Top 11 # Xem Nhiều Nhất Làm Thế Nào Để Hút Được Nhiều Sữa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ngubao.com

Làm Thế Nào Để Máy Hút Sữa Hút Được Nhiều Sữa

Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn nên các bà mẹ không còn phải dùng tay để vắt sữa cho bé của mình nữa. Thay vào đó là các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra một sản phẩm mới để có thể giúp cho họ giải quyết được vấn đề này, đó chính là máy hút sữa. (Thùy Dung, Nha Trang).

Trả lời: Chào chị, trước đây cuộc sống của chúng ta đang còn ở mức thấp nên việc hút sữa cho bé chỉ hoàn toàn vắt bằng tay. Còn bây giờ, đời sống đã được cải thiện hơn nhiều nên các nhà nghiên cứu cũng đã chế tạo ra những sản phẩm mới và thay thế cho những sản phẩm đã cũ. Đặc biệt, có sự quan tâm và giành một sự ưu ái đối với các chị em có con nhỏ, muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp cho các chị em có thể chăm sóc bé nhà mình tốt hơn bằng việc chế tạo ra máy hút sữa.

Việc vắt sữa bằng tay sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy rất mỏi nhưng đối với máy hút sữa thì các bạn có thể hoàn toàn được thoải mái hơn nhiều. Với thiết kế đi kèm những tính năng vượt trội thì một số dòng sản phẩm còn có chức năng massage giúp cho các mẹ cảm thấy dễ chịu và có cảm giác giống như là đang cho con bú.

Massage ngực và chườm khăn nóng đều đặn cũng là cách để kích thích tuyến sữa giúp cho sữa chảy ra nhiều hơn. Và khi hút sữa thì các bạn nên đọc sách, nghe nhạc hay làm một việc gì đó để tâm trạng được thoải mái giúp cho sữa tiết ra được nhiều hơn. Chúng ta tránh tình trạng cứ nhìn chằm chằm vào bình sữa để xem số lượng sữa tiết ra trong bình sẽ gây ức chế phản xạ bài tiết sữa. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện quá trình hút sữa để kích thích sữa tiết ra được nhiều hơn thì các bạn nên uống một cốc nước, hay ăn nhẹ hoặc là uống một cốc sữa nóng chẳng hạn.

Làm Thế Nào Để Vắt Được Nhiều Sữa Mẹ

Làm thế nào để vắt được nhiều sữa mẹcho con bú ngay sau sinh? Mẹ nên ăn gì, bồi bổ như thế nào, uống gì để ra nhiều sữa, …? Những mẹo hay này sẽ giúp mẹ tự tin trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ.

Các bác sĩ đều nói rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều dinh dưỡng, kháng thể, bạch cầu, … hỗ trợ cho hệ miễn dịch và phát triển của con.

Bé nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và mẹ hãy cố gắng duy trì nguồn sữa mẹ cho con càng lâu càng tốt.

Đối với các mẹ có quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, việc làm thế nào để duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào mà không cần phải đầu tư tốn kém là ưu tiên hàng đầu.

Làm thế nào để vắt được nhiều sữa mẹ- 6 mẹo hay dành cho mẹ sau sinh

1. Ăn đủ chất, ăn nhiều bữa và ăn đúng giờ

Các mẹ đều đã phải trải qua một kỳ sinh nở rất vất vả. Chính vì vậy mà cơ thể vô cùng cần các chất dinh dưỡng để mau chóng hồi phục lại. Nhưng tất nhiên không phải lúc nào mẹ cũng nhồi thật nhiều cháo chân giò, thịt rang nghệ, gà hầm thuốc bắc, … để có nhiều chất và nhiều sữa.

Ngược lại, điều quan trọng chính là mẹ có một thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý để cơ thể được nghỉ ngơi, tiêu hóa các chất từ bữa ăn và sản sinh ra sữa.

Mẹ hoàn toàn có thể ăn 6-8 bữa một ngày. Mỗi bữa không cần quá nhiều đồ ăn mà chỉ cần lượng vừa phải và đủ 5 nhóm dinh dưỡng là tốt nhất.

Dàn trải thực đơn, ăn các loại thức ăn phong phú và lành mạnh cho cả mẹ và bé chính là bí quyết hàng đầu để mẹ có nhiều sữa.

2. Ăn đồ nếp và đồ nóng sốt

Đây là một trong những mẹo cơ bản đều truyền kinh nghiệm từ đời các cụ nhưng hợp lý về mặt khoa học. Mẹ chỉ cần chịu khó ăn các món nếp, ưu tiên cho cho các món tinh bột nhưng ở dạng nước và nóng sốt như phở gà, cháo gà, mỳ bò, miến, … Tuy nhiên mẹ nhớ lưu ý là hạn chế ăn đồ cay chua vì có thể sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé sơ sinh mới chào đời.

