Top 7 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Xoay Ngôi Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ngubao.com

Xoay Thai Bên Ngoài: Thủ Thuật Khi Ngôi Thai Ngược

Xoay thai bên ngoài (ECV – External Cephalic Version) là thủ thuật xoay thai, thường được áp dụng với ngôi mông, ở tuần 36-37.

Khoảng đầu quý III, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết tình trạng của ngôi thai. ¼ số ngôi thai là ngược ở thời điểm này nhưng phần lớn sẽ tự quay đầu vào những tháng tiếp theo.

Khoảng tháng thứ 8, “ngôi nhà” của bé trong bụng mẹ ngày một chật hẹp. Gần đến ngày sinh, phần lớn các bé sẽ “chúc” đầu xuống phía dưới. Tuy nhiên, một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên gọi là ngôi thai bị ngược.

Có khá nhiều hình thức ngược của ngôi thai: tư thế khóa nòng (mông chắn ở “lối ra”); khóa nòng hoàn toàn (hai chân bắt chéo); khóa nòng không hoàn toàn (một bên chân chặn ở “lối ra”).

Thủ thuật xoay thai

Nếu ngôi thai vẫn bị ngược cho đến gần ngày sinh, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay thai (ECV). ECV được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và bắt đầu xoay ngôi thai về vị trí thuận (đầu chúc xuống). Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì quá trình này sẽ thất bại.

Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện xoay ngôi thai. Nhóm thai phụ mang song thai, ra máu, đa ối thường bị cấm xoay ngôi thai.

Tỷ lệ thành công: 58% nếu là ngôi mông; có thể lên tới 90% nếu là ngôi ngang. Tuy nhiên, một số trường hợp, ngôi thai lại quay về vị trí ban đầu (tư thế ngược) sau khi đã tiến hành thủ thuật xoay thai. ECV hoạt động hiệu quả hơn nếu đó là lần mang thai thứ 2 của mẹ.

Nguy cơ: Một số trường hợp nghiêm trọng, tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy tới; chẳng hạn, ECV có thể khiến nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Hậu quả, thai phụ buộc phải chỉ định mổ đẻ sau đó.

Quá trình thực hiện ECV có thể làm giảm nhịp tim thai, nếu nhịp tim thai không nhanh chóng quay lại mức cân bằng, thai phụ sẽ được chỉ định mổ đẻ ngay lập tức. Đó là lý do, thủ thuật xoay ngôi thai chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37, trong bệnh viện, với những điều kiện đảm bảo việc mổ đẻ luôn sẵn sàng.

Trường hợp không thể xoay thai bên ngoài

– Mang song thai hay đa thai.

– Người mẹ bị ra máu sớm, gọi là xuất huyết trước sinh.

– Nhau thai bám thấp.

– Vỡ ối.

– Thiểu ối.

Nguy cơ

Xoay thai bên ngoài không phải lúc nào cũng an toàn. Một số thai phụ thấy thủ thuật này khá khó chịu.

Động tác thể dục ngăn ngừa ngôi thai bị ngược

Tư thế này giúp bé có thể “nhào lộn” trong bụng mẹ, dễ dàng quay về vị trí đầu “chúc” xuống cổ tử cung mẹ.

– Thời gian: Bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ; tần suất: 2 lần mỗi ngày.

– Tránh tập khi đói , mệt mỏi; cần chồng (người thân) hỗ trợ khi muốn nâng trọng lượng của bụng bầu.

Hoặc: Quỳ gối trên sàn nhà, hai đầu gối choãi nhẹ để có không gian cho bụng bầu. Khẽ gập người, chải rộng lòng bàn tay xuống sàn nhà. Nếu bụng bầu bị ép xuống sàn, hãy nâng ngực lên một chút. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10-15 phút.

Lưu ý: Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc tập thể dục từ mẹ sẽ ảnh hưởng đến ngôi thai. Vì thế, nếu hai động tác trên không thoải mái, bạn nên dừng lại.

