Top 12 # Xem Nhiều Nhất Làm Sao Để Giảm Đau Bụng Khi Có Kinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngubao.com

Làm Sao Để Hết Đau Bụng Kinh Khi Có Kinh Nguyệt?

Làm sao để hết đau bụng kinh? Rất nhiều chị em trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc bị gián đoạn. Kỳ kinh nguyệt khiến chị em khó chịu mệt mỏi, không những thế đau bụng kinh làm tâm trạng chị em càng trở nên tồi tệ hơn và trở thành “khắc tinh” mỗi khi ngày đèn đỏ đến.

Triệu chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng chị em bị đau vùng hạ vị xuất hiện trong thời gian hành kinh hoặc trước khi có kinh. Có trường hợp đau bụng kinh âm ỉ kéo dài suốt chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là đau từng cơn dữ dội kèm theo các triệu chứng đặc trưng khác.

Những dấu hiệu của chứng đau bụng kinh bao gồm:

Bụng dưới và vùng hạ vị đau âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, có thể lan xuống vùng thấp và đùi.

Có cảm giác căng cứng ở ngực, đầu ngực hơi đau.

Đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu.

Đau bụng đi vệ sinh thường xuyên, tiêu chảy.

Chân tay bủn rủn, chóng mặt, hoa mắt.

Mẫn cảm, dị ứng với một số mùi.

Có trường hợp đau dữ dội có thể ngất xỉu.

Có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác của cơ thể trong những ngày trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt khiến người khó chịu bạn có thể liên lạc ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn thêm về các triệu chứng trên.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Cổ tử cung hẹp khiến máu kinh tắc nghẽn, tử cung phải co bóp mạnh để có thể đẩy máu kinh ra.

Tử cung có vị trí bất thường, tử cung ngả sau hay phía trước đều ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh.

Tử cung hoạt động quá mức, co thắt trong thời gian dài khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu và gây đau bụng kinh.

Bệnh lạc nội mạc tử cung gây nên tình trạng đau bụng kinh.

Bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Mẫn cảm với cảm giác đau.

Cách chữa đau bụng kinh tại nhà

Chế độ ăn bổ sung nhiều dinh dưỡng

Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như cá, thịt bò, sữa…vitamin E thiamine và Omega-3, trái cây tươi, rau củ và thực phẩm có chất xơ, ngoài ra sữa chua và những thực phẩm nhiều canxi cũng giúp giảm nguy cơ đau bụng kinh hữu hiệu.

Chườm bụng dưới bằng nước ấm

Chị em có thể sử dụng túi chườm thường xuyên khi đi làm và đi học, chườm ấm giúp khí huyết ứ trệ dễ dàng lưu thông và chảy ra ngoài dễ dàng đồng thời giữ ấm cho cơ thể.

Tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần luôn thoải mái

Những bài tập chuyển động cơ bụng, vùng xương chậu làm thúc đẩy tuần hoàn máu, tập thể dục đều đặn mang đến cho bạn một tinh thần thoải mái, không áp lực, không stress bạn sẽ không còn gặp tình trạng rối loạn hormone, đau bụng kinh nữa.

Lưu ý: Đối với các trường hợp đau bụng dữ dỗi, máu kinh ra nhiều, tụt huyết áp, ngất xỉu chị em nên đi khám phụ khoa ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời, không nên coi thường các triệu chứng của đau bụng kinh.

Đối với những trường hợp đau bụng kinh có nguyên nhân từ các bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì tùy vào từng trường hợp mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.

Trường hợp đa nang buồng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng ống nội soi thành bụng chuyên dụng dùng trong y tế. Hoặc một số trường hợp cần thiết có thể phải cắt bỏ buồng trứng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của nữ giới.

Nếu bắt nguồn từ lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi bảo tồn áp dụng cho những trường hợp vẫn có nhu cầu sinh con trong tương lai. Ngoài ra, có thể cắt bỏ tử cung toàn phần cho những trường hợp không có nhu cầu mang thai.

Với những trường hợp đau bụng kinh do u xơ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp có khối u trên 8cm, xuất hiện những biến chứng mà dùng thuốc không có hiệu quả hoặc có thêm các biến chứng như loạn sản cổ tử cung, sa sinh dục, u nang buồng trứng.

Còn đối với những trường hợp polyp tử cung, bác sĩ sẽ xem xét kỹ càng rồi chỉ định cắt bỏ hoặc phẫu thuật tùy vào từng trường hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng việc điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nếu chị em còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề Đau bụng kinh nguyệt, hãy nhấp vào bảng bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đau Bụng Kinh Phải Làm Sao Để Giảm Đau?

