Top 10 # Xem Nhiều Nhất Thủ Thuật Y Học Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ngubao.com

19 Thủ Thuật Xoa Bóp Bấm Huyệt Trung Y Trong Y Học Cổ Truyền

Trong Y học cổ truyền, bấm huyệt Trung Y yêu cầu thủ thuật phải dịu dàng có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức.

19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt Trung Y trong Y học cổ truyền

Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường kinh có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả.

19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt trong Y học cổ truyền

Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái).

Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.

Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan (tale) để làm trơn da.

Toàn thân chỗ nào cũng xát được.

Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau.

Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.

Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội bạn dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào.

Tác dụng: sức qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt.

Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn).

Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai ttay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau.

a) Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa.

b) Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị keo năng ra hơi hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm.

Dùng ở đầu mặt, ngực, lưng

Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa.

Dùng ở đầu, bụng, lưng.

Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khi, giúp tiêu hoa.

Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.

Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.

Theo Y học cổ truyền Hà Nội, trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt nhân trung, thập tuyên, thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người.

Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính.

Chú ý: khi bấm nốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút dùng.

Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh.

Khi bấm nút không được day vì nghiền nát tổ chức bầm tím và đau.

Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng.

Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.

Tác dụng: khai thông những chở bê tắc, tán hàn giảm đau.

Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kép thịt lên. Nói chung không lên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.

Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.

Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đạp vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu.

Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau.

Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng.

Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.

Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.

Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Dùng ở tay là chính

Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.

Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết:

Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn.

Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.

Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau.

Ví dụ: khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh.

Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục.

Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục.

Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi.

Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động.

Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – Đh Y Hà Nội

Thủ Thuật Sản Phụ Khoa – ĐH Y Hà Nội

Chủ biên: GS. Dương Thị Cương

Nhà xuất bản y học năm 2008

DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY :  chúng tôi

Cuốn thủ thuật sản phụ khoa được tập hợp từ tất cả các bài giảng trên thực hành lâm sàng của cán bộ giảng dạy trong bộ môn Phụ Sản do GS.Dương Thị Cương làm chủ biên. Sách dành cho các đối tượng nữ hộ sinh trung học, sinh viên Y khoa năm thứ 3, năm thứ 4 lần đầu tiên học môn Phụ – Sản, các bác sĩ đa khoa công tác tại tuyến huyện và những độc giả khác.

Nội dung cuốn sách gồm có 48 bài là 48 thủ thuật được hướng dẫn tỉ mỉ chu đáo: cách khám một sản phụ trong khi có thai, cách xét nghiệm nước tiểu để tìm protein cách thông đái, đo chiều cao tử cung vòng bụng của thai phụ, đo các đường kính ngoài, đường kính trong khung chậu của thai phụ, khám thai khi chuyển dạ, theo dõi và nhận định cơn co tử cung, kỹ thuật bấm ối, tiêm oxytocin vào cơ tử cung và truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin để cho đẻ chỉ huy, cách đỡ đẻ thường ngôi chỏm…

Tags: sach y hoc, giao trinh y hoc, tài liệu y học, sách sản khoa, tài liệu sản khoa, GS Dương Thị Cương, thủ thuật sản phụ khoa pdf, sách thủ thuật sản phụ khoa, thủ thuật, sản, Sản phụ khoa, Bệnh học sản khoa, thủ thuật sản phụ khoa, THỦ THUẬT SẢN , sản khoa, Bài giảng sản phụ khoa , phụ sản, Sản, bệnh học phụ khoa pdf, sách thủ thuật sản phụ khoa pdf, sách các thủ thuật sản phụ khoa, Nghiên cứu tình hình ngôi ngang tại bệnh viện, Sản khoa, Sản , Thu thuat san phu khoa, Thủ thuật sản , Thủ thuật sản, phau thuat san phu khoa, Sản khoa y hà nội, Sản bệnh ,

Chuẩn Bị Cho Con Trước Các Thủ Thuật Y Khoa

Các bác sĩ có thể cần phải thực hiện một loạt các xét nghiệm và thủ thuật y khoa để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư của con bạn và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Việc nghĩ đến và tiến hành các thủ thuật này có thể là nguyên nhân chính gây nên sự lo lắng và căng thẳng cho cả phụ huynh và trẻ em. Rất may là với việc chuẩn bị cẩn thận, bạn và con bạn có thể giảm thiểu cảm giác lo lắng về các thủ thuật này.

Những sợ hãi thường gặp

Nỗi sợ hãi của trẻ em phụ thuộc vào tuổi tác, tính cách và đặc tính của các thủ thuật:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sợ nhất là bị tách ra khỏi cha mẹ.

Trẻ lớn hơn: Trẻ sợ nhất là đau.

Thanh thiếu niên: Chúng sợ đau nhưng xấu hổ khi thừa nhận nỗi sợ hãi này. Chúng cũng có thể xấu hổ về cơ thể của mình và lo lắng về sự riêng tư trong suốt quá trình thủ thuật.

Phẫu thuật: Trẻ có thể sợ cảm giác đau đớn trong chính quá trình phẫu thuật. Chúng có thể không hiểu được “giấc ngủ đặc biệt” gây ra do gây mê toàn thân. Trẻ cần phải được biết chắc rằng bạn sẽ ở đó sau phẫu thuật. Những trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên cũng có thể lo lắng về cơ thể của chúng sau phẫu thuật.

Việc trao đổi và nhận ra nỗi sợ hãi và cảm xúc của con rất quan trọng. Hãy để con biết rằng nỗi sợ hãi của mình là bình thường và những đứa trẻ khác cũng cảm thấy như vậy.

Tuy hầu hết trẻ học được cách đối phó với các thủ thuật, không phải tất cả trẻ làm được điều này. Điều này đặc biệt đúng nếu trẻ có một nỗi sợ hãi tồn tại trước đó, chẳng hạn như sợ kim tiêm, hoặc đã có một trải nghiệm xấu với một thủ thuật không suôn sẻ trước đó. Nếu con bạn sợ một thủ thuật nhất định,chuyên gia đời sống trẻ em (child life specialist), nhà tâm lý học, hoặc bác sĩ tâm thần có thể giúp ích.

Tại sao việc chuẩn bị lại có ích?

Một số cha mẹ nghĩ rằng họ không nên nói trước với trẻ về thủ thuật sắp xảy ra, đặc biệt nếu họ nghĩ rằng nó sẽ gây đau. Tuy nhiên, trẻ cần thông tin rõ ràng và trung thực. Nếu bạn nói với con bạn rằng thủ thuật sẽ không đau, trẻ có thể ngạc nhiên và bối rối khi thực tế nó lại làm trẻ đau. Từ đó con bạn có thể nghĩ rằng tất cả các thủ thuật đều đau và sẽ không tin bạn nếu bạn nói ngược lại.

Nhiều trẻ có thể chịu được cơn đau, các máy gây ồn, hoặc ở những tư thế không thoải mái nếu chúng biết khi nào sẽ xảy ra và sẽ kéo dài bao lâu. Bằng việc biết trước điều này, con bạn có thể nói rõ những gì chúng cần để giữ bình tĩnh và chịu được những trải nghiệm khó chịu. Bạn có thể sẽ muốn giải thích cho con bạn rằng những điều khó chịu này phải được thực hiện để giúp chúng lành bệnh. Nhưng nên nhắc con bạn rằng thủ thuật này diễn ra không phải vì chúng đã làm điều gì sai. Một nhân viên xã hội, y tá/điều dưỡng, chuyên gia đời sống trẻ em, hoặc một thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn tìm được từ thích hợp để giải thích các thủ thuật y khoa cho con bạn.

Chuẩn bị cho chính bạn

Cha mẹ buồn khi con cái bị đau hay sợ hãi là một điều tự nhiên. Bạn nên tìm hiểu về các thủ thuật và chuẩn bị cho mình về mặt cảm xúc. Việc biết những gì có thể xảy ra sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và giúp bạn an ủi, hỗ trợ con tốt hơn.

Tìm hiểu chi tiết các thủ thuật bằng các câu hỏi:

Ai sẽ thực hiện nó?

Thủ thuật sẽ kéo dài bao lâu?

Những loại thuốc giảm đau hoặc gây mê sẽ được sử dụng?

Phần nào của các thủ thuật có thể gây đau đớn hay sợ hãi cho con?

Những phương pháp nào sẽ được sử dụng để giúp con dễ chịu hơn?

Chuẩn bị thế nào là tốt nhất để con được thoải mái?

Bạn sẽ có thể được ở lại với con bạn?

Chuẩn bị cho con bạn

Trẻ trên 2 tuổi nên được biết đầy đủ thông tin về các thủ thuật khi chúng hỏi. Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh cách giải thích nội dung phù hợp với độ tuổi và mức hiểu biết của con.

Hãy trung thực và cởi mở. Nhưng nên tránh các hình hoặc mô tả quá lên về nỗi sợ.

Chuẩn bị các giác quan. Chỉ ra những gì con sẽ thấy, ngửi, nghe, nếm, hoặc sờ được trong suốt thủ thuật.

Hỏi về chương trình trước khi nhập viện. Một số bệnh viện có chuẩn bị các chương trình giúp trẻ và gia đình tìm hiểu về các thủ thuật và các thiết bị sẽ được sử dụng. Bạn cũng có thể nhờ y tá/điều dưỡng hoặc nhân viên xã hội giải thích về các thủ thuật cho con.

Tìm tài liệu giáo dục. Nhiều bệnh viện cung cấp truyện hay sách màu, video, hoặc tờ rơi được thiết kế cho trẻ em.

“Chơi trò chơi đóng giả” thủ thuật với con. Nhiều trẻ nhỏ có thể muốn xem các thủ thuật được thực hiện trên một con gấu bông hoặc búp bê trước. Chuyên gia đời sống trẻ em hoặc nhân viên xã hội có thể hướng dẫn con cách chơi. Ở nhà, bạn có thể tập thủ thuật này với con bạn. Ví dụ, với xạ trị hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI), bạn có thể tập với con bằng cách giữ yên bằng thời gian mà điều trị hay thủ thuật y khoa sẽ diễn ra.

Đảm bảo rằng giường ngủ của trẻ luôn là nơi an toàn và dễ chịu. Nếu con bạn phải ở qua đêm trong bệnh viện, trao đổi với các y tá/điều dưỡng hay chuyên gia đời sống trẻ em về việc sử dụng giường trong phòng điều trị/thủ thuật thay vì giường dành cho trẻ trong bất kỳ thủ thuật nào. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng giường ngủ của trẻ luôn là nơi dễ chịu với chúng.

Chuẩn bị cho sự chia cắt. Hầu hết trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong quá trình trị liệu và muốn có bố hoặc mẹ bên cạnh chúng. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh điều này là không thể. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ ai sẽ có mặt ở đó để nhờ họ an ủi và hỗ trợ con bạn.

Thời điểm để nói với con về một thủ thuật sắp xảy ra phụ thuộc vào cả độ tuổi và tính cách của con. Nhìn chung, trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ cần được cho biết trước khoảng một ngày. Trẻ ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên có thể muốn biết trước sớm hơn một chút. Nhưng một số trẻ có thể lo lắng dài ngày nếu chúng được cho biết về thủ thuật quá sớm. Ngược lại, việc ghi cuộc hẹn làm thủ thuật trên lịch lại có ích cho một số trẻ ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên. Hãy làm một số thử nghiệm để tìm ra biện pháp tốt nhất cho con mình.

Việc sắp xếp cho những đứa con khác của bạn vào ngày diễn ra thủ thuật cũng rất quan trọng. Bạn cũng nên thông báo với chúng về những gì sẽ xảy ra với anh chị em của chúng theo cách phù hợp với lứa tuổi. Cố gắng giữ nề nếp sinh hoạt của chúng như bình thường, và chắc rằng chúng biết làm thế nào để liên lạc với bạn vào ngày hôm đó.

Trong quá trình diễn ra thủ thuật

An ủi. Dùng các từ êm dịu,vuốt ve nhẹ nhàng, và đề nghị được nắm tay con.

Làm phân tâm. Hãy thử kể một câu chuyện, hát, hoặc đọc một cuốn sách. Trẻ lớn hơn có thể muốn nghe nhạc bằng tai nghe. Một số bệnh viện có những công cụ xem phim hoặc chơi game trong phòng trị liệu. Đôi khi trẻ muốn tưởng tượng những cảnh thú vị trong quá trình làm thủ thuật, chẳng hạn như đi mua sắm, chơi ở biển, hoặc ghi bàn thắng.

