Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Vba Trong Excel Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ngubao.com

Thủ Thuật Lưu File Excel Có Chứa Code Macros Vba Excel

data-full-width-responsive=”true”

Trong quá trình sử dụng bảng tính Excel thì việc sử dụng các hàm, các Add ins, hay code Excel Macros VBA để hỗ trợ tính toán là một việc làm rất cần thiết. Nhất là với các code Macros VBA, nó sẽ giúp bạn tự động lặp đi lặp lại các thao tác từ đơn giản đến phức tạp, chính thì thế code VBA được sử dụng một cách rất hiệu quả nếu như bạn biết cách tận dụng.

Tuy nhiên, các bạn biết đấy. Macros VBA chỉ sử dụng được trong một lần tính toán và thiết lập giá trị, mà không thể lập lại phép tính đó khi đã lưu file Excel.

Và đây cũng là thắc mắc của khá nhiều bạn đã từng hỏi mình. Chính vì thế hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn thủ thuật nhỏ trong việc lưu file Excel cùng code VBA để tái sử dụng Macros VBA trong những lần tính toán giá trị Excel kế tiếp. Giúp các bạn tiết kiệm thời gian trong công việc hơn !

Vậy cách giải quyết của chúng ta sẽ là lưu cả code VBA này cùng với dữ liệu của file Excel. Cách làm như thế nào thì bạn tham khảo bài hướng dẫn sau đây.

I. Cách lưu File có Macros VBA trên Excel

data-full-width-responsive=”true”

Trong bài này mình sẽ chọn là Browse... để lưu trên máy tính..

Trong phần Type Save bạn đặt là Excel Macros-Enabled Workbook chứ không phải là định dạng Excel Worbook như mặc định

Sau đó chọn Save để lưu file Excel có Macros.

1/ Định dạng mặc định khi lưu file Excel là *.xlsx (đối với Excel 2007, 2010, 2013, 2016, 2019…) và *.xls (đối với Excel 2003). Còn định dạng khi lưu file Excel có chứa code VBA là *.xlsm hoặc xlsb (có dấu chấm than bên cạnh icon file Excel)

2/ Khi bạn lưu file Excel (có chứa code VBA) một cách bình thường. Tức là lưu file với định dạng mặc định *.xlsx thì sẽ xuất hiện một bảng thông báo như thế này.

Yes: Code Macro sẽ bị xóa.

No: Hủy lệnh lưu và code Macro sẽ không bị xóa.

Mình biết đa số bạn nếu không rành về Tiếng Anh sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định bấm Yes. Đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với việc xóa hết Macro trong file Excel đó.

CTV: Lương Trung – Blogchiasekienthuc.com

Lời kết

Các Thủ Thuật Trong Excel

Tiếp nối bài viết các thủ thuật trong Excel trước đó. Hôm nay mình sẽ điểm ra một số phím tắt trong Excel mà các bạn nên áp dụng trong công việc. Vậy phím tắt lọc dữ liệu trong Excel như thế nào

Phím tắt lọc dữ liệu trong Excel

Ctrl + Shift + L

Đây là một cách cực kỳ nhanh chóng giúp các bạn làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mình sẽ chỉ cho các bạn phím tắt để lọc dữ liệu sau khi đã filter.

Alt + “trỏ xuống”: phím tắt này được dùng khi bạn đã tạo filter cho dòng được lọc. Sau đó bạn có thể di chuyển nút trỏ xuống để lựa chọn vùng để lọc dữ liệu.

Space : nút này được kết hợp với phím tắt phía trên để chọn dữ liệu lọc theo mong muốn.

Cách sắp xếp số thứ tự trong Excel

Ngoài các phím tắt ra thì việc tạo thêm 1 cột và sắp xếp số thứ tự trong Excel cũng thường xuyên phải làm.

Trước tiên, bạn dùng phím tắt Ctrl + Shift + L để tạo bộ lọc của vùng dữ liệu, sau đó dùng phím Alt + “trỏ xuống”, tiếp đến ấn phím “trỏ xuống”, và Space để chọn sort A to Z.

Vậy là bạn có thể sắp xếp số thứ tự trong Excel thông qua việc kết hợp phím tắt trên.