Ðau bụng kinh () là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới xảy ra ở một số phụ nữ vào ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh. Bệnh hay gặp ở trẻ gái khi bắt đầu bước vào tuổi có kinh nguyệt.

Thống kê độ tuổi hay bị đau bụng kinh là từ 15 – 25 tuổi, đặc biệt trầm trọng ở thời kỳ 3 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh. Cảm giác đau đớn khi sắp hoặc đang xảy ra kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến học tập, khiến các em phải nghỉ học, thậm chí cản trở các sinh hoạt bình thường khác.

Hội chứng đau bụng kinh có nguyên nhân được cho là do mức độ sản xuất prostaglandin tăng cao dẫn đến tăng co bóp tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng âm ỉ cho phụ nữ khi sắp hoặc đang có kinh nguyệt.

Các thuốc hay dùng khi bị đau bụng kinh

Vì đây là một tình trạng đau, đôi khi kèm theo co thắt nên nhóm thuốc đầu bảng là các thuốc giảm đau và chống co thắt. Khi bị đau bụng kinh, có thể dùng ngay thuốc paracetamol như một lựa chọn đầu tiên vì thuốc này khá an toàn, không gây nghiện và làm giảm đau nhanh trong vài giờ. Nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống.

Nếu đau nặng và kéo dài, có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen có bán với rất nhiều tên thương mại trên thị trường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng paracetamol hoặc dùng liều cao vì dễ gây tổn thương tế bào gan không hồi phục. Đặc biệt, hiện nay, trên thị trường, paracetamol có rất nhiều biệt dược, vì vậy, người bệnh dễ sử dụng quá liều do việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau có cùng thành phần.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Hay dùng các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam… Đây là nhóm thuốc cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh vì các thuốc kể trên có tác dụng ức chế enzym prostaglandin – chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh.

Một số hãng dược đã bào chế những sản phẩm với công thức riêng để giảm đau bụng kinh có hiệu quả mặc dù các thuốc này còn có thể dùng trong nhiều bệnh khác nữa. Đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai… Vì vậy, không nên lạm dụng và phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đáng tiếc.

Hiện nay, nhóm NSAID ức chế chọn lọc COX-2 cũng hay được dùng như celecoxib, parecoxib, etoricoxib… trong điều trị đau cho phụ nữ khi có kinh nguyệt.

Các thuốc chống co thắt: Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất kháng cùng nhóm. Các thuốc chống co thắt có tác dụng tốt đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt. Các thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng ngoại ý như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu… nhưng thường nhẹ.

Các nội tiết tố như oestrogen và progesterone đôi khi cũng được chọn lựa như các dạng thuốc uống ngừa thai với mục đích để giảm đau do kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh kéo dài… Tuy nhiên, cần xem xét kỹ và tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất, có cân nhắc cả những ảnh hưởng sau này của thuốc nội tiết tố đối với người sử dụng.

Các thuốc hỗ trợ: Đôi khi tình trạng đau bụng kinh có ảnh hưởng bởi tâm lý và chỉ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ gái mới lớn nên việc dùng thuốc cần chọn lựa loại an toàn và ít tác dụng phụ nhất. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ phối hợp vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.

Dùng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn. Có thể massage, thiền hoặc yoga theo hướng dẫn để ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.

Chú ý chế độ ăn có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều… Trẻ gái vào tuổi có kinh cần được tư vấn và quan tâm tình cảm gia đình để giúp các em phòng tránh những tác động xấu về tâm lý góp phần hạn chế những cơn đau của tuổi mới lớn.

Làm Sao Để Hết Đau Bụng Khi Hành Kinh

Bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài… Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.

Đau bụng hành kinh có phải là hiện tượng thường xảy ra không?

Đau bụng hành kinh đúng là một loại bệnh phụ khoa tương đối phổ biến. Từ trước đến nay, do cảm giác đau của mỗi người khác nhau, mức độ chịu đựng của mỗi người cũng khác nhau, hơn nữa lại thiếu phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác về mức độ của bệnh, nên tỷ lệ đau bụng hành kinh được thống kê của phụ nữ ở các nước có sự chênh lệch khá lớn.

Theo một số điều tra, năm 1980 ở Trung Quốc có 33% người bị đau bụng hành kinh trong số 72.000 phụ nữ được điều tra. Trong đó:

– 36% đau bụng kinh nguyên phát.

– 32% bị đau thứ phát.

– 32% không rõ nguyên nhân.

– 13,6% người bị ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt.