Mang theo vật yêu thích. Điều này có thể bao gồm một con gấu bông hoặc chăn đắp. Hoặc bạn có thể đưa cho con một cái gì đó của bạn, chẳng hạn như một chiếc khăn hoặc chìa khóa. Việc có một vật yêu thích đặc biệt hữu ích cho các thủ thuật khi con phải ở một mình trong phòng. Hãy khuyến khích con mang theo nhạc con thích hoặc sách nói để nghe nếu thủ thuật diễn ra lâu.

Đặt cho con một mục tiêu khả thi. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con nằm yên hoặc giữ nguyên tư thế. Hãy nói rằng con có thể khóc, nhưng con có nhiệm vụ phải nằm yên trong suốt thủ thuật.

Sau thủ thuật

Bạn có thể nhận thấy con có một số thay đổi hành vi sau thủ thuật. Một số trẻ có những hành động ngây ngô hoặc “nhỏ” hơn độ tuổi. Một số lại cần bạn nhiều hơn bình thường và sẽ không dễ rời xa bạn như trước kia. Đây là những phản ứng hay gặp và thường biến mất theo thời gian. Hãy nhìn nhận sự thất vọng và cách cư xử của con bạn nhưng vẫn tiếp tục đưa ra các hoạt động phù hợp lứa tuổi và kiên định với nề nếp sinh hoạt và cư xử thường ngày của gia đình.

Việc chuẩn bị cho trẻ trước thủ thuật y khoa có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng cho cả bạn và con bạn. Bạn có thể hỗ trợ con bằng cách điều chỉnh thông tin về các thủ thuật cho phù hợp với độ tuổi và mức độ hiểu biết của con. Hãy hỏi nhóm chăm sóc nếu bạn cần thêm thông tin về các thủ thuật để chuẩn bị tốt nhất.

Lợi Ích Cho Người Bệnh Khi Được Hẹn Giờ Điều Trị Và Làm Thủ Thuật Y Học Cổ Truyền

Với những lợi thế như sử dụng những vị thuốc tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao…Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền đang là sự lựa chọn điều trị của nhiều người bệnh.

Trên thực tế, số lượng người bệnh được làm thủ thuật tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí khá đông, khoảng hơn 100 người /ngày. Trung bình một thủ thuật cho người bệnh kéo dài từ 45 phút đến 1 tiếng. Trong khi một phòng thủ thuật chỉ bố trí được 10 giường điều trị. Điều này không chỉ gây mất thời gian chờ đợi cho người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và áp lực cho nhân viên y tế. Để hạn chế vấn đề này, từ tháng 3/2020 Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện đã triển khai thực hiện hẹn giờ đến điều trị, làm thủ thuật cho người bệnh. Nhờ đó hạn chế tình trạng quá tải người bệnh trong giờ cao điểm, tạo điều kiện để bác sĩ có nhiều thời gian điều trị cho người bệnh hơn.

Bác sĩ thực hiện thủ thuật giác hơi tại khoa Y học cổ truyền

Theo đó, người bệnh sẽ được hỏi thông tin về thời gian có thể đến điều trị và làm thủ thuật. Và nhân viên y tế sẽ căn cứ vào lịch hẹn đã đăng ký để thống nhất thời gian với người bệnh. Người bệnh sẽ được phát giấy hẹn ghi rõ thời gian thực hiện thủ thuật.

Người bệnh sẽ được phát giấy hẹn ghi thời gian thực hiện thủ thuật tại khoa

Sau 2 tháng thực hiện, phòng thủ thuật không còn quá tải, người bệnh không phải chờ đợi lâu như trước. Thời gian chờ đợi giảm từ 30 phút xuống còn 5 phút/người bệnh.

Với việc không ngừng cải tiến chất lượng hoạt động, người bệnh khi điều trị tại Khoa Y học cổ truyển – Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí luôn được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận những dịch vụ y tế chất lượng. Đặc biệt hẹn giờ điều trị và làm thủ thuật có ý nghĩa lớn trong thời điểm “bình thường hoá” các hoạt động khám chữa bệnh nhưng không chủ quan trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.