Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Gõ Bàn Phím Bằng 10 Ngón Tay Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ngubao.com

Thủ Thuật Gõ Văn Bản Bằng 10 Ngón Tay

Thủ thuật gõ văn bản bằng 10 ngón tay

KỸ THUẬT GÕ VĂN BẢN 10 NGÓN

1. Ghi Nhớ Vị Trí Các Phím Kí Tự Trên Bàn Phím. 2. Thuộc Các Phím Ứng Với Từng Ngón Cụ Thể Của Hai Bàn Tay * Với bàn tay trái:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.

– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.

– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, Xvà phím số 2.

– Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).

* Với bàn tay phải:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.

– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<“ cũng là phím dấu “,”.

– Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space.

3. Chú Ý Tư Thế Ngồi

Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định khởi đầu trên bàn phím. Tư thế ngồi cũng là 1 chú ý quan trọng để bạn tập gõ 10 ngón thành công.

4. Thường Xuyên Luyện Tập Từ Những Bài Tập Đơn Giản

Lưu ý cuối cùng góp phần hoàn thành thuật này chính là hai phím F (phím cố định của ngón trỏ trái) và J (phím cố định của ngón trỏ phải) luôn có một cái gờ nổi. (đặc điểm phân biệt rõ rệt trên bàn phím so với các phím khác). Nhờ có sự khác biệt này, chúng ta có thể định hình lại vị trí các ngón trong lúc đánh máy, nhờ vậy tốc độ gõ 10 ngón sẽ được cải thiện rất nhiều.

Ngoài ra, do hai ngón út ít di chuyển hơn so với các ngón khác, đặc biệt là ngón trỏ nên cũng có thể cố định vị trí 2 ngón út (phím A – út trái và phím ; – út phải) để có thể xác định chính xác vị trí của các ngón còn lại.

Kết luận: Thực hiện đủ 4 kĩ thuật trên, hy vọng sẽ giúp những ai mới làm quen với máy tính, thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím 10 ngón.

Các bạn cần tư vấn xin liên hệ:

CÔNG TY ĐÀO TẠO TIN HỌC KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT Cơ sở 1: 3E3 Khu tập thể đại học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (gần nhà sách Trí Tuệ) Cơ sở 2: Đối diện cổng chính khu A đại học Công Nghiệp Hà Nội (Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ĐT: 04.6652.2789 – 04.6295.8666 – 0976.73.8989 – 01699.13.6789

Cách Đánh Máy 10 Ngón, Gõ 0 Ngón Nhanh Trên Bàn Phím Máy Tính

Cách thực hiện này giúp bạn:– Cách đặt tay trên bàn phím phù hợp– Biết được nhiệm vụ của từng ngón tay (mỗi ngón tay tương ứng với từng con số, con chữ khác nhau)

Kỹ thuật gõ 10 ngón trên văn bản đã được chia sẻ rất nhiều trên internet xuyên xuyết thời gian nhằm mang lại các kỹ năng tốt nhất cho người dùng. Với những bạn chăm chỉ thì việc đánh máy 10 ngón là điều dễ dàng.

Hướng dẫn đánh máy 10 ngón tay cơ bản

Đánh máy 10 ngón, kỹ năng cơ bản cho người mới 1. Cách đặt tay trên bàn phím

– Bàn tay trái: ngón út ( phím A), ngón áp út ( phím S), ngón giữa ( phím D), ngón trỏ ( phím F).– Bàn tay phải: ngón út ( phím :), ngón áp út ( phím L), ngón giữa ( phím K), ngón trỏ ( phím J).

Hai ngón tay cái đặt ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngón này chỉ là thay phiên nhau đánh phím này mà thôi.

2. Nhiệm vụ của các ngón tay 2.1. Tay trái

– Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.– Ngón giữa: E, D, C, 3.– Ngón áp út: W, S, X, 2.– Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

– Ngón cái: Space.

2.2. Tay phải

Để đánh máy 10 ngón tốt, trước tiên các bạn phải cần thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím. Các bạn có thể luyện tập bằng cách gõ phím rồi quay trở lại vị trí đặt tay ban đầu. Và tập làm sao khi gõ ngón này thì ngón kia không bị di chuyển theo. Và lưu ý các bạn nên dùng kiểu gõ Telex để cho tốc độ gõ tiếng việt nhanh hơn thay vì kiểu VNI.

Các bạn có thể tự học gõ bàn phím bằng cách đọc một bài thơ, bài văn bất kỳ và đánh lại vào máy tính với tốc độ thật chậm để giữ độ chính xác của các ngón tay, đồng thời để nhớ các phím. Sau đó các bạn nâng dần khối lượng bài tập và tốc độ gõ lên là ổn.