Năm 1982, Andersch và Milsom đưa ra báo cáo: Có đến 72% nữ thanh niên lứa tuổi 19 ở Thụy Điển bị đau bụng hành kinh, trong đó 15% dùng thuốc giảm đau. Năm 1985, ở Mỹ 50% phụ nữ sau tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở mức độ khác nhau, 10% vì đau bụng kinh mà mỗi tháng phải nghỉ một đến ba ngày. Từ đó có thể thấy, đau bụng kinh là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ dưới 19 tuổi.

Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?

Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.

Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.

Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…

Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.

Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thống kinh, giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.

– Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.

– Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

– Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.

– Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

Nguyên nhân và cơ chế gây đau bụng hành kinh:

Đây là một bệnh phụ khoa mà biểu hiện lâm sàng là đau bụng. Thực ra, nó là một chứng bệnh độc lập, nhưng do sự đau đớn có những biểu hiện đặc biệt nên người ta liệt nó vào hàng các bệnh phụ khoa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng hành kinh, biểu hiện của chúng rất khác nhau. Người bị u cơ dưới niêm mạc tử cung, người có cơ quan sinh dục cấu tạo không bình thường như cổ tử cung hẹp… đều có thể bị đau bụng hành kinh. Sự tồn tại của những vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích thích tử cung, phát sinh sự đau đớn.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

– Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

– Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

– Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

Đau bụng hành kinh nguyên phát có những đặc điểm lâm sàng nào?

Đau bụng hành kinh nguyên phát thường thấy ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn, chưa sinh con. Bệnh thường phát vào khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu.

Hiện tượng đau bụng xuất hiện một thời gian ngắn trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1-2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới và thắt lưng; hậu môn có cảm giác khó chịu. 50% người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết.

Sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh nở hoặc khi tuổi đời nhiều lên, chứng đau bụng hành kinh có thể tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn.

Chẩn đoán và điều trị đau bụng hành kinh như thế nào?

Phụ nữ trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đau bụng thì nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ. Căn cứ vào lý lịch bệnh do người bệnh cung cấp, vào những triệu chứng lâm sàng và kiểm tra, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân cần được giám định để xác định triệu chứng đau bụng là do các chứng bệnh khác (như u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung cấp tính, đẻ non…) gây nên hay do đau bụng hành kinh gây nên. Việc các chứng bệnh trên bị chẩn đoán nhầm thành đau bụng kinh sẽ dẫn đến điều trị sai, gây những hậu quả không tốt.

Phương pháp trị đau bụng hành kinh chủ yếu là uống thuốc; nhưng tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị đau bụng hành kinh nguyên phát. Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, u uất… Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bụng hành kinh.

Uống thuốc để điều trị đau bụng hành kinh là phương pháp không thể thiếu:

– Thuốc có progestagen: Progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn. Ngoài ra, việc dùng progestagen vừa phải còn ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin.

Cần uống thuốc chứa progestagen trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.

+ Uống thuốc trong thời gian ngắn: Bắt đầu khi hết hành kinh được 5-7 ngày, liên tục trong 5-7 ngày’

+ Uống theo chu kỳ: Tương tự như dùng thuốc tránh thai, bắt đầu vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, uống trong khoảng 20 ngày, sau khi dừng thuốc cần chú ý hiện tượng đau bụng kinh. Có thể uống thuốc liền trong 3 chu kỳ.

– Thuốc kháng viêm: Thông qua ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác. Từ đó, nó trực tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin, đạt đến hiệu quả ngừng đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian tương đối dài. Người bị viêm loét dạ dày, có bệnh hô hấp phải thận trọng khi dùng thuốc.

– Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

– Thuốc Bắc: Làm khí huyết lưu thông, giảm nhẹ cơn đau.

– Phẫu thuật: Nên hạn chế, chỉ dùng khi các loại thuốc trên không có hiệu quả.

Nếu bị đau bụng hành kinh kéo dài, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: chứng lạc nội mạc tử cung, chứng bệnh ở tuyến cơ tử cung.

Làm thế nào để phòng tránh đau bụng hành kinh?

Do cơ chế phát bệnh của đau bụng kinh nguyên phát còn chưa rõ ràng nên ta chỉ có thể dự phòng bằng cách tránh lạnh, không làm việc quá sức, quá căng thẳng. Đau bụng kinh kéo dài do các chứng bệnh ở cơ quan sinh dục gây nên, vì vậy nên sớm kiểm tra phát hiện bệnh phụ khoa, kịp thời điều trị. Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

– Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh lao động thể lực hoặc vận động quá sức. Tuyệt đối không sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ kinh nguyệt và tránh những kiểm tra phụ khoa không cần thiết.

– Làm tốt công tác tránh thai. Tránh nạo thai và phẫu thuật buồng tử cung (có thể dẫn đến dính niêm mạc tử cung và phát sinh chứng bệnh khác.

– Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là trong thời kỳ mang thai và sinh con. Tuyệt đối không sinh hoạt tình dục bừa bãi, tránh phát sinh chứng viêm tiểu khung và các chứng phụ khoa khác.

Giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”

Việc đấm lưng sẽ gây đau thêm và tổn hại cho tử cung. Ngoài ra, nhổ răng, khám sức khoẻ, hò hát, ăn mặn… cũng là việc không nên làm khi đang “thấy tháng”. Các chuyên gia sức khoẻ khuyên nên tránh những hoạt động sau trong thời gian hành kinh:

Đau Bụng Kinh Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Bớt Đau Bụng Kinh? Click, Xem Ngay!

09:59 – 21/11/2019

Nguyên nhân đau bụng kinh

Mức độ đau không giống nhau ở mỗi người, có người chỉ cảm thấy hơi nhói một chút ở bụng dưới, nhưng nhiều trường hợp đã ví cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt tương đương như gãy một chiếc xương sườn.

Đau bụng kinh có thể rất nhẹ nhàng hoặc cực kỳ dữ dội

Đau bụng kinh chia làm 2 dạng với các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

– Đau bụng kinh nguyên phát là do sự gia tăng hàm lượng prostaglandin giúp thúc đẩy hiện tượng bong các niêm mạc và mô trong tử cung đi ra cùng với máu; Đồng thời các cơ tử cung phải co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau.

– Đau bụng kinh thứ phát thường là những cơn đau dữ dội, do mắc phải một số bệnh phụ khoa như: Viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…

Với thắc mắc đau bụng kinh có nguy hiểm không, bạn cần xác định rõ loại đau bụng kinh mà bản thân đang mắc phải.

Đau bụng kinh có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm

Thực tế, đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì do nội tiết tố chưa ổn định. Triệu chứng đau có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt 1 ngày và kéo dài không quá 12 tiếng. Tình trạng này đa số sẽ chấm dứt khi chị em đã lập gia đình và sinh con. Hiện tượng đau bụng kinh như vậy thường không đáng lo ngại.

– Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung hiện diện ở các vị trí khác, bên ngoài tử cung, làm tổn thương cơ quan sinh sản và gây đau bụng kinh dữ dội, nếu không chữa kịp thời có thể gây vô sinh.

– U xơ tử cung: Là khối u lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung, có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt với những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

– U nang buồng trứng: Đau bụng kinh cũng là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng. Đây là khối u lành tính, nhưng nếu để lâu nó có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.

Vì vậy, chị em cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc đến công việc cũng như sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh?

Như bạn đã biết, đau bụng kinh có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng công việc, cuộc sống của các chị em. Vì vậy, cần sớm tìm ra cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh tức thì như sau: – Chườm nước ấm. Bạn chỉ cần đặt miếng dán giữ nhiệt hay một chai nước ấm lên bụng. Nhiệt độ cao sẽ giúp cải thiện sự co thắt của các cơ trơn tử cung, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng.

– Đắp gừng tươi: Hãy lấy gừng tươi giã nhỏ hoặc cắt lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút, triệu chứng đau bụng kinh sẽ giảm dần.

Gừng là thảo dược có tác dụng giảm đau bụng kinh

– Massage nhẹ: Nên thường xuyên massage nhẹ nhàng phần bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Massage sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Bên cạnh đó, chị em cần tăng cường sức khỏe thể chất từ sâu bên trong bằng cách xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể:

– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và thức quá khuya,…

– Trong chế độ ăn hàng ngày, nên tránh các thực phẩm mặn và có chứa chất kích thích, không uống rượu bia, không hút thuốc,… Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước.

– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Những bộ môn như chạy bộ, đi bộ,… vừa nhẹ nhàng lại giúp nâng cao thể lực, cải thiện chứng đau bụng kinh rất hiệu quả.

– Sử dụng sản phẩm thảo dược: Các loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều kinh giảm đau, hoạt huyết hóa ứ là đương quy, hương phụ, đan sâm, nga truật, sài hồ bắc,… giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện đau bụng kinh hiệu quả

Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Phụ Lạc Cao EX là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau. Đặc biệt, sản phẩm có thành phần có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau bụng kinh an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Trải nghiệm của người dùng Phụ Lạc Cao EX

“Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người!”

Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Phụ Lạc Cao EX

Các chuyên gia cũng đánh giá cao hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX trong hỗ trợ điều trị đau bụng kinh. Đừng bỏ lỡ những phân tích của chuyên gia Lê Thị Hiền trong video sau:

Nếu còn thắc mắc về đau bụng kinh và đặt mua Phụ Lạc Cao EX, hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng