Top 8 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Xoay Rubik Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngubao.com

5 Cách Xoay Rubik Nhanh Để Đạt Sub

Việc bạn có thể đạt sub-30 bằng phương pháp dành cho người mới chơi (Layer-by-layer 7 bước) là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên mình không khuyến khích “try hard” theo cách này vì bạn có thể dễ dàng tìm được cách xoay Rubik nhanh hơn nhờ vào những phương pháp nâng cao hơn. Một trong số đó có thể kể đến là CFOP: viết tắt chữ cái đầu tiên của Cross, F2L, OLL và PLL (bài viết này cũng sẽ chỉ nói về CFOP mà thôi).

Leo Borromeo – thần đồng Philippine sử dụng công thức xoay rubik 3×3 nâng cao CFOP

a) Cross (tạo dấu cộng)

Thông thường những người mới chơi hay có thói quen giải dấu thập trắng ở mặt trên cùng. Tuy nhiên bạn sẽ phải lật ngược khối Rubik lại để chuyển dấu thập xuống mặt đáy trước khi thực hiện bước tiếp theo. Điều này nghe có vẻ không to tát, nhưng khi bạn càng trở nên nhanh hơn thì bước lật cube này sẽ tốn kha khá thời gian của bạn đấy.

Bạn nên nhanh chóng nhận diện vị trí và hình dung mối quan hệ của các viên cạnh dấu thập.

b) F2L tự nghiệm

F2L tự nghiệm có số bước ít hơn nhiều so với phương pháp của người mới chơi. Ý tưởng là bạn giải viên góc + viên cạnh cùng một lúc, bằng cách ghép chúng trên tầng ba rồi đưa về đúng khe của nó.

Đây là cách giải thích đơn giản nhất cho F2L không dùng thuật toán hay còn gọi là F2L tự nghiệm. Nhưng mình khuyên bạn vẫn nên tìm hiểu kĩ hơn về nó thông qua các bài viết chuyên sâu khác.

c) 2-look OLL

Quá trình này yêu cầu bạn phải ghi nhớ 7 thuật toán và sử dụng hai trong số chúng. Một thuật toán là để tạo dấu thập vàng ở mặt trên cùng, trong khi thuật toán còn lại dùng để hướng mặt màu vàng của tất cả các viên góc lên trên.

d) 2-look PLL

Sau khi tạo mặt vàng xong, bạn sẽ sử dụng 2-look PLL. Có tất cả 7 thuật toán mà bạn sẽ phải ghi nhớ. Tương tự bạn cũng sẽ phải sử dụng hai trong số chúng. Một thuật toán là để giải các viên góc, và thuật toán còn lại để giải các viên cạnh.

Đương nhiên là con số này sẽ thay đổi tuỳ theo từng cá nhân, nhưng bạn cũng nên tham khảo để biết xem những điểm mạnh của mình là gì để phát huy, cũng như như biết những điểm chưa được để cố gắng cải thiện.

Phần lớn mọi người sẽ gặp khó khăn với Cross và F2L vì hai quá trình này không cố định theo trường hợp để giải. Nhưng dù có khó khăn như nào đi nữa thì đây cũng là những thứ căn bản nhất mà bạn sẽ phải học nếu như muốn giảm thời gian xuống sub-30, thậm chí là sub-20 và sub-15.

Mình hoàn toàn có thể chỉ sử dụng CFOP mà vẫn đạt được sub-11, nhưng nếu nói như vậy cũng có phần chưa đủ. Thực tế CFOP chỉ có thể đưa ra các bước xoay mà bạn sẽ phải làm, chứ không hề đề cập tới bạn phải làm chúng ra sao và yêu cầu kĩ thuật như nào. Chính vì thế mà mình gọi đây là “Những điều căn bản”, vì bạn sẽ cần phải biết nhiều thứ hơn nữa để sử dụng chúng hiệu quả hơn.

Quá trình lặp đi lặp lại không chỉ giúp cải thiện tốc độ, mà còn giúp bạn ghi nhớ và sử dụng nó trong khi không cần suy nghĩ gì mấy, gần như là vô thức. Việc tập trung suy nghĩ chậm hơn rất nhiều so với trí nhớ cơ tay. Và để tạo được trí nhớ cơ như vậy bạn sẽ phải thực hiện rất, rất nhiều lần.

