Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Đánh Máy Tính Bằng 10 Ngón Tay Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ngubao.com

Thủ Thuật Đánh Máy Tính Bằng 10 Ngón Tay “Điêu Luyện”

Thủ thuật đánh máy tính bằng 10 ngón tay “điêu luyện” – Chỉ cần một chút kiên trì cộng với phương pháp luyện tập đúng, bạn có thể làm chủ bàn phím bằng cả bàn tay của mình.

Có khi nào bạn cảm thấy “thán phục” một nhân viên văn phòng, một nhân viên trong quán photocopy… về khả năng đánh máy điêu luyện để hoàn thành một đoạn văn bản dài chỉ trong vài phút bằng 10 ngón tay lướt trên bàn phím? Thực chất, bạn cũng có thể làm được như họ.

Đa số những người sử dụng máy tính đều chỉ có khả năng đánh máy được một số ngón nhất định, chủ yếu là các ngón ở phía tay phải. Thậm chí, chỉ bằng vài ngón tay, những người này còn có thể đánh nhanh hơn cả những người đánh máy quen với 10 ngón. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến lực nhấn vào bàn phím cũng cao hơn, tiếng động từ bàn phím to hơn… có thể gây phiền toái cho những người xung quanh.

Việc đánh máy bằng cả 10 ngón cũng giảm thiểu khả năng mỏi tay hơn, đặc biệt là phải nhập liệu trong thời gian dài.

Theo các nhà khoa học, những người đánh máy bằng 10 ngón tay thường có thói quen tiếp xúc phần thịt phía dưới của đầu ngón tay. Trong khi đó với những người gõ ít ngón hơn, phần tiếp xúc lại là đầu ngón tay và điều này về lâu dài sẽ tác động đến hệ tim mạch. Điều này là không tốt chút nào! Ngoài ra, nếu như bạn biết đánh máy bằng cả 10 ngón tay, bạn sẽ trở nên “đẳng cấp” hơn trong mắt những người xung quanh.

Vậy vì sao đánh máy bằng cả 10 ngón tay nhiều lợi ích như vậy nhưng hiện nay có khá ít người có thể thành thạo? Theo nhiều ý kiến đưa ra, những người được hỏi đều tỏ ra thiếu kiên trì khi luyện tập đánh máy. Thêm vào đó, phương pháp luyện tập sai cũng khiến nhiều người chán nản và “bỏ cuộc”.

Luyện tập thế nào?

Đầu tiên, bạn phải chọn các tư thế phù hợp và thoải mái để đánh máy. “Chuẩn” nhất là ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, khuỷu tay gập 60 độ, mắt cách màn hình khoảng 50 cm…

Bạn hãy để ý rằng phím F và J có điểm gờ nhô lên. Bạn có thể lấy nó làm điểm mốc để phân tách hai khu vực bàn phím, định vị bằng ngón trỏ phải trên phím F và trỏ trái trên phím J.

Ngón trỏ trái phải luôn đặt ở phím F nhưng “kiêm” luôn cả phím G,T,R,B,V, sau khi đánh các chữ này, ngón trỏ phải ngay lập tức quay về phím F; Ngón giữa đặt cố định ở phím D và phụ thêm phím E và phím C; Ngón áp út đặt cố định ở phím S và phụ thêm phím W và phím X; ngón út sẽ là các phím A, Z, Q và Shift; cuối cùng là ngón cái với phím Space.

Tương tự với phần phía tay phải, ngón trỏ cố định ở phím J và bao quát các phím H, U, Y, N và M. Ngón giữa để ở phím K và phụ thêm phím I và dấu “,”; ngón áp út là phím L và phím O, ngón út là phím P, “;”, Back, Enter và Shift.

Để luyện tập, bạn nên đánh chậm các chữ cái do từng ngón phụ trách và sau khi đánh xong, ngón tay đó phải quay ngay về phím bấm chính mà nó phụ trách (bên trái là A S D F, bên phải là J K L).