Tìm hiểu nguyên nhân dễ mắc bệnh , bệnh ở giới trẻ hiện nay khi ngồi máy tính làm việc quá nhiều để có bài tập, cách phòng bệnh và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!

Cận Cảnh 1 Ca Xoay Ngôi Thai Từ Ngược Thành Thuận Thành Công

Xoay thai bên ngoài (ECV – External Cephalic Version) là thủ thuật xoay thai được thực hiện bằng cách tiêm thuốc chứa tocolytic (thông dụng nhất là terbutaline) có tác dụng làm giãn tử cung và ngăn chặn các cơn co thắt tử cung của thai phụ, sau đó xoay ngôi thai về vị trí thuận (đầu chúc xuống).

Thủ thuật này thường được áp dụng với mẹ bầu ở tuần thai 36-37, trong 1 số trường hợp, xoay thai có thể được các bác sĩ thực hiện ngay trong quá trình sinh trước khi vỡ ối. Nếu thành công, mẹ bầu có thể sinh thường và không cần phải chọn sinh mổ.

Quy trình thực hiện xoay ngôi thai Kĩ thuật xoay ngôi thai từ bên ngoài.

Sau khi tiêm thuốc và tử cung bắt đầu giãn ra, bác sĩ sẽ bắt đầu dùng tay để đẩy, xoay bào thai từ bên ngoài cho quay về vị trí thuận (đầu chúc xuống).

Tuy nhiên thủ thuật này chỉ những bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên khoa mới được thực hiện, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì quá trình này sẽ có nguy cơ thất bại.

Trong khi thao tác, mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi tức phần bụng dưới. Mức độ khó chịu tùy thuộc vào độ nhạy cảm của phần bụng dưới và lực ấn, đẩy và xoay của bác sĩ.

Nếu lần thứ nhất không thành công, các bác sĩ có thể gợi ý cho mẹ bầu tiếp tục thực hiện lần thứ 2. Và lần này có thể sẽ gây tê ngoài màng cứng để giúp người mẹ thư giãn và giảm cơn đau trong quá trình làm thủ thuật.

Trong lần thử lại này, gây tê ngoài màng cứng có thể giúp việc xoay ngôi thai đạt tỷ lệ thành công cao hơn. Tỷ lệ thành công là 58% nếu là ngôi mông và có thể lên tới 90% nếu là ngôi ngang.

Sau khi hoàn thành xong thủ thuật, ngôi thai quay theo chiều thuận, mẹ bầu sẽ được theo dõi thêm trong 1 thời gian ngắn và sau đó quay trở lại tiếp tục cuộc sống bình thường chờ ngày chuyển dạ.

Một số nguy cơ có thể gặp phải

Xoay thai bên ngoài không phải lúc nào cũng an toàn. Như đã nhắc ở trên, mẹ bầu có thể sẽ thấy thủ thuật này khá khó chịu, gây đau tức bụng dưới.

Trong quá trình xoay ngôi thai, có một số trường hợp nghiêm trọng, tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra như nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung khiến thai phụ buộc phải chỉ định mổ đẻ ngay sau đó.

Quá trình thực hiện xoay ngôi thai có thể khiến nhịp tim thai nhi bị giảm, nếu nhịp tim thai không nhanh chóng quay lại bình thường, thai phụ cũng sẽ được chỉ định mổ đẻ ngay lập tức.

Hiện tượng dây rốn bị xoắn hoặc bẹp sẽ làm giảm lưu lượng máu và oxy đến bào thai.

Đó là lý do vì sao thủ thuật xoay ngôi thai chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37, trong bệnh viện, với những điều kiện y tế đảm bảo để nếu trong trường hợp khẩn cấp, việc mổ đẻ luôn sẵn sàng.

Xoay ngôi thai được thực hiện khi:

– Người mẹ mang thai bắt đầu từ tuần thứ 36 trở đi nên thực hiện xoay ngôi thai vì lúc này lượng nước ối vẫn còn, thai nhi không quá to, vẫn đủ khả năng di chuyển trong dạ con của mẹ.

