Giải thích về phản ứng ho của cơ thể
Thực chất, ho là một phản xạ có điều kiện có lợi của cơ thể, chúng xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhằm loại bỏ các chất bài tiết, chất kích thích hoặc bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp.
Phản xạ ho được chia thành 4 pha là cảm giác, hít vào, nén và thở ra:
Trước khi khởi phát cơn ho, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy nhất định ở cổ. Lúc này, các các vagal Receptor ở phổi sẽ cảm nhận được các kích thích cơ học hoặc cả hóa học ở đường dẫn khí, sau đó truyền tín hiệu về thân và vỏ não để khởi phát cơn ho.
Sau đó, cơ thể của người bệnh sẽ hít một hơi lớn, các cơ hô hấp căng giãn ra, tạo ra áp lực dương trong ngực lớn hơn lúc thở ra.
Sau khi hít vào, thanh môn của người bệnh nhanh chóng đóng vào để duy trì thể tích phổi. Lúc này, áp lực ở trong ngực cũng đang được tạo lập.
Giai đoạn cuối cùng, thanh môn mở ra, các không khí dồn nén trong phổi đẩy ra ngoài, tạo ra phản ứng ho.
Ho có đờm là tình trạng ho kèm theo một chất được tạo nên bởi các chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ cùng các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Ho khan là hiện tượng ho nhưng không kèm theo đờm. Đa phần người bệnh đều trải qua giai đoạn ho khan trước khi ho có đờm.
Ho có đờm là bệnh gì?
Ho có đờm do bệnh về đường hô hấp
Viêm họng cấp
– Phản ứng viêm bắt đầu báo hiệu bằng cảm giác đau rát nơi cổ họng, nuốt thức ăn hoặc nước uống thấy đau.
– Đa phần các trường hợp đều sốt cao 39 – 40 độ ở giai đoạn đầu của bệnh.
– Ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi.
– Quan sát thấy hai amidan viêm to, có chất nhày trong hoặc bựa trắng bao phủ.
– Ban đầu người bệnh ho nhẹ, sau 7 – 10 ngày bắt đầu ho nhiều, chảy nước mũi, ho có đờm. Sau cơn ho xuất hiện các tiếng rít nên mới gọi là ho gà.
– Khi bệnh nặng, người bệnh có thể ho rất nhiều dẫn đến mệt rũ rượi, nôn thức ăn, đờm, chất nhầy sau khi ho khiến sức khỏe giảm sút.
– Ho khạc ra đờm kéo dài trên 1 tuần. Ho ra một chút máu trong giai đoạn nặng hơn của bệnh.
– Những cơn sốt nhẹ về chiều tối là triệu chứng khá điển hình.
– Hay ra mồ hôi trộm về đêm, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, sút cân.
Viêm khí phế quản cấp
– Triệu chứng thường gặp là ho khan 1 – 2 ngày đầu, sau đó ho có đờm đặc, nhầy mủ, thở khò khè.
– Sốt cao có hoặc không gặp ở một số trường hợp.
Hen phế quản
– Ho, hen chủ yếu gặp về ban đêm hoặc gần sáng. Có thể nghe rõ tiếng hen, tiếng rít trong mỗi cơn ho.
– Đờm xuất hiện sau mỗi cơn hen, đa số là đờm loãng trắng.
– Người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở.
Giãn phế quản
– Ho có đờm gặp nhiều vào buổi sáng. Khi để lắng thấy đờm lắng thành 3 lớp: Bọt dịch, chất nhầy và mủ.
– Khi bệnh nặng, xuất hiện ho có đờm dính máu.
– Khởi phát bằng sốt cao, rét run.
– Ho có nhiều đờm, rất đặc, quánh dính lại, màu rỉ sắt.
– Ho khan hoặc kho có đờm. Khi ổ áp xe vỡ, người bệnh ho khạc ra đờm có mủ hoặc dính máu. Đờm đặc trưng bởi mùi cực kỳ tanh hoặc thối.
– Kèm theo triệu chứng sốt cao, đau ngực.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Ho chủ yếu vào ban ngày, ban đầu ho khan, sau đó ngày càng nhiều đờm xuất hiện.
– Khó thở dai dẳng, nặng hơn khi người bệnh hoạt động nặng, leo cầu thang.
– Ho ban đầu ít, sau đó nhiều dần lên, có dính đờm và mủ. Một số người ho ra đờm có dính một chút máu.
