Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Đao Phủ Trong Giao Tiếp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngubao.com

10 Thủ Thuật Trong Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Mười thủ thuật hay nhất sau đây trong giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp bạn hiểu được những dấu hiệu phi ngôn ngữ của mọi người và nâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả.

1. Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữ

Con người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy bạn hãy để ý đến những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng nằm ngoài lời nói. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác, bạn sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.

3. Tập trung vào giọng nói

Giọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin, từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của những người xung quanh bạn và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, nếu bạn muốn thể hiện mình thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng nói sôi nổi.

5. Hỏi về các cử chỉ không lời

Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi. Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …”

6. Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn

Hãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.

8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì người khác đang cố truyền đạt.

Khi bạn đang giao tiếp với người khác, luôn xem xét tình huống và ngữ cảnh giao tiếp. Một vài tình huống đòi hỏi phải có những cử chỉ trịnh trọng hơn và những cử chỉ này có thể được hiểu rất khác trong những tình huống khác. Hãy cân nhắc xem cử chỉ không lời có phù hợp trong ngữ cảnh đó hay không. Nếu bạn đang cố cải thiện việc giao tiếp không lời, hãy tập trung vào những cách giúp cho các cử chỉ của bạn ăn khớp với mức độ trang trọng mà tình huống yêu cầu.

10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Nhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này thường được gọi là có khả năng “hiểu người.” Trên thực tế, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và luyện tập các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi không lời và tập luyện các kỹ năng, bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của mình một cách đáng kể.

Kỹ Năng Giao Tiếp: 12 Mẹo Trong Nghệ Thuật Giao Tiếp!

Kỹ năng giao tiếp thường xuyên được sử dụng, chính sự tinh tế, ứng xử khéo léo trong giao tiếp sẽ giúp bạn đạt tới một nghệ thuật, gọi là nghệ thuật giao tiếp. Nói về kỹ năng giao tiếp một cách học thuật thì:

Khái niệm giao tiếp

Là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối tượng có thể hiểu những thông điệp truyền đi

Các chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có 4 chức năng cơ bản : Kiểm soát – Tạo động lực – Bày tỏ cảm xúc – Thu nhận thông tin.

Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền có thể đưa ra một số yêu cầu mà các nhân viên dưới quyền phải tuân thủ.

Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách hình thành các mục tiêu cụ thể, thông tin phản hồi về sự tiến bộ của cá nhân, tăng cường các hành vi mong muốn, tất cả đều tạo nên động lực lao động và cần có giao tiếp.

Đối với nhiều nhân viên, nhóm làm việc là môi trường chủ yếu để các thành viên bày tỏ sự thất vọng, cảm giác mãn nguyện.

Chức năng cuối cùng của giao tiếp là cung cấp thông tin mà các cá nhân và các nhóm cần đưa ra quyết định

Phân loại giao tiếp

Giao tiếp nội tâm

Giao tiếp ứng xử

Giao tiếp theo nhóm nhỏ

Giao tiếp cộng đồng

Giao tiếp tập trung

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Các phương tiện giao tiếp cơ bản

Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:

– Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là: Khách quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm.

– Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu ngữ điệu… Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.

Bài trước đây bạn nên xem để rèn luyện sự tự tin: Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình

1. Chuẩn bị gì trước khi giao tiếp

2. Gặp nhau nên nói gì trước tiên.

Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của người nói chuyện và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy giao tiếp bằng các câu hỏi mở.

Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào. Sử dụng câu hỏi mở bạn sẽ khai thác được nhiều thông tin và nếu biết nhiều thông tin bạn sẽ dễ nói chuyện.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác.

[sociallocker]Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà.

Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng.

Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị.

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.[/sociallocker]

Nghệ Thuật Giao Tiếp Để Thành Công

Leil Lowndes đã cống hiến cả cuộc đời của mình để giúp các khán giả và độc giả có được những kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn trong kinh doanh, cuộc sống và tình yêu. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau: How to …

Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người thành đạt, những người dường như “có tất cả” chưa? Bạn thấy họ thật tự tin trong các cuộc gặp gỡ làm ăn hay luôn là người dẫn dắt không khí các bữa tiệc. Họ là người có công việc tốt nhất, có người bạn đời tuyệt vời nhất, có nhiều bạn bè tốt…có tài khoản thật lớn trong ngân hàng.