Ngoài ra, còn 1 cách khác để tạo số thứ tự từ 1 đến N (N là số mà bạn mong muốn) như sau:

Bước 1: dòng đầu tiên của cột STT bạn gõ 1

Bước 2: Ctrl + Shift + “trỏ xuống” – để chọn vùng mà bạn sẽ tạo số thứ tự trong file

Bước 3: Alt + H + F + I + S + Tab + nhập số N mà bạn muốn

Vậy là hoàn thành thao tác sắp xếp số thứ tự từ 1 đến N.

Cách chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang trong Excel và ngược lại

Như trong bài chia sẻ trước đó của mình về các thủ thuật trong Excel, mình có giới thiệu đến các bạn tính năng của Paste Special. Vậy để chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang trong Excel các bạn vui lòng làm theo các bước sau:

Bước 1: Ctrl + C: Sao chép bảng cần xoay và chọn vùng để dán dữ liệu vừa mới sao chép.

Bước 2: Alt + E + S: kích hoạt chức năng Paste Special trong Excel

Bước 3: E + Enter : tính năng transpose của Paste Special, giúp bạn chuyển từ bảng dọc sang bảng ngang hoặc ngược lại.

Lưu ý: trước khi sử dụng tính năng paste special trong Excel, bạn vui lòng sử dụng phím tắt Ctrl + Shift để chuyển đổi unikey từ tiếng việt sang tiếng anh. Sau khi copy, dán dữ liệu thành công, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt này để chuyển từ tiếng anh sang tiếng việt nhanh chóng.

Cách copy công thức xuống dòng dưới hàng loạt

Ctrl + D: Để copy công thức xuống dưới dòng hàng loạt trong khi file đang filter hoặc không bạn có thể dùng phím tắt sau

Ctrl + R: phím tắt này dùng để copy công thức theo chiều ngang hàng loạt.

Phím tắt hàm sum trong Excel

Thay vì gõ hàm Sum trong Excel, bạn có thể dùng tổ hợp phím tắt Alt + “+” để tạo ra hàm subtotal hay sum cho cột mà bạn muốn tính tổng.

Phím tắt chuyển sheet trong Excel

Ctrl + PgDn (pagedown): dùng để tịnh tiến, di chuyển qua sheet bên phải

Ctrl + PgUp (pageup): dùng để di chuyển qua sheet bên trái

Phím tắt tạo folder mới

Bên cạnh chia sẻ các phím tắt sử dụng trong Excel, mình cũng chia sẻ cho các bạn phím tắt tạo folder mới bằng cách ấn tổ hợp phím

Ctrl + Shift + N

Nếu bạn có nhu cầu học về kỹ năng Excel nâng cao, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các khóa học phù hợp với trình độ và định hướng nghề nghiệp của các bạn.

Cách Sử Dụng Macro Và Vba Trong Microsoft Excel

VBA là cách gọi tắt của Visual Basic for Application, là một ngôn ngữ lập trình dựa trên ngôn ngữ VB được phát triển bởi Microsoft.

VBA ngoài được tích hợp vào chung với Microsoft Office như Excel, Word, PowerPoint hay Outlook, nó còn được sử dụng trong cả Autocad để tạo ra các bản vẽ được lập trình sẵn.

Còn Macro, đây là một công cụ giúp bạn ghi lại các thao tác thực hiện dưới dạng câu lệnh VBA khi thao tác trên Excel. Đây là công cụ có thể giúp bạn tự động hóa nhiều thao tác trên Excel và trong bài chia sẻ này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để thực hiện.

Cách sử dụng Macro và VBA trong Microsoft Excel

Đầu tiên, đê thuận tiện bạn nên đưa công cụ Developer ra thanh Ribbon Toolbar của Excel.

Cách thêm công cụ Developer vào Ribbon Toolbar Excel.

✅Nếu Office của bạn không tìm thấy công cụ Developer trong Options thì có lẽ khi cài đặt bạn đã chọn không cài gói hỗ trợ VBA. Để bổ xung gói hỗ trợ VBA bạn tham khảo bài viết: Thêm gói cài đặt Visual Basic Application Microsoft Office

Sau khi đưa Developer ra thanh công cụ Ribbon Toolbar, bạn sẽ thấy các thành phần chính để xây dựng VBA như sau:

Code: Bao gồm quản lý VBA, và Macro.

