Top 5 # Xem Nhiều Nhất Làm Thế Nào Để Bé Dễ Ngủ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngubao.com

Làm Thế Nào Để Em Bé Dễ Ngủ?

Những điều không nên làm khi trẻ “ọ ẹ” khó ngủ

La mắng con

Điều này rất bình thường, mỗi khi khó chịu, bực bội điều gì, xu hướng người ta hay la hét điều gì đó là chuyện không xa lạ. Trong trường hợp, con cứ quấy khóc, hay “ọ ẹ” không chịu ngủ, cũng có thể làm các mẹ bực lên và la mắng, quạu cọ con.

Lau người bằng nước mát

Khi đã tắm vào buổi sớm, các mẹ đừng dùng khăn mát lau cho con nữa, điều này nguy hiểm lắm, có thể làm cho trẻ bị viêm phổi hoặc các bệnh cảm mạo. Thông thường các mẹ lau người bằng nước mát cho bé vì thấy con nóng nực, đổ nhiều mồ hôi. Lúc này, lỗ chân lông đang nở ra, các mẹ lau người bằng nước, nước dễ ngấm vào người con lắm các mẹ ạ.

Tránh ẵm và lắc con quá mạnh

Lúc này, em bé cần nhẹ nhàng để đi vào giấc ngủ, các mẹ tránh ẵm con lên và ru con mạnh như việc lắc, đung đưa mạnh, có thể làm con trẻ tỉnh ngủ và khó ngủ nhiều hơn.

Những điều nên làm giúp em bé dễ ngủ

Muốn em bé dễ ngủ, chỉ cần vài cách đơn giản là xong.

Vuốt ve, vỗ về

Nhiều mẹ ít để ý điều này, nhưng động tác ru con bằng việc vuốt ve chân mày, lưng, chân, xoa đầu và vỗ mông con, là điều cần thiết. Hãy dùng tay để mát-xa cho con một cách rất nhẹ nhàng, con sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ru con bằng tiếng hát

Thay bằng những bài hát trữ tình, hãy hát ru con bằng những bài hát đậm tính nhân văn về tình mẫu tử, tình cha con, lòng hiếu thảo, những bản ru con mà ông bà ta xưa hay dùng,… tất cả đều có âm tiết nhẹ nhàng và dễ đưa con vào giấc ngủ. Chưa kể lời bài hát còn mang tính giáo dục, việc thấm vào đầu con những tinh hoa tốt đẹp sẽ giảm đi những điều tiêu cực.

Kiểm tra phòng thông thoáng

Các mẹ hãy kiểm tra phòng ốc thông thoáng nơi con nằm hay không. Chẳng phải mở hết các cửa cho trộm vào, hay mở banh cửa cho gió lạnh vào nhà, nhưng mở cửa một cách an toàn, thông thoáng, cho không khí lưu thông dễ chịu, vậy mới đảm bảo an toàn cho em bé.

Tránh muỗi và côn trùng

Hãy kiểm tra trẻ có bị công trùng cắn, vì ngứa hoặc đau nên khó ngủ. Hãy xử lý trên da trẻ, rồi cho trẻ tránh nằm những nơi có côn trùng hay muỗi,… Chuẩn bị và bảo đảm là nơi nằm của trẻ không có một côn trùng nào có thể xâm nhập.

Quần áo, mền mùng cần sạch

Không phải là quá thơm để mùi thơm làm khó chịu khướu giác vốn yếu ớt ở trẻ, nhưng hãy giặt sạch quần áo của cha mẹ khi chăm sóc trẻ, mền mùng chiếu gối. Tránh để những vật xung quanh bốc mùi, điều này cũng khiến trẻ khó chịu và khó ngủ. Nhất là, mọi người xung quanh trẻ từ trước nên tắm rửa sạch sẽ, mùi hôi cơ thể cũng là một nguyên do.