Lấy ví dụ đơn giản là các trường hợp F2L, bạn cần phải khớp cặp góc-cạnh ở tầng ba rồi dùng một trong bốn thuật toán cơ bản để đưa chúng về đúng vị trí. Nghe thì có vẻ rất nhiều bước và yêu cầu phải “động não”, nhưng khi đã quen tay thì bạn hoàn toàn có thể làm tuần tự các bước một cách trơn tru. Ngay lúc bạn nhìn thấy màu của hai viên trùng nhau ở mặt trên cùng, bạn có thể triển khai luôn thuật toán mà chẳng cần nghĩ xem các bước đó là gì.

Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp khác nhau mà bạn cần thuộc. Vậy nên để ghi nhớ được hết bạn sẽ phải luyện tập cực kì nhiều. Có một trick để ép trí nhớ cơ phải hoạt động, đó là ép bản thân không được suy nghĩ về các bước. Như mình đã nói ở trên, trí nhớ cơ nhanh hơn rất nhiều so với suy nghĩ của não bộ. Nên nếu thực hiện thật nhanh các bước, bạn sẽ ép cơ bắp phải ghi nhớ và dừng quá trình suy nghĩ của não bộ.

Tuy nhiên cũng sẽ có một số bạn thắc mắc rằng điều này sẽ mâu thuẫn với look ahead. Thực chất look ahead là việc bạn suy nghĩ mình sẽ phải làm gì với trường hợp tiếp theo trong lúc giải một trường hợp khác. Ví dụ như khi mình giải cặp F2L (đỏ-xanh lá) thì mình sẽ không nhìn vào cặp này mà sẽ đảo mắt để đi tìm cặp khác. Để ngay sau khi xong (đỏ-xanh lá), mình có thể tiến hành giải trường hợp tiếp theo luôn.

Trình Look Ahead thượng thừa phải kể đến Feliks Zemdegs

Và bỗng dưng cả quá trình F2L này sẽ trở nên giống như một luồng chảy các bước liên tục và mượt mà. Nhưng thực ra điều này hơi nâng cao một chút. Sự phức tạp không đến từ bản thân các bước trong F2L không thuật toán, mà đến từ cách bạn suy nghĩ. Chính vì thế đây không phải là một cách tốt dành cho những bạn mới bắt đầu.

Việc bạn suy nghĩ về một thứ trong khi đang làm thứ khác rõ ràng là cần phải suy nghĩ. Trong khi mục tiêu đang là tạo trí nhớ cơ, tức là không “dùng não”. Vậy nên đừng phức tạp mọi thứ, hãy cứ theo đuổi mục tiêu hiện tại bằng cách thực hiện thật nhanh dãy công thức. Chỉ khi nào có trí nhớ cơ tốt cho hầu hết các trường hợp F2L thì bạn mới nên nghĩ tới luyện tập look ahead.

Bản thân mình mới đầu tập phương pháp cho người mới chơi quá lâu nên đã kết hợp cả look-ahead trong phương pháp đó. Nhưng khi chuyển qua phương pháp này để đạt sub-30, mình đã dừng ngay việc look-ahead vì nó quá khó cho người mới tập. Chỉ khi đạt đến sub-20 trở xuống mình mới thấy việc look-ahead thực sự hữu ích trở lại.

3. Kĩ thuật finger trick tốt

Có một vài finger trick khá cơ bản như R/L sử dụng xoay cổ tay hay U/D dùng các ngón trỏ và áp út. Hoặc bạn cũng có thể F bằng ngón cái hoặc ngón trỏ của mình tuỳ thuộc vào thế tay lúc bạn thực hiện.

Còn nếu như khối Rubik của bạn có chất lượng quá tệ, bạn có thể cân nhắc “lên đời” một chiếc mới tốt hơn. Những chiếc cube có chất lượng tốt để tập luyện giờ cũng đã có những mức giá hết sức phải chăng, thậm chí là cực kì rẻ và đều được bán online.

4. Tập lên kế hoạch giải dấu thập ngay từ bước Inspection

Inspection được hiểu là nhìn khối Rubik trước khi giải, thời gian inspection tiêu chuẩn trong các cuộc thi là 15s.

Với trường hợp khó như này, bạn hoàn toàn có thể dừng lại việc lên kế hoạch ở hai viên này thôi cũng không sao cả. Quả thực với phần lớn người chơi bình thường, nhất là với những bạn mới tập, 15s là không đủ để lên kế hoạch được hết mọi thứ. Bản thân mình khi luyện tập cũng dành ra trên 30s, lí do là mình muốn thực sự luyện kĩ năng hình dung các bước thật tốt.