– Người mẹ mang thai đơn.

– Thai không rơi hoặc sắp rơi vào khung xương chậu của mẹ bởi nếu thai sắp rơi vào xương chậu sẽ gây khó khăn cho thủ thuật xoay.

– Có đủ nước ối xung quanh để di chuyển bào thai. Nếu lượng nước ối thấp hơn bình thường, thai nhi có thể bị thương trong khi xoay ngôi thai.

– Không phải lần mang thai đầu tiên. Thủ thuật nên được thực hiện trong lần mang thai thứ 2 trở đi do thành bụng người mẹ có khả năng căng ra, co giãn tốt hơn, đáp ứng với thủ thuật dễ dàng hơn.

Không được thực hiện xoay ngôi thai khi:

– Đã vỡ ối.

– Người mẹ có vấn đề về tim hoặc các vấn đề khác gây cản trở tiếp nhận các loại thuốc giảm đau ngừa các cơn co tử cung.

– Nhau thai bao phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, hoặc đã tách ra khỏi thành tử cung.

– Thai nhi có dấu hiệu bất thường.

– Đầu thai nhi ngửa ra sau, cổ thẳng thay vì cúi đầu về phía trước, cằm hướng vào ngực.

– Thai được chẩn đoán hoặc dự đoán có khuyết tật khi sinh.

– Người mẹ mang đa thai (thai đôi, ba…).

– Tử cung của mẹ có hình dạng bất thường.

Gợi ý một số phương pháp hạn chế ngôi thai ngược

Để hạn chế khả năng ngôi thai ngược, ngay từ tuần thai 30-37, người mẹ có thể tự mình thực hiện 1 số biện pháp gợi ý bên dưới. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất.

– Luyện tập thể dục.

Nằm ngửa, kê thêm gối dưới hông để nâng phần bụng lên. Mỗi ngày tập 3 lần, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng đói và trong thời gian em bé hoạt động. Cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh làm căng cơ bụng.

Chúc đầu xuống dưới đỡ bằng 2 tay, co gối và đẩy phần mông lên trên cao. Phần dưới của tử cung sẽ mở rộng tạo không gian cho đầu của bé quay xuống. Mỗi ngày làm 2 lần trong 5-15 phút.

Tương tự, lấy tay đỡ phần đầu chúc xuống, đầu gối đặt trên ghế hoặc giường cao hơn. Tư thế này giúp thư giãn xương chậu. Giữ vị trí này tối đa 30 giây, lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.

– Đi bơi.

Bơi lội cũng là 1 cách để em bé trong bụng di chuyển. Áp lực của nước giúp các khối cơ của người mẹ được thư giãn, tạo cơ hội thai nhi xoay chuyển.

– Giữ tư thế đúng:

Việc giữ tư thế đúng sẽ giúp tạo ra không gian tối đa cho em bé trong bụng. Đứng thẳng sao cho cằm hướng thẳng với mặt đất. Thả vai tự nhiên, tránh ngả về phía sau. Giữ phần bụng chắc chắn. Đặt bàn chân rộng bằng vai và trải đều trọng lượng cơ thể lên cả 2 chân.

– Áp dụng kĩ thuật nóng – lạnh:

Dùng 2 gói chườm nóng và lạnh. Gói lạnh đặt phía bụng trên (đầu tử cung), gói ấm đặt phía bụng dưới (cuối tử cung). Cách này có thể làm cho em bé tránh xa khu vực lạnh và quay xuống chỗ ấm hơn. Hoặc ngâm bụng dưới trong nước ấm cũng là 1 cách tương tự.

– Sử dụng âm thanh:

Bật nhạc, đặt tai nghe vào phần bụng dưới để cho bé di chuyển theo hướng có âm thanh phát ra. Hoặc bố mẹ có thể nói chuyện, tạo ra âm thanh ở phần bụng dưới.