Theo kinh nghiệm của những người đã đánh máy giỏi, họ khuyên rằng bạn nên sử dụng kiểu gõ Telex do việc nhập dấu tiếng Việt sẽ dùng chữ thay vì số. Bạn cũng nên nhìn màn hình thay vì bàn phím để tập thói quen đánh nhanh dần.

Tạm kết

Như đã nói ở trên, việc đánh máy bằng 10 ngón tay cần đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập đúng phương pháp. Với những kinh nghiệm nhỏ trên, hi vọng bạn sẽ có khả năng đánh máy “pro” trong tương lai không xa.

Đánh Máy Tính Bằng 10 Ngón Tay: Khó Mà Dễ!

Thứ 3, 31/03/2015, 08:47 AM

Nhiều người nghĩ rằng, kỹ năng gõ máy tính bằng 10 đầu ngón tay là một công việc khó khăn và cần rất nhiều thời gian luyện tập. Chính bởi vậy, nhiều người sử dụng máy tính đã “lờ” đi kỹ năng này, mà chưa một lần nghĩ đến việc luyện tập.

Trên thực tế, việc gõ văn bản trên máy tính bằng 10 đầu ngón tay có rất nhiều lợi ích, mà nổi bật nhất là rút ngắn được thời gian hoàn thành văn bản và tăng cường khả năng phản xạ với ngôn ngữ,…

Không ít người có thói quen gõ máy tính bằng một số ngón tay nhất định (ít hơn 10 ngón) cho rằng, tốc độ gõ của họ không kém thậm chí nhanh hơn cả những người chuyên gõ bằng đủ số ngón trên hai bàn tay.

Điều này không sai, nhưng thống kê cho thấy rất ít người đặt được tốc độ gõ như vậy. Thêm vào đó, việc gõ bằng ít đầu ngón tay với tốc độ nhanh cũng đem lại một số phiền toái nhất định, như tiếng động của bàn phím sẽ lớn hơn do lực tác động lên các phím không được chia đều và hai tay phải di chuyển nhiều hơn, gây mỏi nhanh và ảnh hưởng đến sự tập trung của người xung quanh.

Trước hết, chọn tư thế ngồi phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất cho đôi tay khi tác động lên bàn phím. Kinh nghiệm cho thấy, ngồi ngay ngắn với lưng thẳng, khuỷu tay gập 60 độ trong khi mắt cách màn hình khoảng 50 cm,… được đánh giá là tư thế ngồi phù hợp nhất.

Trên bàn phím, có hai phím F và J có điểm gờ nhô lên có tác dụng phân tách hai khu vực bàn phím và định vị hai ngón trỏ với trỏ phải trên phím F và trỏ trái trên phím J.

Với bàn tay trái, ngón trỏ luôn đặt ở phím F và chịu trách nhiệm thêm các phím G, T, R, B, V. Trong khi đó, ngón giữa đặt cố định ở phím D và bao quát thêm phím E và C. Ngón đeo nhẫn (áp út) đặt cố định ở phím S và phụ trách thêm phím W và X. Còn ngón út sẽ tác động trên các phím A, Z, Q và Shift. Ngón tay cái chỉ có tác dụng duy nhất là nhấn phím Space.

Các ngón tay trên bàn tay phải cũng được phân chia cụ thể với ngón trỏ bao quát các phím J, H, U, Y, N và M. Ngón giữa để ở phím K và bao quát thêm phím I và dấu “,”. Ngón áp út dùng để nhấn hai phím L và O, trong khi ngón út phụ trách các phím P, “;”, Back, Enter và Shift. Ngón cái tay phải có nhiệm vụ tương tự như “đồng nghiệp” bên tay trái.

Khi gõ phím, việc di chuyển các ngón tay hết sức quan trọng, bạn chỉ được nhấn các phím tương ứng mà ngón tay đó phụ trách và luôn luôn đưa các ngón tay về vị trí ban đầu là ASDF-JKL, ngay khi gõ xong một phím. Nên tạo thói quen nhìn màn hình thay vì bàn phím khi đang gõ.