Mua nệm nước em bé để tránh nóng

Thời tiết tại Việt Nam luôn nóng nực, nhiều em bé không ngủ được vì nóng. Hãy mua nệm nước em bé tại một số nơi uy tín, sản phẩm chất lượng cao cấp để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhờ sự mát mẻ mang lại, trẻ sẽ mau vào giấc ngủ hơn.

Tạm kết

Chăm sóc em bé và cho các cháu ngủ nghỉ là điều rất khó, không đơn giản chút nào. Các mẹ nên cần sự hỗ trợ của gia đình và nhất là những sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ. Ngoài việc vệ sinh, còn cần tài khéo léo trong việc vỗ về và ru con của các mẹ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các mẹ trong một số phương pháp ru con căn bản trong những bài viết sau.

Nệm nước chúng tôi

Làm Thế Nào Để Dễ Ngủ

1. Tạo cho mình không gian ngủ lý tưởng

Chẳng ai muốn lên giường với một không gian bừa bộn, có mùi ẩm mốc hoặc với những đồ vật được thiết kế lộn xộn, ngứa mắt. Khi bạn mắc chứng bệnh mất ngủ triền miên thì hãy bắt tay ngay vào việc cải tạo không gian của phòng ngủ. Một chiếc rèm màu sắc nhã nhặn, bộ chăn ga gối dễ chịu, nhiệt độ phòng lý tưởng, không gian thông thoáng có ánh sáng và không khí vừa đủ, cộng thêm với việc trang trí bắt mắt, dễ nhìn… sẽ tự khắc khiến bạn yêu thích căn phòng ngủ hơn bao giờ hết.

Một trong những cách ngủ ngon đó chính là tắt hết điện khi đi ngủ, tạo không gian tối cho căn phòng của bạn. Ánh sáng của đèn hoặc của bên ngoài hắt vào sẽ khiến bạn sẽ đếm cừu mãi không có hồi kết đấy. Vậy nên, hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn luôn thông thoáng vào ban ngày nhưng cũng đủ tối vào ban đêm.

Các hoạt động như xem ti vi, sử dụng laptop, điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể khiến bạn khó ngủ. Ngoài ánh sáng mạnh từ các màn hình, việc lướt qua các mạng xã hội có thể gây stress và tăng mức độ lo âu. Bạn hãy nói không với Facebook, Twitter, Instagram, email, tin nhắn và tất cả các mạng xã hội khác ít nhất một tiếng trước giờ ngủ. Đây chính là cách làm dễ ngủ được nhiều người áp dụng thành công.

Bạn không thể nào ngon giấc nếu như mang cả núi công việc lên giường, cộng thêm với những suy nghĩ lo lắng về cuộc họp, báo cáo… ngày mai. Vậy nên, khi đã bước chân sang phòng ngủ hãy tạm gác lại công việc ở ngoài kia. Trước giờ đi ngủ bạn hãy ngồi thiền, tập yoga, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng hay đơn giản là ngồi thẳng lưng, hít thở sâu, cảm nhận từng luồng hơi thở đi vào cơ thể. Một khi đầu óc tạm rời xa những áp lực, giấc ngủ mới dễ tìm đến.

Làm sao để ngủ ngon? Đó chính là trước khi đi ngủ bạn hãy lựa chọn những list nhạc nhẹ nhàng như: nhạc không lời, nhạc cổ điển… Khoa học đã chứng minh âm nhạc có tác dụng kỳ diệu trong việc duy trì giấc ngủ sâu và ngon của bạn mỗi ngày. Bởi những giai điệu du dương sẽ xoa dịu thần kinh, ru ta vào giấc ngủ nhanh chóng.

Trước giờ đi ngủ tầm 2 tiếng , bạn không nên nạp bất cứ năng lượng nào vào cơ thể vì chúng sẽ khiến bạn đầy bụng, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó cần tránh uống những thứ chứa cồn hoặc cafein ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ làm rối loạn giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên tắm vòi hoa sen ấm, làm người sạch sẽ, thư thái và uống một ly sữa nóng. Đây là cách ngủ nhanh mà bạn nên áp dụng.