Controls: Bao gồm các Object để liên kết với các thành phần trong VBA.

Cách sử dụng giao diện quản lý VBA

Để vào giao diện quản lý VBA thì bạn có thể sử dụng 2 cách:

Chuyển sang Developer và chọn Visual Basic.

Hoặc sử dụng tổ hợp phím

Alt +F11

Trong giao diện VBA sẽ có các thành phần như:

Thanh công cụ.

Cây menu quản lý Sheet, Module, Class, UserForm

Màn hình soạn thảo lệnh.

Màn hình cho phép bạn tạo các điểm để xem khi Debug lệnh.

Cách thêm 

và chức năng của 

Sheet, Module, Class, UserForm 

Để thêm các Objet vào 1 VBA Project bạn có thể chuột phải vào menu bên trái, sau đó chọn Insert và thêm vào Object để quản lý. Riêng Sheet sẽ được tự động tạo ra khi bạn thêm Sheet mới từ File Excel.

Chức năng của Sheet, Module, Class, UserForm:

Sheet1…Sheetn: được tự động tạo ra theo số Sheet từ File. Khi tạo lệnh trong từng Sheet thì lệnh đó chỉ được gọi và sử dụng từ Sheet đó.

UserForm: được dùng để tạo giao diện người dùng và viết lệnh.

Module: khác với Sheet, module có thể được truy xuất từ tất cả các Sheet và Module, Class khác trong cùng một VBA Project.

Class: cũng tương tự như Module nhưng Class được dùng để tạo các Objet với các thuộc tính được bạn định nghĩa.

Cách xây dựng một hàm cơ bản trong VBA và gọi hàm từ Excel.

👉Để hình dung đơn giản về cách để viết lệnh trong VBA mình sẽ làm một ví dụ cụ thể về hàm cộng, ví dụ như tính tổng của giá trị cộng với 3.

Khi viết hàm bình thường, bạn có thể sẽ viết như A2 + 3. Nhưng khi sử dụng VBA để tạo hàm mới bạn có thể sẽ thực hiện như sau:

Tạo một Module mới.

Thêm vào Module vừa tạo đoạn lệnh sau.

Function Cong_Them_3(so As Integer) Cong_Them_3 = so + 3 End Function

Trong đó:

Function: Khai báo hàm kiểu trả về.

Cong_Them_3: Là tên hàm.

so As Integer: khai báo biến so là kiểu Interger (kiểu số).

Cong_Them_3 = so + 3: tổng của biến so +3 sẽ được trả về hàm.

End Function: kết thúc hàm.

Khi bạn đã tạo hàm trong Module xong thì việc gọi và sử dụng hàm trong Excel cũng tương tự như các hàm thông thường khác. Tức là khi bạn gọi hàm từ VBA bạn sẽ nhập dấu = và nhập các từ chữ cái đầu của hàm thì Excel sẽ tự động gợi ý các hàm trong đó có cả hàm VBA.

Cách khởi tạo và sử dụng Macro

Một cách đơn giản hơn việc tự tạo các hàm VBA là bạn có thể tận dụng cộng cụ Macro. Công cụ này sẽ tạo ra một Module mới khi bạn khởi tạo Macro và ghi lại toàn bộ thao tác trên bảng tính Excel dưới dạng các câu lệnh VBA.

Ở đây mình có 1 ví dụ là tạo một Macro tự động cộng thêm 1 (AutoFill).

Đầu tiên, bạn chọn vào Record Macro

Sau đó, hộp thoại Record Macro hiện lên, đặt lại tên cho Macro để dễ quản lý. OK để bắt đầu Macro ghi lại thao tác của bạn.

Ở đây mình sẽ thực hiện thứ tự như sau:

Chọn Cells A1.

Nhập vào Cells A1 giá trị 1

Sau đó thực hiện AutoFill đến Cells A10.

Là lệnh thao tác chọn Cells A1.

Ghi vào Cells đang được chọn giá trị là 1. Tức là ở câu lệnh (1) bạn đã chọn Cells A1 thì ActiveCell chính là Cell A1.

Lệnh thực hiện AutoFill, tức là giá trị tiếp theo sẽ được cộng thêm 1.

Vùng giá trị sau khi AutoFill sẽ được chọn là Range(“A1:A10”).

Để ngừng Macro, bạn chọn vào Stop Recording.

Bây giờ để áp dụng lại các thao tác bạn vừa thực hiện đã được Macro ghi lại. Bạn hãy tạo một Sheet mới và chọn thêm nút nhấn liên kết tới Macro.

Sau đó, chọn vào tên Macro bạn vừa tạo và OK để áp dụng.

Cách lưu file chứa Macro

Để lưu một file có Macro hay VBA thì bạn hãy lưu file bằng định dạng: Excel Macro-Enable Workbook.

✅ Lưu ý: Không lưu bằng định dạng khác vì Macro sẽ bị mất.

Cách mở file chứa Macro

Để mở các file có Macro thì khi mở bạn cần chọn Enable Content (1) để cho phép chạy Macro hoặc chọn vào Macro Security (2) để mặc định theo tùy chọn.

✅ Lưu ý: Macro cũng là một tập hợp thực thi các câu lệnh, nên có thể tự động chạy các câu lệnh để tải và cài đặt chương trình khác mà bạn không hề hay biết. Chính vì vậy các bạn chỉ mở cách file Macro từ các nguồn uy tín để tránh bị nhiễm VirusMacro.

OK! Bài viết này chia sẻ với các bạn những điều cơ bản nhất để các bạn tổng quát và hình dung được VBA và Macro là gì và hoạt động như thế nào.

Bạn hãy cố gắng làm quen và sử dụng 2 công cụ này vì nó sẽ giúp bạn tạo ra tốc độ cũng như điều khác biệt trong việc thao tác và quản lý dữ liệu.

Thủ Thuật Trong Ms Office Excel 2007

Thủ thuật trong Ms Office Excel 2007

1/ Tùy chỉnh Quick Acess Toolbar (với các ứng dụng khác trong bộ Office 2007 cũng làm tương tự): Quick Acess Toolbar là một thanh công cụ nhỏ ở bên cạnh Office Button, thanh công cụ này rất hữu dụng nhưng ít ai dùng tới nó vì quá nhỏ, ít công cụ lại quá xa vùng soạn thảo. Thủ thuật này sẽ làm cho nó hữu dụng hơn.

 

 

– Đầu tiên bạn hãy bấm vào nút mũi tên bên cạnh Quick Access Toolbar rồi chọn More Commands.

– Trong cửa sổ Excel Options mới xuất hiện, tại combo box Choose Comand from bạn chọn All Command để thấy toàn bộ các nút lệnh

chọn một cái vừa ý ở khung bên trái rồi bấm nút Add để bổ sung thêm vào Quick Access Toolbar. Còn để xóa bớt một nút tại Quick Access Toolbar thì bạn chọn tại khung bên phải rồi bấm nút Remove. Sau khi làm xong bạn bấm OK là sẽ được một thanh công cụ với đầy đủ các chức năng cần thiết sẵn sàng để sử dụng.

– Tuy nhiên, để nó được gần vùng soạn thảo hơn thì bạn hãy bấm vào nút mũi tên bên cạnh Quick Access Toolbar rồi chọn Show below the Ribbon. Và bạn sẽ có một thanh công cụ y hệt trong các phiên bản Office trước.

 

2/ Làm một dòng (cột) luôn xuất hiện trên các dòng (cột) khác:giả sử trong danh sách bạn tạo một dòng đề mục có nội dung là Số thứ tự, Tên hàng, Mã hàng… và lần lượt nhập nội dung vào các cột tương ứng. Nếu danh sách này quá dài và khi bạn kéo xuống dòng 10, 11… thì dòng đề mục sẽ biến mất và mỗi khi bạn cần tra cứu dòng đề mục này lại phải kéo danh sách lên rất tốn thời gian. Thủ thuật này sẽ giúp bạn.

– Bạn bấm chọn toàn bộ dòng hoặc cột cần được luôn xuất hiện rồi chuyển qua Ribbon View, bạn bấm vào nút Freeze Panes và chọn một trong các mục:

+ Freeze Panes: làm cho dòng, cột bạn chọn luôn xuất hiện dù bạn kéo bản tính đến đâu, với lựa chọn này bạn cần phải chọn chính xác dòng hoặc cột.