5. Tạo những thói quen tốt từ những ví dụ mẫu

Việc học hỏi từ những người chơi tốt hơn là rất quan trọng. Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để thực hiện cùng một công việc, nhưng sẽ có những cách xoay Rubik nhanh và hiệu quả hơn. Mình chỉ đạt trung bình khoảng 8-9s, nhưng có nhiều người đạt con số chỉ 5-6s. Rõ ràng là họ phải có những bí quyết, kĩ thuật,.v…v tốt hơn mình và đáng cho mình phải học hỏi.

Khi tham khảo những ví dụ mẫu từ trên mạng, bạn có thể lựa chọn học cho mình những finger trick tốt hơn, cách ghép cặp một số trường hợp F2L hiệu quả hơn, tạo dấu thập sao cho phù hợp với một số tình huống, hay cả những trick cơ bản trong F2L như làm sao để dùng cả hai tay, tránh rotate và regrip chiếc cube, cách đưa cặp viên vào mặt trước và mặt sau,…

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ trên kênh Youtube của Feliks Zemdegs, J-perm,…

Phần lớn kinh nghiệm F2L của mình đều đến từ các video kiểu: “được đấy, hay là mình thử áp dụng xem sao”. Tuy nhiên bạn nên tránh việc xem quá nhiều rồi học tất cả cùng một lúc. Thay vào đó chỉ nên học nhiều nhất là hai thứ tại cùng một thời điểm mà thôi. Như vậy bạn sẽ không cảm thấy quá khó khăn và nhanh nản, cũng như sẽ giảm thiểu tình trạng “học trước quên sau”.

Kết luận – 5 cách xoay Rubik nhanh

Đúng là muốn giỏi thì phải học, nhưng học xong mà không luyện tập thì cũng chẳng thu được kết quả. Điều này nghĩa là nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn không phải chỉ có học, mà phải luôn luyện tập, thậm chí luyện tập nhiều hơn cả học. Giống như bạn học cách sử dụng một công cụ nào đó. Nếu như chỉ học mà không thực hành thì bạn sẽ chỉ có lý thuyết mà không thể sử dụng công cụ đó thành thạo và quen tay được. Hãy luyện tập thật nhiều để tạo ra trí nhớ cơ, như mình đã trình bày ở phần trước, và tiến trình của bạn sẽ cải thiện dần dần theo thời gian.

Thủ Thuật Xoay Ngôi Thai Nhi Đẻ Ngược

Mang thai ở tuần thứ 37, chị Lan Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) lo lắng vì em bé nằm ngược ngôi. Nhiều tuần qua, chị sử dụng các biện pháp đông tây y kết hợp để xoay chuyển tư thế của em bé nhưng không thành công. Chị được tư vấn phương pháp ECV – thủ thuật xoay thai bên ngoài ở tuần 37 bằng cách tiêm thuốc giãn tử cung và các bác sĩ sẽ trợ giúp để xoay em bé. Tuy nhiên, chị vẫn chưa quyết định sử dụng “chiêu thức” cuối cùng này vì sợ gặp rủi ro.

Theo BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, BV Phụ sản Hà Nội, ở tuần 32-36 thai kỳ, thai nhi sẽ tự xoay chuyển cơ thể để về vị trí thuận lợi cho việc sinh nở. Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên gọi là ngôi thai bị ngược.

Ảnh: Mask.

Thủ thuật xoay thai ECV được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và bắt đầu xoay ngôi thai về vị trí thuận. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì quá trình này sẽ thất bại. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện xoay ngôi thai. Các thai phụ mang song thai, ra máu, đa ối, từng sinh mổ, tử cung bất thường… thường bị cấm xoay ngôi thai.

Phương pháp ECV có tỷ lệ thành công khá cao, một số ít trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn khiến nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Hậu quả là thai phụ buộc phải chỉ định mổ đẻ sau đó. Quá trình thực hiện ECV có thể làm giảm nhịp tim thai, nếu nhịp tim thai không nhanh chóng quay lại mức cân bằng, thai phụ sẽ được chỉ định mổ đẻ ngay. Đó là lý do thủ thuật xoay ngôi thai chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37 trong bệnh viện, với những điều kiện đảm bảo việc mổ đẻ luôn sẵn sàng.

Trước đây khi y học hiện đại chưa phát triển, nhiều thầy thuốc khuyên các bà mẹ có tử cung bình thường mà thai ngôi ngược vào gần tháng đẻ hãy tập theo tư thế quỳ đầu gối, đầu cúi xuống giường, mông chổng ngược lên để thai tự quay đầu xuống dưới. Có thầy thuốc còn làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn bên ngoài thành bụng để thai quay đầu xuống dưới, vào lúc chưa chuyển dạ hoặc ngay khi mới bắt đầu chuyển dạ. Tuy vậy những cách làm trên không phải lúc nào cũng thành công, có khi còn nguy hiểm cho thai nhi.