Bạn sẽ không bao giờ ngủ được sâu giấc vào ban đêm khi ban ngày bạn đã ngủ quá nhiều. Thay vì giấc ngủ trưa kéo dài vài ba tiếng thì hãy nên chợp mắt khoảng 30 phút. Tránh tình trạng ngủ vặt thì giấc ngủ vào ban đêm sẽ đến với bạn nhanh hơn.

Khi bạn nằm trên giường hơn 20 phút mà vẫn tỉnh táo và không thể nào nhắm mắt nổi thì hãy ra khỏi giường và thử một hoạt động thư giãn như đọc hoặc nghe nhạc êm dịu, tắm nước nóng, sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bởi khi bạn không ngủ được sẽ khiến bạn suy nghĩ, lo lắng nhiều hơn mà thôi và như thế lại tạo ra cái vòng luẩn quẩn. Vậy bạn đã trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để dễ ngủ chưa?

Đầu tiên, đặt đầu lưỡi phía sau răng cửa hàm trên của bạn, giữ nguyên vị trí

Thở ra bằng miệng theo tiếng phù phù

Đếm đến 4 và hít vào qua mũi, giữ miệng khép lại.

Nín thở và đếm đến 7.

Đếm đến 8 và thở ra bằng miệng tạo ra âm thanh phù phù

Lặp lại chu trình này với tổng số 4 nhịp thở.

Nghĩ gì thì viết ra giấy

Đây là cách loại bỏ những suy nghĩ trong đầu ra khỏi trí nhớ của bạn, từ đó bạn sẽ không tiếp tục nằm trằn trọc nghĩ miên man. Đầu óc trống rỗng thì mới có thể ngủ ngon.

Những bộ váy, đồ công sở ban ngày đã quá gò bó với cơ thể bạn và không nên mang chúng vào trong giường ngủ. Hãy chọn chất liệu, kiểu dáng quần áo ngủ giúp cơ thể cảm thấy được vỗ về như vải voan, vải bông, lụa… Thậm chí, một số người có thói quen không mặc quần áo lúc ngủ để họ không bị giới hạn và dễ di chuyển xung quanh – một trong những cách để dễ ngủ.

Nước Atica có tính kiềm mạnh, dễ dàng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể. Hàm lượng hydro trong nước cao giúp chống lại quá trình oxy hóa và ngăn chặn các gốc tự do tấn công cơ thể. Phân tử nước Atica có kích thước chỉ bằng một phần năm so với phân tử nước thường, thẩm thấu nhanh vào từng tế bào của cơ thể. Nhờ tính thẩm thấu nhanh này mà nước Atica giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể và đào thải các chất độc tố ra bên ngoài. Ngoài các đặc tính trên, nước Atica còn rất giàu khoáng chất tự nhiên như canxi, magie…tốt cho cơ thể. Cấu trúc ion canxi trong nước ion kiềm giàu hydro giúp cơ thể dễ dàng bổ sung và hấp thu canxi gấp 8 lần so với nước thường.

Uống nước ion kiềm giàu hydro hàng ngày sẽ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng và giấc ngủ sẽ đến nhanh hơn.

Làm Thế Nào Để Bé Không Gắt Ngủ?

– Theo sinh lý bình thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi sinh ở những tháng đầu thường có giấc ngủ ngắn và không sâu giấc, do đó rất dễ tỉnh giấc và gặp hiện tượng gắt ngủ.

– Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ thì nhanh đói, do đó khi đói thì bé sẽ trở nên gắt ngủ, khó duy trì giấc ngủ lâu dài.

– Một số ít trường hợp khi bé bệnh, cơ thể khó chịu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, thậm chí nhiều bé sẽ cảm thấy khó ngủ nếu không được mẹ ôm ấp, vỗ về.

– Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ thần kinh vẫn chưa hoàn thiện khiến bé dễ bị giật mình, quấy khóc và gắt ngủ dễ dàng xảy ra.

Làm thế nào để bé không gắt ngủ?

Rất nhiều trường hợp em bé sau khi sinh rất khó ngủ hoặc ngủ rồi nhưng duy trì giấc ngủ không đủ lâu. Mỗi bé sẽ có cách biểu hiện gắt ngủ khác nhau như nằm im, nhìn chằm chằm vào một chỗ, khóc rấm rứt một lúc lâu hoặc gào khóc dữ dội.

Bình thường, trẻ sau khi chào đời dù đang quấy khóc, khó chịu nhưng vẫn rất dễ dàng lăn ra ngủ ngay lập tức. Trong khoảng thời gian 6 tuần đầu sau khi sinh, bố mẹ nên để bé bú và ngủ theo nhu cầu bất cứ lúc nào bé muốn.

Tuy nhiên, hầu hết các bé đều có thời gian ngủ và bú giãn cách từ 30 phút đến 1 tiếng. Do đó, để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé, bố mẹ có thể ghi lại các mốc thời gian giữa việc bú và ngủ của bé để thay đổi, giãn các cữ bú, giúp giấc ngủ bé kéo dài hơn. Bên cạnh đó, việc này còn tạo ra sự chủ động về mặt thời gian chăm sóc cho cả bố mẹ.

Cho bé no bụn g tr ước khi ngủ

Nhiều bà mẹ thường có thói quen ru bé ngủ ngay trên tay và sau đó đặt xuống giường, tuy nhiên nhiều bé gắt ngủ lại dễ dàng tỉnh dậy và quấy khóc. Do đó, tốt nhất các mẹ nên cho bé bú no, khi bé có các dấu hiệu buồn ngủ thì hãy đặt xuống giường để bé có giấc ngủ liên tục, không bị kích thích.

Ngoài ra, để bé dễ ngủ hơn thì mẹ có thể vỗ về bé hoặc nhẹ nhàng xoa lưng. Việc cho bé bú no và đặt xuống giường trước khi bé ngủ sẽ tốt hơn nhiều việc bé ngủ chập chờn trên tay mẹ và dễ dàng bị gắt ngủ khi mẹ đặt trở lại giường

Quan sát các dấu hiệu bé buồn ngủ

Một số biểu hiện khi bé muốn đi ngủ hay gặp là bé lờ đờ, ngáp và tỏ ra chậm chạp hơn. Việc của cha mẹ là hay quan sát và ghi nhận lại những biểu hiện này của con mình để cho bé bú no và ngủ ngay lập tức.

Nếu bé bị quá giấc ngủ, cơ thể sẽ không tiết ra được chất melatonin làm dịu cơn mệt mỏi, dẫn đến việc trẻ gắt ngủ, liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu…

Tuyệt đối không rung lắc để ru bé ngủ

Rung lắc để bé dễ ngủ trở thành thói quen của rất nhiều mẹ hiện nay. Khi thấy bé quấy khóc liên tục, người chăm sóc sẽ bế bé trên tay vừa đi vừa rung lắc vừa hát ru bé. Một số mẹ còn để bé trên võng hoặc nôi điện và đưa.

Tuy nhiên dù bé có thể ngủ theo cách này nhưng giấc ngủ không sâu, lâu dần bé sẽ bị phụ thuộc vào việc rung lắc để ngủ và khi mẹ đặt bé xuống giường, nôi thì bé quấy khóc và không chịu ngủ nữa.

Vì thế, để bé không gắt ngủ thì mẹ không nên tạo thói quen không tốt này cho bé. Môi trường ngủ tốt nhất cho bé là trên mặt phẳng, êm ái, thoáng mát và ít tiếng ồn.