Sử dụng kiểu gõ Telex sẽ giúp ích nhiều cho việc luyện gõ bằng 10 đầu ngón tay, bởi kiểu gõ này định vị dấu bằng phím chữ thay vì phím số như một số kiểu gõ khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm hỗ trợ luyện gõ bàn phím hiện có trên thị trường như Ultimate Typing hay All the Right Type,…

Việc luyện gõ bàn phím bằng 10 đầu ngón tay tuy không dễ dàng, nhưng tác dụng của nó thì không ai có thể phủ nhận. Khi thành thục kỹ năng này, chắc chắn bạn sẽ bổ sung thêm vào quỹ thời gian của mình được một “khoản” khá khá, có thể được dùng vào những việc có ích hơn thay vì mất thời gian cho việc “mổ cò” như hiện tại.

Cách Luyện Gõ 10 Ngón Nhanh, Tập Gõ Văn Bản Bằng 10 Ngón Tay, Tập Đánh

Ngoài nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím máy tính thì luyện gõ 10 ngón còn giúp bạn thuộc phím ứng với từng ngón, có tư thế ngồi chuẩn, đồng thời có thể luyện tập thường xuyên. Bạn chỉ cần kiên trì luyện tập gõ là trình độ gõ bàn phím sẽ lên cao, gõ 10 ngón nhanh.

Cách thực hiện này giúp bạn:– Ghi nhớ vị trí phím kí tự– Thuộc phím ứng với từng ngón tay– Ngồi đúng tư thế– Luyện tập với các bài học đơn giản

Gõ 10 ngón không những thể hiện bạn là người sử dụng thành thạo máy tính, laptop mà còn giúp bạn đạt được hiệu suất làm việc cũng như học tập cao hơn. Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay giúp bạn rút ngắn thời gian thao tác trên bàn phím

Gõ 10 ngón, kỹ thuật gõ văn bản bằng 10 ngón trên bàn phím

Tuy nhiên, để có thể thành thạo cách luyện gõ 10 ngón trên bàn phím máy tính không phải là điều dễ dàng dành cho bất kỳ ai. Ngoài những cách gõ, phần mềm hỗ trợ ra thì một yếu tốt quan trọng khác mà bạn cần phải thực hiện đó là tính cần cù.

Tham khỏa top 5 phần mềm luyện tập gõ 10 ngón nhanh và hiệu quả đã được chúng tôi lựa chọn và nhận được khá nhiều nhận xét ý nghĩa từ độc giả.

Các kỹ năng gõ phím 10 ngón nhanh người mới nên biết

1. Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím máy tính.

2. Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay

* Với bàn tay trái:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.

– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.

– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.

– Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).

* Với bàn tay phải:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.

– Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space.

3. Chú ý tư thế ngồi

Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định khởi đầu trên bàn phím. Tư thế ngồi cũng là 1 chú ý quan trọng để bạn tập gõ 10 ngón thành công.

4. Thường xuyên luyện tập từ những bài tập đơn giản

Kết luận: Thực hiện đủ 4 kĩ thuật trên, hy vọng sẽ giúp những ai mới làm quen với máy tính, thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím 10 ngón.

Trong quá trình luyện tập gõ bàn phím, các bạn đừng quên kiểm tra tốc độ đánh máy của mình bằng cách gõ 10 ngón trên một số trang web kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn biết được trình độ cũng như khả năng của mình đang ở đâu.

Như đã giới thiệu trên phần đầu, hiện có khá nhiều phần mềm hỗ trợ bạn luyện gõ bàn phím 10 ngón. Có thể kể tới một cái tên khá HOT như Mario, Rapid Typing Tutor hay TypingMaster. Với những bạn yêu thích tựa game Mario thì phần mềm luyện tập gõ 10 ngón Mario sẽ là thích hợp nhất, bởi không những vừa luyện gõ 10 ngón mà bạn còn có thể chơi game mà mình yêu thích

TypingMaster cũng là một trong những phần mềm luyện gõ bàn phím 10 ngón hữu ích. Khá nhiều bài tập được áp dụng trong TypingMaster giúp bạn luyện gõ từ đơn giãn tới nâng cao.