+ Freeze Top Row: làm cho dòng cao nhất trong bản tính luôn xuất hiện

+ Freeze Firtst Column: làm cho cột đầu tiên trong bản tính luôn xuất hiện

 

3/ In cả đường kẻ trong bảng tính Excel: thông thường, khi bạn in một bảo tính Excel ra giấy thì chỉ thấy các giá trị có trong ô mà không hề thấy đường kẻ đâu cả, muốn thấy đường kẻ bạn buộc phải chọn màu cho nó. Nếu muốn mặc định luôn in ra đường kẻ thì bạn làm theo cách sau:

– Chuyển qua Ribbon Page Layout và vào bấm vào nút Page Setup Dialog Box Launcher (nút mũi tên rất nhỏ bên phải chữ Page Setup).

– Trong cửa sổ Page Setup hiện ra bạn chuyển qua thẻ Sheet, tại mục Print bạn đánh dấu chọn vào Gridlines rồi bấm OK.

 

 

 

– Cũng có một cách đơn giản hơn, đó là tại thẻ Page Layout, tại phần Gridlines của mục Sheet Options bạn đánh dấu chọn chữ tại Print.

 

 

5/ Lọc để xem ra một trong nhiều sản phẩm

Khi bạn bấm vào mũi tên đó, một trình đơn xuất hiện với hộp Select field để bạn chọn lựa và lọc thông tin. Trên trình đơn này là một danh sách cho thấy tất cả các hàng trong lĩnh vực mà bạn chọn. Xem các mục trong danh sách để chọn đúng sản phẩm cần tìm thông tin và sản phẩm nào cần lọc. 

Trong ví dụ này, mục Product Category bao gồm Road Bikes là sản phẩm bạn cần tìm thông tin.

– Để lọc thông tin bạn bỏ mục Select All, sau đó chọn Road Bikes cuối cùng nhấp Ok, báo cáo PivotTable sẽ cho thấy dữ liệu của phần road bikes. Các dữ liệu khác sẽ không thay đổi, nhưng chúng không xuất hiện.

 

b) Giới hạn cho bộ lọc 

 Bây giờ bạn đã lọc thông tin cho một sản phẩm và bạn muốn thu hẹp thông tin hơn nữa, do có nhiều loại xe đạp khác nhau. Ví dụ bạn chọn sản phẩm xe đạp Road -350- W, thì cách thực hiện như sau: Dùng chuột chọn sản phẩm Road -350-W trong cột

 Road Bikes, sau đó nhấn chuột phải và đưa chuột đến filter, nó sẽ hiện ra một cửa sổ nhỏ và bạn chọn Keep Selected Items. Cuối cùng chỉ có dữ liệu của Road – 350-W hiện ra.

 

6/ Tìm loại sản phẩm có doanh thu cao

 Giả sử bạn muốn xem loại xe đạp nào có doanh số hơn $100.000, bạn có thể sử dụng Excel để xem thông tin trên, còn các không tin khác thì tạm thời ẩn.

 Bộ lọc đọc dữ liệu và chọn những dòng có những ô phù hợp với yêu cầu của bạn, chọn Greater Than Or Equal To và chọn hộp thoại Value Filter, nhập 100,000 trong hộp rỗng. Kết quả bao gồm 13 trong tổng số 38 loại xe đạp có doanh thu hơn $100,000.

 

7/ Tìm tên trong danh sách

Chọn bôi đen vùng cần tìm kiếm

Nhấn Ctrl+F , xuất hiện hộp thoại, nhập tiếp thông tin cần tìm kiếm vào rồi nhấn Enter

 

8/ Tạo mẫu tự động điền số liệu

Tự động điền (autofill) là chức năng tự nhập theo quy luật, giúp bạn nhập liệu nhanh hơn chỉ với thao tác kéo thả. Nhập hai giá trị đầu tiên trong hàng và cột để thiết lập một “quy luật”, sau đó nhấp vào rìa phải của ô đầu tiên để xuất hiện dấu “+”, sau đó kéo thả chuột để tự động điền số vào các ô kế tiếp.

Minh Triệu