Tạo vị trí quen thuộc khi ngủ

Dù còn rất nhỏ nhưng bé đã có thể cảm nhận được tất cả mọi thứ xung quanh. Do đó, để hạn chế việc bé gắt ngủ thì vị trí bé ngủ nên cố định, không nên thay đổi nhiều để bé quen dần. Nhiều bé chỉ ngủ ngon khi được đặt vào đúng nơi, đúng chỗ trên giường của mình .

Khi bé ngủ say không nên cho bé bú

Nhiều mẹ mắc sai lầm trong cách chăm sóc bé. Một số mẹ chăm sóc một cách máy móc như cứ canh đúng 30 phút – 1 tiếng sẽ cho con bú 1 lần, vì áp dụng cách này nên dù bé đang ngủ say giấc giữa đêm cũng bị mẹ bắt dậy bú. Chính việc làm tưởng như chuẩn xác này lại là nguyên nhân làm trẻ bị mất giấc ngủ ngon và lâu dần khiến trẻ gắt ngủ, khó ngủ hơn.

Không gian ngủ cho bé cũng rất quan trọng, để giấc ngủ bé được sâu và duy trì đủ thời gian, bé nên được ngủ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, thoải mái và yên tĩnh. Khi bé đang say giấc, mẹ nên hạn chế tối đa ánh sáng và tiếng ồn vì những yếu tố này gây kích thích và khiến trẻ khó chịu, dễ gắt ngủ hơn bình thường.

Nhiều trường hợp đặc biệt, các bé rất thích nghe những âm thanh đều đều và chỉ ngừng khóc khi nghe những tiếng động như tiếng máy sấy tóc, âm nhạc êm dịu…

Do đó, khi giấc ngủ của bé gặp vấn đề thì mẹ có thể sử dụng những âm thanh tương tự, giúp bé thoải mái hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để tạo cho trẻ cảm giác quen thuộc, an toàn, dễ đi vào giấc ngủ và loại bỏ tình trạng gắt ngủ cho bé.

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/lam-the-nao-de-be-khong-gat-ngu-a174176.html

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Bé Khó Ngủ Thiếu Chất Gì? Làm Thế Nào Để Bé Ngủ Ngon Hơn?

Khó ngủ không chỉ là vấn đề của người già, ngay cả với trẻ em cũng có thể gặp khó khăn khi ngủ. Việc trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng.

by Nguyễn Phương808 Views

Bé khó ngủ thiếu chất gì?

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm : chế độ dinh dưỡng, lịch trình sinh hoạt, chế độ vận động, môi trường sống, các mối quan hệ xã hội, tâm lý cá nhân,vv….

Nếu xét về chế độ dinh dưỡng, bé khó ngủ thiếu chất gì? Theo lý thuyết, thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng đều làm gián đoạn mọi hoạt động trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến tất cả các bộ phận và chức năng. Điều này có thể được thể hiện ra bên ngoài thông qua việc khó ngủ, ngủ không ngon giấc – đó như một dấu hiệu cảnh báo vậy.

Trong đó, đặc biệt là với chất dinh dưỡng sau, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của con người, nếu thiếu chúng sẽ dẫn đến khó ngủ, rối loạn giấc ngủ,vv…

1. Magie

Magie là một khoáng chất tham gia vào hàng trăm hoạt động trong cơ thể con người, nó đóng vai trò quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tim mạch.

Magiê giúp thư giãn tâm trí, giúp con người dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Lý do là bởi, nó tham gia vào quá trình điều hòa sản xuất melatonin – hormone chỉ đạo chu kỳ ngủ – thức của cơ thể. Ngoài ra, magie cũng giúp làm tăng mức độ acid gamma -aminobutyric (GABA) – có tác dụng làm dịu thần kinh.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, nếu lượng magie trong cơ thể không đủ so với nhu cầu sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn và mất ngủ.