Nguồn: Webmd/Emedicine/Wikihow

Thai Nhi Quay Đầu Sớm(Ngôi Thai Thuận), Ngôi Thai Ngược Có Sao Không?

Các chuyên gia cho rằng thai nhi quay đầu sớm, nhưng là sớm so với thời điểm an toàn trong tam cá nguyệt thứ ba là một dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm phần nào về cuộc vượt cạn thuận tự nhiên của sắp tới.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm

Khi bước sang tuần thai 30 trở đi, mẹ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Mẹ hãy để ý xem hiện tại bé đạp ở phần trên hay dưới bụng, để xem bé đã có sự thay đổi về vị trí chưa. Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29.

Nếu trước thời gian này thì chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5.

Hơn nữa, nếu bé nhà bạn là con đầu lòng thì có thể bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35, còn nếu là đứa con thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn.

Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?

Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ( ngôi trước). Vị trí này giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.

Các chuyên gia cũng cho rằng nếu khi sinh vị trí của bé nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu khi đó bé sẽ ra đời cách dễ dàng.

Một số ít trường hợp bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau.

Vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.

Thai nhi quay đầu sớm có sao không?

Chỉ có một lưu ý nho nhỏ nếu bé quay đầu trước tuần thai thứ 35, bầu nên tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.

Với một số ít trường hộp, thai nhi dù đã quay đầu, nhưng mặt lại quay về bụng mẹ, đây gọi là ngôi sau. Ở vị trí này, quá trình vượt cạn sẽ gặp những rắc rối sau:

Thời điểm vừa bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai

Nếu không sinh nở kịp sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ

Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội

Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính

Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Ngôi thai đầu chính là yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Tư thế này tức là thai nhi quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía mẹ.

Chính điều này giúp tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung dễ dàng mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt đầu tiên. Từ đó giúp thiên thần nhỏ chào đời an toàn và thuận lợi.

Câu hỏi đặt ra là khi nào thì thai nhi quay đầu xuống? Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35.

Đó là cột mốc với những ai mang thai lần đầu. Tuy nhiên với các mẹ mang thai lần thứ hai, thời điểm quay đầu này sẽ muộn hơn, thường rơi vào khoảng tuần thứ thai thứ 36, 37.

Thai nhi quay đầu mấy lần?

Nếu theo sát lịch khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ, ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ đã biết thai nhi quay đầu về ngôi thuận hay không. Hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến khi mẹ sinh.

Theo các số liệu thống kê khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn.

Và thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất. Vì lúc bé quay đầu “khoang chứa” đã bắt đầu chật hẹp không thể thích thì quay ngược, không thích thì quay xuôi được.

Ngôi thai ngược có sao không?

Có ngôi thai thuận thì cũng có ngôi thai ngược. Nhờ sự can thiệp của khoa học kỹ thuật y tế hiện đại, ngày ngay các bác sĩ đã có thể phát hiện nhiều trường hợp ngôi thai bị ngược, mông quay về phía tử cung (ngôi ngược) hay có những thai nhi đã quay đầu, nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau).

Phần lớn các mẹ bầu rơi vào tình trạng ngôi ngược hoặc ngôi sau này sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi chuyển dạ.

Phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàng

Nếu ở tuần thai thứ 35 mà thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp nhẹ nhàng sau tại nhà để nhắc nhở bé cưng đã đến lúc “mình gặp nhau”.

Lưu ý để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi: Chọn các loại ghế đổ người về phía trước hay kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.

Tập thể dục: Mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Tư thế bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.

Nằm nghiêng 3 tháng cuối thai kỳ: Hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Nằm tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trinh cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.

Tập bò mỗi ngày: Mẹ bò bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.

Thai nhi quay đầu sớm trong giới hạn cho phép từ 28-37 tuần thai không phải là điều lo lắng. Vấn đề cần quan tâm nhất lúc này chính là sức khỏe của mẹ, tránh vận động mạnh để hạn chế nguy cơ sinh sớm.