Vì vậy các bác sĩ hiện nay ít sử dụng những phương pháp truyền thống này. Khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất, nếu ra sau cùng khiến cho thai dễ bị ngạt, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu làm cho ca sinh trở nên nguy hiểm. Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ thai ngôi ngược chấp nhận mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu đẻ non thì tỷ lệ ngôi ngược sẽ cao hơn, vì thế cần chăm sóc thai nghén để bà mẹ không đẻ non. Đây là cách giảm tỷ lệ đẻ ngôi ngược.

Ngôi ngược thường xuất hiện ở những bà mẹ có khung chậu hẹp, nhau bám thấp, tử cung không bình thường hoặc do nước ối ít. Do vậy, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch trình để được tư vấn và có phương hướng xử lý ngôi thai ngược phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Theo Linh Nga – VnExpress

Xoay Thai Bên Ngoài: Thủ Thuật Khi Ngôi Thai Ngược

Xoay thai bên ngoài (ECV – External Cephalic Version) là thủ thuật xoay thai, thường được áp dụng với ngôi mông, ở tuần 36-37.

Khoảng đầu quý III, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết tình trạng của ngôi thai. ¼ số ngôi thai là ngược ở thời điểm này nhưng phần lớn sẽ tự quay đầu vào những tháng tiếp theo.

Khoảng tháng thứ 8, “ngôi nhà” của bé trong bụng mẹ ngày một chật hẹp. Gần đến ngày sinh, phần lớn các bé sẽ “chúc” đầu xuống phía dưới. Tuy nhiên, một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên gọi là ngôi thai bị ngược.

Có khá nhiều hình thức ngược của ngôi thai: tư thế khóa nòng (mông chắn ở “lối ra”); khóa nòng hoàn toàn (hai chân bắt chéo); khóa nòng không hoàn toàn (một bên chân chặn ở “lối ra”).

Thủ thuật xoay thai

Nếu ngôi thai vẫn bị ngược cho đến gần ngày sinh, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay thai (ECV). ECV được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và bắt đầu xoay ngôi thai về vị trí thuận (đầu chúc xuống). Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thì quá trình này sẽ thất bại.

Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện xoay ngôi thai. Nhóm thai phụ mang song thai, ra máu, đa ối thường bị cấm xoay ngôi thai.

Tỷ lệ thành công: 58% nếu là ngôi mông; có thể lên tới 90% nếu là ngôi ngang. Tuy nhiên, một số trường hợp, ngôi thai lại quay về vị trí ban đầu (tư thế ngược) sau khi đã tiến hành thủ thuật xoay thai. ECV hoạt động hiệu quả hơn nếu đó là lần mang thai thứ 2 của mẹ.

Nguy cơ: Một số trường hợp nghiêm trọng, tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy tới; chẳng hạn, ECV có thể khiến nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Hậu quả, thai phụ buộc phải chỉ định mổ đẻ sau đó.

Quá trình thực hiện ECV có thể làm giảm nhịp tim thai, nếu nhịp tim thai không nhanh chóng quay lại mức cân bằng, thai phụ sẽ được chỉ định mổ đẻ ngay lập tức. Đó là lý do, thủ thuật xoay ngôi thai chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37, trong bệnh viện, với những điều kiện đảm bảo việc mổ đẻ luôn sẵn sàng.

Trường hợp không thể xoay thai bên ngoài

– Mang song thai hay đa thai.

– Người mẹ bị ra máu sớm, gọi là xuất huyết trước sinh.

– Nhau thai bám thấp.

– Vỡ ối.

– Thiểu ối.

Nguy cơ

Xoay thai bên ngoài không phải lúc nào cũng an toàn. Một số thai phụ thấy thủ thuật này khá khó chịu.

Động tác thể dục ngăn ngừa ngôi thai bị ngược

Tư thế này giúp bé có thể “nhào lộn” trong bụng mẹ, dễ dàng quay về vị trí đầu “chúc” xuống cổ tử cung mẹ.

– Thời gian: Bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ; tần suất: 2 lần mỗi ngày.

– Tránh tập khi đói , mệt mỏi; cần chồng (người thân) hỗ trợ khi muốn nâng trọng lượng của bụng bầu.