3. Uống thật nhiều nước

Sau sinh mẹ đừng quên uống thật nhiều nước. Không chỉ đơn giản là nước lọc mà còn bao gồm các các loại nước khác mẹ hoàn toàn có thể uống nhiều như sữa tươi, sữa hạt, sữa đậu nành, nước lợi sữa, nước sinh tố hoa quả, … đều sẽ có lợi cho cơ chế sản xuất sữa mẹ.

4. Ngủ đủ giấc

Sau sinh thì việc có được một giấc ngủ trọn vẹn quả là một thức thách bởi mẹ sẽ phải cho bé ăn từ 2-3 giờ/lần, chưa kể còn phải thay bĩm tã, tắm rửa cho con cũng như vô vàn các công việc lặt vặt khác (đặc biệt là đối với mẹ phải tự mình chăm con).

Một nguyên tắc vàng trong quá trình nuôi con đấy chính là con ngủ thì mẹ cũng nên ngủ. Mẹ nên cố gắng chợp mắt được lúc nào hay lúc đấy. Những giấc ngủ sẽ giúp mẹ giảm được căng thẳng và tạo khoảng thời gian cho cơ thể phục hồi, sản xuất được lượng sữa dồi dào hơn.

5. Đừng để căng thẳng bủa vây lấy mẹ sau sinh

Mẹ có biết rằng, căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên mất sữa? Hãy tự tin rằng mẹ đang làm công việc nuôi con của mình rất tốt, đừng để những lời bình phẩm, can thiệp xung quanh khiến mẹ trở nên lo lắng, mất ăn mất ngủ và trầm cảm.

Chỉ cần mẹ vui vẻ, tâm trạng thoải mái thì sữa sẽ về dồi dào để bé tha hồ có sữa bú.

Điều này đòi hỏi mẹ phải có lòng kiên trì, tính kỷ luật. Mẹ hãy chịu khó vắt sữa theo đúng khung giờ nhất định hàng ngày để cơ thể hình thành phản xạ tạo sữa. Chẳng hạn hôm nay mẹ vắt 9h sáng , 12 giờ trưa, 2 giờ chiều, …. thì ngày mai cũng nên là các khung giờ như thế (chứ không phải là vắt 3 hay 4 giờ một lúc nhưng khung giờ thì không cố định).

Với các bí kíp này, hi vọng các mẹ sẽ thành công trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo babyboymoneyTV

8 vật dụng mẹ nhớ thủ sẵn để công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ thành côngCho bé bú đúng cách sau sinh 24 giờ đầu tiên – Bí quyết sống còn giúp sữa mẹ về dồi dào4 quy tắc mẹ phải thuộc nằm lòng để sữa về nhiều lại thơm đặc giúp con chóng lớn

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Làm Thế Nào Để Có Nhiều Sữa

Đứa con đầu lòng. Ảnh: Lê Hồng Minh.

– Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé sơ sinh gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất.

– Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, ngày nay, các nhà dưỡng nhi đều khuyên các bà mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con.

– Nuôi con bằng sữa mẹ với những tình cảm âu yếm sẽ giúp bé phát triển tâm lý thuận lợi cùng với sự phát triển thể chất.

– Tránh được các trường hợp dị ứng do bú sữa lạ.

– Tránh được tình trạng thụ thai ngoài ý muốn trong 6 tháng sau khi sinh con.Vì thế các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh.

Vitamin A giúp tạo sữa

– Từ thực vật: vitamin A có nhiều trong cần ta, hành lá, rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, rau càng cua, đậu xanh, cải bắp, cải trắng, rau trái có màu đỏ hay vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài…

– Từ động vật: vitamin A có nhiều trong gan súc vật, gan gà, vịt, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng…

– Các thực phẩm chứa vitamin A cao là gấc, cà rốt, gan heo, trứng vịt lộn.Vitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều

Giò hầm đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan 250g + một đôi chân giò heo, thêm gia vị. Ngoài ra, có thể hầm giò heo với đu đủ non.

Mướp non được xem là thực phẩm có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có thêm sữa. Tuy nhiên, mướp có tính thanh nhiệt nên sản phụ khi dùng mướp nên dùng thêm gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông khí huyết và trị tắt tia sữa.

Rau đay: Góp phần làm lợi sữa. Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Mè đen cũng có tác dụng lợi sữa.

Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.