– Khó thở, đau ngực dai dẳng khi khối u đã lớn làm tắc nghẽn phế quản.
Ung thư phổi
– Thở nặng nhọc, đau ngực, khó thở, khò khè, ho nhiều, ho có đờm, khản giọng, một số người ho ra máu.
– Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thất thường, hay khó chịu.
Ho có đờm không phải do bệnh đường hô hấp
– Khó thở khi phải chạy bộ, leo cầu thang, đặc biệt là khi nằm xuống. Khó thở đôi lúc xảy ra vào cả ban đêm khi người bệnh đang ngủ.
– Ho dai dẳng, ho khạc ra đờm trắng hoặc ho khò khè. Mỗi lần ho, người bệnh lại cảm thấy rất tức ngực, khó chịu.
– Mệt mỏi, sưng phù tay chân, mí mặt, mặt, đầu các chi tím tái.
– Chán ăn, tiểu đêm nhiều, sụt cân.
– Đặc trưng bởi triệu chứng vàng da, sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
– Khi ổ áp xe gây phản ứng lên màng phổi có thể kích thích và gây ho, ho có đờm.
Trào ngược dạ dày
– Ợ chua, cợ nóng, ợ hơi xảy ra thường xuyên.
– Đau họng, ho có đờm, khan giọng. Ho nhiều hơn khi ăn no, trầm trọng hơn khi người bệnh nằm ngủ vào ban đêm.
Ho có đờm phải làm sao hết?
Bởi ho khạc đờm là rắc rối thường gặp nên khi gặp phải, ít người thắc mắc đây là triệu chứng của bệnh gì, mà chủ yếu nghĩ rằng nó không quá nghiêm trọng, chỉ cần một số bài thuốc đơn giản là có thể chữa khỏi.
Trước khi quyết định phải uống thuốc gì khi bị ho có đờm, người bệnh cần thực hiện một số việc sau:
– Không uống đồ lạnh, vì nhiệt độ thấp làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
– Kiêng ăn đồ tanh, tôm cua, hải sản.
– Giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ và tai.
Chữa ho có đờm bằng bài thuốc dân gian
Lá hẹ hấp mật ong
Lấy một nắm lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp cách thủy với mật ong. Nếu không có mật ong, người bệnh có thể thay bằng đường phèn, không dùng đường trắng.
Nước hẹ hấp mật ong/đường phèn chắt ra rồi uống khi còn ấm nóng là bài thuốc chữa ho có đờm rất công hiệu, được nhân dân truyền lại qua nhiều đời.
Gừng nướng với mật ong
Củ gừng ta rửa sạch, để cả vỏ rồi nướng cho thơm. Sau đó cho gừng vào cối giã nhỏ, lọc lấy nước cốt.
Cho một chút mật ong vào nước cốt gừng khuấy đều, sau đó ngậm từng chút trong miệng để làm ấm họng, trị ho, tiêu đờm.
Có một cách khác là giã nhỏ gừng, sau đó cho vào một chút nước nóng, khuấy đều, dùng uống ngay khi còn ấm nóng sẽ giúp đẩy lùi cơn ho tức thì.
Lá diếp cá và nước vo gạo
Rửa sạch khoảng 10 lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Trộn phần lá này với nước vo gạo (lấy nước lần thứ 2 để tránh bụi bẩn), sau đó cho tất cả vào nồi đun liu riu dưới lửa nhỏ.
Sau khi nước đã sôi được 20 phút, dùng rây lọc bỏ bã, phần nước thu được dùng để uống sau bữa ăn, một ngày 3 lần.
Tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực
Rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả vào một bát nước rồi hấp cách thủy dưới lửa liu riu, càng lâu càng tốt.
Hỗn hợp thu được có thể bảo quản trong hũ thủy tinh, để ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi khi bị ho có đờm, lấy một thìa nhỏ đem hấp nóng, sau đó ngậm vào miệng cho đến khi hỗn hợp tan hết.
Đến gặp bác sĩ khi tự điều trị ho có đờm mà không khỏi
Trong các trường hợp ho có đờm nhẹ, thường các cơn ho sẽ chấm dứt sau 2 – 3 ngày dùng các bài thuốc dân gian kể trên.
Khi bị ho ra đờm kéo dài, mặc dù đã dùng thuốc cả tuần mà không khỏi, người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh mà nên khám bác sĩ, bởi triệu chứng kéo dài như vậy rất có thể đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.
Nguồn: chúng tôi