Nếu bạn đã từng thử qua Rapid Typing Tutor thì chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên với phần mềm này. Rapid Typing Tutor có giao diện khá trực quan kèm theo nhiều hình ảnh độc đáo, thú vị giúp bạn có được tâm trạng thoải mái nhất khi học đánh máy 10 ngón.

Vượt qua tất cả những phần mềm gõ bàn phím 10 ngón, 10 Finger BreakOut mới là một trong những phần mềm được tìm kiếm nhiều nhất. Download và sử dụng 10 Finger BreakOut bạn sẽ thấy được lý do vì sao phần mềm này lại HOT tới như vậy, đặc biệt là đối với các bạn học sinh.

Để chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo cách gõ 10 ngón bằng Portable RapidTyping đã được chúng tôi giới thiệu trong các bài thủ thuật trước đây để có được một phần mềm thật sự tốt giúp ích cho việc tập đánh máy 10 ngón của mình.

10 Thủ Thuật Sử Dụng Máy Tính Nhanh Hơn

Dân văn phòng ai cũng có thể sử dụng bàn phím thành thạo nhưng không phải ai cũng biết những bí mật nho nhỏ này…

Dân văn phòng ai cũng có thể sử dụng bàn phím thành thạo nhưng không phải ai cũng biết những bí mật nho nhỏ này – cách sử dụng một số phím tắt trên bàn phím.  

  1. Đôi khi phải tạm thời rời chiếc máy tính để đi làm việc khác, nếu máy tính của bạn có chứa thông tin cần bảo mật, chỉ cần giữ phím Windows và nhấn phím L, màn hình máy tính sẽ lập tức bị khóa, không lo dữ liệu bị người khác xem trộm nữa. 2. Khi muốn tìm tài liệu nào đó trong máy tính, thường thì mọi người sẽ vào mục My computer, sau đó kích chuột vào mục cần chọn, nhưng các cao thủ máy tính thì chỉ cần một thao tác giữ phím Windows và nhấn phím E, cửa sổ quản lý dữ liệu sẽ lập tức mở ra. 3. Đang chơi game hoặc xem mấy thứ nhạy cảm thì… sếp xuất hiện. Không kịp kích chuột vào biểu tượng trở về màn hình chính, làm thế nào đây? Đừng lo, hãy giữ phím Windows và nhấn phím D, màn hình chính lập tức xuất hiện. 5. Để hiển thị chức năng ghi hình của Windows, hãy nhấn phím Windows+R, nhập “psr.exe” rồi chọn OK, có thể bắt đầu ghi hình được rồi. 6. Bạn muốn biết làm thế nào cùng một lúc điều chỉnh độ sáng màn hình, âm lượng, mở mạng wifi, lại có thể xem được dung lượng pin laptop không? Hay kết nối laptop với tivi cần thiết bị gì không? Muốn biết những chức năng này, bạn chỉ cần nhấn phím Windows+X, yêu cầu của bạn sẽ có thể được đáp ứng. 7. Nhấn phím Windows+R, nhập “osk”, xuất hiện bàn phím ảo với tính năng tương tự như bàn phím thật. 8. Hình ảnh hoặc chữ hơi nhỏ, nhìn không được rõ thì làm thế nào? Hãy thử giữ phím Window và nhấn phím “+” hoặc “-” xem sao. 9. Khi đang mở nhiều chương trình một lúc và muốn hoán chuyển giữa các cửa sổ chương trình, hãy dùng phím Ctrl+Tab, còn muốn lập tức đóng cửa sổ đang mở thì nhấn Ctrl+W. 10. Giữ phím Windows rồi nhấn phím Fn, lại nhấn phím Home, bạn có thể mở mục Properties mà không cần phải sử dụng con trỏ chuột đặt vào biểu tượng My computer, nhấn chuột phải rồi chọn Properties.   Đức Vinh tổng hợp