Khi đang trong giai đoạn cho con bú, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng vì thuốc trị bệnh cho mẹ sẽ tác động tới bé. Do đó:

– Không cần thiết thì không nên dùng thuốc, dù là thuốc đã quen dùng hoặc dùng lại theo toa thuốc cũ trước khi mang thai.

– Trường hợp bệnh đòi hỏi phải dùng thuốc thì nên tới bác sĩ khám và cần nói rõ đang cho con bú, con bao nhiêu tháng tuổi để bác sĩ có sự cân nhắc lựa chọn loại thuốc thích hợp cho mẹ mà không gây hại cho con. Liều được dùng bao giờ cũng là liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế gây hại cho bé.

BS TRẦN NGỌC ANH

Làm Thế Nào Để Có Nhiều Sữa Hơn?

Medonthan – Làm thế nào để có nhiều sữa hơn? Trước khi tiến hành việc tăng cung sữa cho mẹ, bạn phải đảm bảo rằng đây đúng là những gì bạn cần làm. Một số bà mẹ tự cho rằng họ không có đủ sữa cho bé hoặc dòng sữa quá yếu hay kém chất lượng. Bé quấy khóc trong lúc bú mẹ làm nhiều người mẹ tưởng rằng do mẹ ít sữa. Các dấu hiệu như khóc, khó chịu, quấy mẹ thường có thể do bé bị kích thích hoặc quá mệt mỏi hơn là bị đói do thiếu sữa bởi mẹ ít sữa.

Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.

Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều lần trong ngày (8-12 lần trong vòng 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và giờ nghỉ ngơi bị gián đoán. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình.

– Màu da của bé như thế nào? Các bắp tay bắp chân của bé ra sao? Bạn có cảm nhận sự thay đổi tốt hơn khi trẻ tăng cân?

– Những bộ quần áo của bé có bị chật dần? Bé có các ngấn trên cánh tay/chân không hay nhìn gầy gò như “da bọc xương”?

– Cân nặng của trẻ quay về thời điểm mới sinh hay hơn 2 tuần tuổi?

– Theo dõi phần trăm tăng trưởng của bé về cân nặng, chu vi đầu và chiều dài đầu?

– Tâm trạng bé vui vẻ hay khó chịu? Bé có hay ngủ và rất khó thức hay không?

– Bé có ti mẹ tích cực? Bé có háu đói mỗi lần cho bú, thức dậy và đòi bú thường xuyên?

– Bạn có phải thay tã cho bé ít nhất 6 cái mỗi ngày? Phân bé có màu vàng và mềm? Mặc dù bé không đi ngoài thường xuyên nhưng miễn là phân bé mềm có nghĩa là lượng sữa bé uống là đủ.

– Nhu cầu đòi bú thường xuyên giúp kích thích nguồn sữa cho mẹ.

– Vì bé còn quá nhỏ nên kích thường dạ dày và cơ thể cũng nhỏ. Do đó bé cần ăn thường xuyên.

– Khi bé trong giai đoạn phát triển bứt phá, bé cần nhiều năng lượng hơn. Đòi bú nhiều hơn là cách để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

– Cho con bú thành công hay không phụ thuộc vào nguyên tắc cung và cầu. Bé càng cần nhiều sữa thì càng đòi bú. Cơ thể mẹ lại càng sản xuất nhiều sữa hơn và vòng tuần hoàn lại tiếp diễn.

– Thỉnh thoảng khi bé ốm bé cũng đòi ti mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé rất tuyệt vời, chứa các kháng thể tự nhiên giúp chống lại căn bệnh. Cho bé bú thường xuyên sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và kháng lại vi khuẩn gây bệnh.

– Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi quần tã. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.

– Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

– Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.

– Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.

– Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.

– Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.

– Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.

– Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.

– Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.

– Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước chứa caffeine như trà và cà phê.

– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.

– Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.

– Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.

– Chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.

– Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.

– Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.

– Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu mới sinh.

– Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.

– Khi bé không biết cách ngậm ti và nuốt, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem đã đúng tư thế chưa.

– Do một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.

– Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như hành kinh, thụ thai hay sử dụng nội tiết tố nhân tạo.

– Cho bé bú ít và chưa đủ để kích thích tạo sữa.

– Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.

– Có thai.

– Sử dụng các loại thuốc ức chế tạo sữa. Một số thảo dược cũng có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của mẹ.

– Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú dẫn tới dần dần mất khả năng tạo sữa.

– Cho bé ăn dặm sớm làm bé không còn muốn bú mẹ nữa.

Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ ngay tới các bác sĩ chuyên khoa hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để có thể có sự tư vấn kịp thời và thích hợp.

Medonthan tổng hợp