Vì sao họ đạt được những điều đó? Phải chăng họ có đôi tay của vua Midas chạm vào bất cứ đâu mọi thứ đều biến thành vàng? Hay họ được ban tặng nhiều hơn? Không phải vậy. Nhiều người trong số họ không hề thông minh hơn, thậm chí cũng chẳng ưa nhìn hơn bạn! Đạt được kết quả đáng mơ ước đó là do những người thành đạt thường có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo hơn người khác. Ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn kỹ năng này, người có nhiều, người có ít, người nào có nhiều thì gặt hái thành công trong cuộc sống.

Trong cuốn sách này, với 92 thủ thuật đơn giản mà hiệu quả, Leil Lowndes sẽ giúp bạn khám phá và rèn luyện các kỹ năng để:

Tạo một khởi đầu ấn tượng và gặp được những người bạn muốn

Hòa nhập linh hoạt vào bất cứ nhóm nào, dù giữa bạn và họ ít tương đồng đến đâu

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để lôi cuốn người nghe

Trở thành nhân vật trung tâm tại mọi bữa tiệc

Luôn tự tin, đáng tin cậy và gây ảnh hưởng ở mọi nơi mà bạn đến.

Mời bạn đón đọc.

Báo chí giới thiệu

Những quy tắc vàng trong giao tiếp

Giao tiếp là một nghệ thuật. Nhưng cho tới nay, cuốn sách về nghệ thuật giao tiếp đầy đủ, sâu sắc và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều người trên thế giới vẫn là cuốn “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie xuất bản năm 1936.

Sợ Hãi Là Thủ Phạm Làm Mất Sự Tự Tin Trong Giao Tiếp!

Cẩm nang nghề nghiệp

Kỹ năng giao tiếp: Nguyên nhân và cách khắc phục sự sợ hãi

Người mất tự tin trong giao tiếp sẽ có những biểu hiện nào?

Có hai biểu hiện chính của hiện trạng này, đó là bạn không thích nói chuyện với người khác và bạn sợ nói chuyện với người khác. Không thích và sợ là hai trạng thái khác nhau, và xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện được sự tự tin trong giao tiếp, bạn cần biết nguyên nhân chính của nó.

Những người ngại giao tiếp vì nhút nhát, sợ hãi đa phần là những người tự ti, cảm thấy ngại ngùng khi nói chuyện với người lạ. Với những người thân thuộc, họ cũng không biết nói gì từ đó mối quan hệ trở nên càng xa cách, và cuối cùng họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi…Những người này không biết nói chuyện như thế nào cho hay, cho thuyết phục nên càng ngày càng không muốn trò chuyện với người khác.

Những người không thích giao tiếp lại là những người thường thích sống một mình, độc lập và không thích kết bạn làm quen gì cả. Việc nói chuyện với họ không gặp vấn đề gì, song họ lại không thích trò chuyện với người khác. Có thể nếp sống, thói quen của họ đã trở thành đặc điểm ăn sâu vào tính cách của họ, và họ trở nên khép kín hơn, không thích giao du với nhiều người.

Xét trên thực tế mà nói, mẫu người thứ hai đáng lo ngại hơn và khó cải thiện hơn bởi vấn đề của họ rất rõ ràng, họ có khả năng giao tiếp nhưng lại không ý thức được việc cần thiết phải thay đổi, phải khác đi mà cứ mặc kệ như thế.

Làm thế nào để xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp?

Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi giao tiếp với những người mới quen. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những cách học kỹ năng sống bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa.

Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có.

Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi.

Kỹ năng giao tiếp: Sợ hãi là thủ phạm làm mất sự tự tin trong giao tiếp

Nỗi sợ hãi lại là một “thủ phạm” khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút “STOP” cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rồi đó! Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là “trung tâm của vũ trụ”.

Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình. Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên!

Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghĩa bạn phải xử sự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành!

Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy‎, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác. Học các kỹ năng giao tiếp hiệu quả và tư duy sáng tạo trên kenhtuyensinh sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

Một vài mẹo cho người nhút nhát thêm tự tin trong kỹ năng giao tiếp hàng ngày

Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:

1. Hình dung trước khi thực hiện:

2. Tập nói chuyện phiếm

Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

3. Thái độ chân thành

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

4. Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

5. Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi

Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.

6. Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác:

Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp thường ngày, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.