Ngoài việc tự luyện tập đánh máy 10 ngón trên Word, hay các công cụ soạn thảo, các bạn có thể sử dụng Top các phần mềm tập gõ 10 ngón dễ dàng và hiệu quả nhất đã được chúng tôi giới thiệu để thực hành các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo sau một thời gian luyện tập, kỹ năng gõ 10 ngón của bạn sẽ được cải thiện.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-danh-may-10-ngon-1417n.aspx Bên cạnh bài viết hướng dẫn cách đánh máy 10 ngón ở trên, để việc luyện gõ 10 ngón thêm nhanh, hiệu quả, các bạn cũng cần tìm hiểu các mẹo, bí quyết gõ 10 ngón được chia sẻ trong bài viết này của chúng tôi Sử dụng các kỹ năng này trong việc soạn thảo văn bản không chỉ giúp bạn gia tăng kiến thức về cách sử dụng máy tính, laptop mà còn giúp bạn gia tăng chất lượng, hiệu suất làm việc một cách đáng kể.

Bật Mí Cách Gõ Phím Bằng 10 Ngón Nhanh Nhất Cho Người Dùng

Vị trí ngồi đúng nhất khi đánh văn bản

Trước hết, bạn nên học cách ngồi đúng nhất để đảm bảo sức khỏe, không gây đau lưng và hơn nữa là tránh thoát vị đĩa đệm do ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

– Ngồi thẳng, giữ lưng thẳng, khủy tay vẻ cong ở góc bên phải, đầu hơi nghiêng về phía trước khi nhìn màn hình máy tính.

– Giữ khoảng cách từ 40 đến 75 cm so với màn hình, cổ tay giữ chạm vào mép máy tính, phía trước bàn phím.

Quy tắc đặt tay trên bàn phím

Đây là bước quan trọng nhất để bạn có thể gõ phím bằng 10 ngón nhanh nhất, nếu đặt tay không chuẩn thì bạn sẽ khó gõ 10 ngón và không thể nhanh được. Bởi vì, khi đặt chuẩn mỗi ngón tay sẽ đảm nhiệm một vùng nhất định giúp bạn gõ nhanh hơn mà không phải nhìn phím cũng như gõ nhầm.

Chú ý: cách đặt trên là cố định, khi bạn gõ xong cần thu tay về lại đúng vị trí ban đầu.

Nhiệm vụ của từng ngón tay

Các ngón tay sẽ có nhiệm vụ riêng của nó cho từng cụm phím, bởi vậy bạn nên gõ đúng theo hướng dẫn. Mặc dù lúc đầu tập luyện sẽ khá khó khăn nhưng nếu tập thường xuyên, không nản chí bạn sẽ thành thạo và gõ rất nhanh.

Các phím số từ 1 đến 9 hay F1 đến F12… sử dụng khá ít nên bạn có thể tùy gõ ngón nào cảm thấy phù hợp là được.

Làm thế nào để học gõ 10 ngón nhanh nhất?

Bạn cố gắng tập luyện thường xuyên, hạn chế và không nhìn xuống bàn phím, hãy cố tưởng tượng bàn phím trong đầu để gõ, sau đó đọc lại, có sai thì sửa. Hiện nay, nhằm giúp người dùng có thể học gõ 10 ngón nhanh chóng, nhiều nhà phát triển đã tạo ra các chương trình tập gõ 10 ngón để nâng cao khả năng gõ cho người dùng. Bạn hoàn toàn có thể lên mạng tìm những phần mềm này, học online hoặc tải về học.

Chọn kiểu gõ để đánh văn bản nhanh hơn

Khi gõ phím bằng 10 ngón tay, bạn hãy dùng kiểu gõ Telex, bởi đây là kiểu gõ người dùng không phải di chuyển tay lên phía hàng cao trên cùng để gõ dấu, do đó tốc độ gõ sẽ nhanh hơn rất nhiều. Khi đã quen hết các ký tự chữ cái, kiểu gõ Telex sẽ giúp bạn thao tác cực kỳ dễ dàng.

Ngoài ra, để gõ 10 ngón nhanh hơn, bạn có thể sử dụng tính năng gõ tắt của Unikey, vô hiệu hóa bàn di chuột trên laptop tránh va chạm tay lúc gõ và ngoài ra cũng nên vệ sinh bàn phím laptop thường xuyên để đảm sạch bụi giúp việc gõ phím được nhanh hơn.

10 Cách Tập Thể Dục Bàn Tay Và Ngón Tay

Căng bàn tay cho đến khi thấy cứng nhưng không nên cảm thấy đau. Bắt đầu với bài tập làm căng đơn giản này:

Thực hiện nắm tay nhẹ nhàng ngón cái bao qua các ngón tay. Giữ 30 – 60 giây. Bung và căng rộng các ngón tay. Tập cả hai tay ít nhất 4 lần.

Duỗi ngón tay

Hãy thử duỗi ngón tay để giúp giảm đau và cải thiện tầm vận động của tay bạn:

Đặt lòng bàn tay của bạn úp xuống trên bàn hay bề mặt phẳng khác.