2. Protein

Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, không thể thiếu được. Protein chứa các axit amin – là thành phần cơ bản tạo nên các tế bào. Protein từ thực vật chứa không đầy đủ axit amin, trong khi đó protein từ động vật chứa hầu hết tất cả các loại axit amin và chúng cũng dễ được cơ thể hấp thụ hơn.

Bộ não sử dụng các axit amin để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, như Serotonin, Endorphins, Catecholemines và GABA. Một sự cân bằng hợp lý các chất này sẽ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc và bình tĩnh hơn.

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Có thể là protein. Nếu trẻ có một chế độ ăn uống thiếu protein, cơ thể trẻ thường sẽ mệt mỏi, chán nản, sụt cân, da dẻ yếu ớt và đồng thời cũng khó ngủ hơn.

3. Chất béo

Chất béo cũng giống như protein, là thành phần quan trọng trong dinh dưỡng. Thiếu chất béo, cơ thể chúng ta sẽ gầy còm và dễ bị mệt mỏi hơn. Chất béo đóng nhiều vai trò khác nhau, một trong số đó là giúp hấp thụ vitamin A, E và một số vitamin khác.

Chất béo, đặc biệt là chất béo omega 3 – có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu,…giúp ổn định tâm trạng, giữ cho não hoạt động ổn định, cân bằng hormone.

Thiếu hụt chất béo nói chung sẽ khiến mọi hoạt động bị ảnh hưởng tiêu cực, một trong số đó là giấc ngủ. Cơ thể không chỉ mệt mỏi, khó chịu mà còn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Làm thế nào để bé ngủ ngon hơn?

1. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ em đang tuổi ăn tuổi lớn, vì thế bố mẹ nên cho trẻ ăn uống thật đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng : carbonhydrat, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Để đảm bảo được điều đó, hãy cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính vào những khung giờ nhất định, cộng thêm một bữa ăn phụ.

Nên đa dạng tất cả các loại thực phẩm, không nên kiêng kỵ thực phẩm nào cả trừ khi nó ảnh hưởng xấu đến cơ thể (dị ứng hoặc nhiễm độc).

2. Tạo thói quen đi ngủ nhất quán

Thói quen đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Để thiết lập thói quen ngủ cho trẻ, bố mẹ nên tạo một thời gian biểu, đi ngủ lúc mấy giờ và thức dậy khi nào,vv…

Hạn chế các giấc ngủ ngày quá dài, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

3. Tắt các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, máy game,…sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức. Nó khiến cho cơ thể con người khó đi vào giấc ngủ hơn.

Do đó, bố mẹ nên đảm bảo trẻ trước đi ngủ phải tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 1-2 tiếng, như vậy trẻ mới dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

4. Giữ cho môi trường mát mẻ và yên tĩnh

Nhiệt độ và âm thanh ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Trẻ em cũng như người lớn, đều nhạy cảm với chúng.

Trước khi ngủ, bố mẹ nên giữ cho phòng ngủ được thoáng mát, yên tĩnh, phòng tối, như vậy trẻ sẽ dễ ngủ hơn.

5. Giảm nỗi sợ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có trí tưởng tượng vô cùng mạnh mẽ. Hãy nhớ lại khi bạn còn nhỏ, bạn đã từng sợ hãi điều gì trước khi đi ngủ, bóng ma hay là ác quỷ,vv….Nói chung, đối với những đứa trẻ, bất kỳ điều gì cũng có thể làm nỗi sợ hãi, ám ảnh trẻ ngay cả là những chiếc tivi, tấm màn cửa sổ hay gầm giường.

Để giảm bớt nỗi sợ hãi đó, bố mẹ có thể nằm bên cạnh trẻ một lúc, an ủi trẻ khi trẻ tỏ ra lo lắng căng thẳng, đưa cho trẻ thú bông để ôm khi ngủ,vv…

Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, thắc mắc “Bé khó ngủ thiếu chất gì?” của bạn đã được giải đáp, đồng thời biết được một số phương pháp giúp trẻ ngủ ngon hơn.