý phổ biển của rất nhiều bà mẹ khi lo lắng cho tình trạng biếng ăn của con là cho con ăn vặt theo phương châm “ăn được tí nào hay tí ấy”. Tuy nhiên, đây là tư tưởng sai lầm, việc mẹ cho con ăn vặt sẽ khiến con mất đi cảm giác đói bụng và không còn muốn ăn trong bữa chính.

Thêm vào đó, các món ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt… không có lợi cho sức khỏe, làm tăng đường huyết, tạo cảm giác “no bụng giả” trong khi thực chất bé vẫn đang đói và thiếu chất dinh dưỡng.

Nếu bản thân trẻ là một người kén ăn, và dù mẹ đã thực hiện 4 bước trên mà bữa ăn với bé vẫn thật khó khăn thì mẹ có thể bổ sung các chế phẩm bổ sung hỗ trợ bé ăn ngon. Điển hình là men vi sinh có bổ sung bào tử lợi khuẩn hỗ trợ giúp trẻ luôn có hệ tiêu hóa ổn định, khỏe mạnh, đồng thời từ đó cho trẻ ăn ngon tự nhiên và tăng cân đều.