Nhẹ nhàng duỗi thẳng các ngón tay bằng phẳng như bạn có thể trên mặt bàn mà không ảnh hưởng các khớp xương của bạn.

Giữ trong 30 – 60 giây và sau đó thả ra.

Lặp lại ít nhất bốn lần với mỗi tay.

Quắp duỗi

Bài tập căng tay này làm tăng phạm vi chuyển động các ngón tay.

Để tay ra trước mặt bạn, lòng bàn tay hướng về phía bạn.

Uốn cong các ngón tay xuống để chạm vào cuối đốt thứ 3 của các ngón tay làm sao cho bàn tay hơi giống như một móng vuốt.

Giữ trong vòng 30 – 60 giây và duỗi các ngón tay ra. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.

Nắm chặt

Bài tập này có thể dễ dàng hơn với thực hiện mở tay nắm cửa và giữ mọi thứ mà không thả chúng xuống.

Giữ một quả bóng mềm trong lòng bàn tay của bạn và ép mạnh nó như bạn có thể.

Giữ trong vài giây rồi thả ra.

Lặp lại 10 – 15 lần trên mỗi bàn tay. Làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.

Véo mạnh

Bài tập này giúp làm tăng sức mạnh các cơ của các ngón tay và ngón tay cái. Nó có thể giúp bạn xoay chìa khóa, mở gói thực phẩm, và sử dụng bơm khí dễ dàng hơn.

Véo một quả bóng mềm xốp hoặc một số vật đệm giữa các ngón tay và ngón tay cái của bạn.

Giữ trong 30 – 60 giây.

Lặp lại 10 – 15 lần trên cả hai tay. Làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.

Nâng ngón tay

Sử dụng bài tập này để giúp tăng phạm vi chuyển động và linh hoạt của các ngón tay.

Đặt úp phẳng bàn tay của bạn xuống bàn hoặc bề mặt khác.

Nhẹ nhàng nâng cao một ngón tay khỏi mặt bàn và sau đó hạ thấp nó xuống.

Bạn cũng có thể nâng tất cả các ngón tay và ngón tay cái cùng một lúc, và sau đó hạ thấp xuống.

Lặp lại từ 8 – 12 lần trên mỗi bàn t ay.

Mở rộng ngón cái

Tăng sức mạnh cho các cơ ngón cái có thể giúp bạn cầm nắm và nâng các đồ vật nặng như các thùng các chai.

Đặt úp phẳng bàn tay trên bàn. Quấn một băng cao su xung quanh bàn tay tại khớp đối cuối các ngón tay của bạn.

Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái ra xa các ngón tay của bạn mà bạn có thể làm.

Giữ trong vòng 30 – 60 giây và trở về tư thế ban đầu.

Lặp lại 10 – 15 lần bằng cả hai tay. Bạn có thể làm bài tập này 2 – 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ.

Gập ngón cái

Bài tập này giúp tăng phạm vi chuyển động ngón tay cái.

Bắt đầu với tay ở trước mặt bạn, lòng bàn tay giơ lên.

Mở rộng ngón tay cái xa khỏi những ngón tay khác của bạn như bạn có thể làm. Sau đó, uốn gập ngón tay cái của bạn qua lòng bàn tay chạm vào gốc ngón tay út của bạn.

Giữ trong 30 – 60 giây.

Lặp lại ít nhất 4 lần với cả hai ngón tay cái.

Chạm ngón tay cái

Bài tập này giúp tăng phạm vi của chuyển động trong ngón tay của bạn, giúp các hoạt động như lấy bàn chải đánh răng, nĩa và muỗng, và bút khi bạn muốn viết.

Giữ bàn tay ở trước mặt bạn, với cổ tay thẳng.

Nhẹ nhàng chạm ngón tay cái của bạn đến từng đầu bốn ngón tay khác trong cùng bàn tay thành hình chữ “O”.

Giữ mỗi lần từ 30 – 60 giây. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.

Duỗi ngón tay cái

Hãy thử duỗi dài hai khớp ngón tay cái:

1. Đưa tay, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng uốn cong đầu ngón tay cái xuống phía dưới chân ngón tay trỏ của bạn. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về và lặp lại 4 lần.

2. Đưa tay bạn ra, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng đưa ngón tay cái qua lòng bàn tay của bạn chỉ sử dụng khớp dưới của ngón tay cái. Giữ trong 30 – 60 giây. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại 4 lần.

Một mẹo tập

Nếu bàn tay và ngón tay cảm thấy đau và cứng, hãy thử làm ấm chúng lên trước khi bạn tập. Điều này có thể làm chuyển động và làm căng dễ dàng hơn. Sử dụng một miếng dán nóng hoặc ngâm chúng trong nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Hoặc, để làm ấm sâu hơn, xoa một ít dầu vào bàn tay, mang một đôi găng tay cao su, sau đó ngâm trong nước ấm vài phút.

TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

(theo MD)