Hoặc: Quỳ gối trên sàn nhà, hai đầu gối choãi nhẹ để có không gian cho bụng bầu. Khẽ gập người, chải rộng lòng bàn tay xuống sàn nhà. Nếu bụng bầu bị ép xuống sàn, hãy nâng ngực lên một chút. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10-15 phút.

Lưu ý: Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc tập thể dục từ mẹ sẽ ảnh hưởng đến ngôi thai. Vì thế, nếu hai động tác trên không thoải mái, bạn nên dừng lại.

Tìm hiểu nguyên nhân dễ mắc bệnh , bệnh ở giới trẻ hiện nay khi ngồi máy tính làm việc quá nhiều để có bài tập, cách phòng bệnh và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!

Bí Kíp Giải Rubik Cực Chuẩn Chỉ Trong ‘Nháy Mắt’

Rubik là một trò chơi giải đố do giáo sư Ernő Rubik người Hungary phát minh ra năm 1974. Hôm nay Google để ảnh đại diện là hình khối Rubik nhằm kỷ niệm 40 năm ngày ra đời “trò chơi trí tuệ” này.

Phiên bản tiêu chuẩn của Rubik là khối lập phương cạnh 3×3 với 6 màu ở 6 mặt: đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương và trắng. Chiều dài cạnh của lập phương Rubik tiêu chuẩn là khoảng 5,7cm.

Rubik có cách chơi đơn giản nhưng lại… siêu khó, giống như giải một bài toán vậy. Trò chơi bắt đầu bằng việc xáo trộn các ô màu trên Rubik và nhiệm vụ của người chơi là tìm cách xếp lại Rubik về hình dạng ban đầu với 6 mặt màu đồng nhất.

Đối với người mới tập chơi, nếu không có phương pháp, họ gần như không bao giờ giải được bài toán Rubik. Trên thế giới hiện nay, người xếp Rubik nhanh nhất là Mats Valk với kỉ lục 5,55 giây tại giải Melbourne Cube Day 2013.

Chỉ cần nhớ được các thuật toán và công thức, Rubik chỉ là “chuyện nhỏ”.

Bản chất của Rubik là sử dụng các thuật toán hoán vị để thành công. Mỗi Rubik tiêu chuẩn có 43 tỉ tỉ hoán vị khác nhau. Nếu coi mỗi khối Rubik là một hoán vị và xếp chúng thành bề mặt cong, số lượng này đủ phủ kín bề mặt Trái đất 256 lần.

Để giải thành công một khối Rubik tiêu chuẩn (3×3), có rất nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp xoay nhanh được Jessica Fridrich, Philip Marshall hay Ryan Heise phát triển có thể giúp giải Rubik chỉ sau 40 – 65 lần xoay.

Tuy nhiên, cách này thường chỉ dùng cho những người chơi lâu năm, vì thuật toán khó và thậm chí còn rất nhiều (với phương pháp Fridrich, bạn phải ghi nhớ 120 thuật toán khác nhau).

Cách phổ biến và thông dụng nhất dùng để giải Rubik phù hợp với mọi đối tượng là phương pháp của David Singmaster – một nhà toán học người Anh.

Một cách đơn giản, có thể hiểu đây là cách thức xếp Rubik theo từng tầng. Đối với tầng thứ nhất, người chơi cần xếp được một chữ thập chuẩn ở một mặt (màu của các đỉnh chữ thập trùng với màu mặt đang xếp và màu của 4 mặt xung quanh tương ứng).

Sau đó, người chơi xếp nốt 4 khối ở góc vào đúng vị trí của chúng để hoàn thiện tầng một. Trong quá trình xếp, cần giữ nguyên vị trí của chữ thập mình đã xếp được.

Đối với tầng thứ hai, công việc bắt đầu phức tạp hơn. Người chơi phải xếp 4 góc của tầng này vào đúng vị trí mà không được phá vỡ cấu trúc của tầng đáy vừa xây xong.

Tầng thứ ba là công đoạn khó nhất trong việc giải quyết một khối Rubik. Đối với tầng này, người chơi phải nhớ khá nhiều thuật toán. Một trong những cách điển hình là xếp sao cho mặt cuối cùng đồng màu (dù các khối nhỏ ở vị trí sai).

Tiếp đó, sử dụng công thức để đổi chỗ sao cho 4 khối nhỏ ở góc về đúng chỗ mà không thay đổi cấu trúc đã xếp ở các tầng dưới. Cuối cùng, người chơi xếp nốt các viên cạnh ở giữa về đúng vị trí là hoàn thành.