Những Thủ Thuật Hút Thai Nhất Ngày Nay

Phá thai bao nhiêu tiền

Xung quanh việc chọn lọc phương pháp phá thai an toàn, yêu thích nhất là quan trọng mà tổn phí phá thai cụ thể trong những tình trạng có thai, cô được hút ra bao lăm tiền nó quan trọng là cần xem xét. bất kể phí tổn phá thai cần dựa vào phổ biến khía cạnh như hiện tượng sức khỏe, hiện tượng thai nhi, dịch vụ y tế và chị em chọn lựa, dịch vụ cần thiết cũng như công đoạn lúc phá thai 2 tuần tuổi … Bởi vì điều này , thường ko đề ra một con những cụ thể hoặc một giá thành chung với phá thai tổn phí nạo. nếu bạn muốn nhận thấy cụ thể, bạn phải buộc phải truy nã cập, sau khi tiến hành kiểm tra, căn cứ vào tình hình cụ thể, những bác sĩ có khả năng đưa ra chi phí phá thai an toàn cụ thể với bạn.

Phá thai bao nhiêu tiền tùy thuộc vào 1 số yếu tố:

– phí tổn đánh giá trước lúc phá thai: Đây là lệ tổn phí trả với những hạng mục đánh giá khái quát để nghi ngờ bệnh hoặc nhiễm trùng, biết siêu âm tuổi thai, sức khỏe thai nhi, … để khiến cho kiên cố hiện tượng hàng đầu trước lúc dẫn đến thủ thuật.

– phí tổn phá thai : đây là quyết định tốt nhất để tính chi phí đa số phí tổn của khóa học là phá thai, những tiền nên trả với thuốc cũng như vật tư, phương pháp nhóm thầy thuốc trong quá trình phá thai . Điều này tùy thuộc vào vào chất lượng của những dịch vụ y tế được tuyển lựa.

– chi phí viêm hậu phẫu: tùy thuộc vào tình cảnh, cũng như sức khỏe tùy thuộc vào sức đề kháng cá nhân, sự phục hồi của số chị em là khác nhau, do đó chi phí cho viêm sau khi phá thai cũng không giống nhau, lệ phí tổn ko nhất thiết tới từng hiện tượng.

– tổn phí kiểm tra sau lúc phá thai: để cam kết nghi ngờ những thất thường sẽ phát sinh sau lúc phá thai 2 tuần chị em nên sao lưu dịch vụ y tế để được kiểm tra một lần nữa. kiểm tra công tác cũng được bao gồm trong phí tổn chung của đa số giai đoạn phá thai. Tuy nhiên chi phí biện pháp đánh giá này đáng tiếc đề cập.

– phí phát sinh: Nơi phụ nữ sau lúc kiểm tra và thí nghiệm phát hiện số nhiễm trùng, nó là bắt buộc để tiến hành điều trị triệt để sau đấy thường tiến hành phương pháp phá thai 2 tuần tuổi.

Hằng thân mến! Phá thai bao nhiêu tiền dựa đa số vào những yếu tố trên, đối tới mỗi hiện tượng là khác nhau, các con những hơi thường được biết sau khi bạn gây bài đánh giá kiểm tra và thăm các bệnh viên phá thai quốc tế trước khi tiến hành. bởi vì điều này, bạn buộc phải mua một uy tín phòng khám chuyên khoa chuyên khoa và chất lượng để thực hành thủ thuật.

Hiện nay, phòng kiểm tra đa khoa cách được sử dụng bằng cách phá thai không đau rất dẫn thị giác chị em sở hữu thai ngoại trừ ý muốn an toàn, hiệu quả, tác hại ko diễn ra cũng như không tạo ra tới sức khỏe sản xuất được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao và với kỹ năng thực hiện trực tiếp trong điều kiện diệt trùng tiêu chuẩn sát trùng đến phí tuyệt vời được liệt kê thuộc Bộ y tế.