Có những điều bạn có thể tự nhủ trong đầu nhưng thật khó khăn để nói ra. Ví dụ người họ hàng của bạn hỏi liệu bạn có thể chăm sóc con thú cưng của cô ấy khi cô ấy đi vắng không. Bạn nghĩ “ôi không” nhưng lại nói “chắc chắn rồi”. Nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương yêu cầu và bạn nghĩ “Tôi xứng đáng được trả từng này…không kém một xu”, nhưng lại nói “Ồ, tôi chỉ mong mình sẽ không bị giảm lương mà thôi”. Làm thế nào để xử trí các tình huống này?
1. Cảm ơn
Hãy suy nghĩ và cảm nhận sự chân thực của lời khen, sau đó đáp lại bằng 2 từ “Cảm ơn”
Bạn nên học cách chấp nhận sự khen ngợi, tận hưởng nó và có những phản ứng tích cực. “Hãy để ý đến phản ứng của bạn khi bạn được khen. Bạn cảm thấy thế nào, cả thể xác lẫn tâm hồn? Điều đó sẽ cho bạn biết nếu bạn cần thay đổi”.
Thay vì nói “Ôi không, lũ trẻ nhà tớ chỉ là một lũ quỷ sứ mà thôi” khi hàng xóm có lời khen con bạn, hãy suy nghĩ và cảm nhận sự chân thực của lời khen, sau đó đáp lại bằng 2 từ “Cảm ơn”. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy thật kỳ lạ nhưng sau một thời gian, bạn sẽ quen và cảm thấy thoải mái.
2. Mức lương tôi mong muốn
Với rất nhiều phụ nữ, chính nỗi sợ hãi rằng sự thương lượng sẽ khiến nhà tuyển dụng phật lòng đã khiến họ không dám nói lên mong muốn của mình. Thực tế không phải như vậy. Kể cả khi nhà tuyển dụng cho biết họ không thể đáp ứng đề nghị của bạn và rằng đó là điều tốt nhất trong khả năng của họ, bạn vẫn có thể thương lượng những điều khoản khác. Ví dụ như quyền làm việc tại nhà hoặc cam kết được hưởng phúc lợi sắp tới.
Sallie Krawcheck – nhà sáng lập, nguyên giám đốc điều hành ở phố Wall của Ellevest chia sẻ bí quyết: hãy nói rõ mong muốn của mình trước khi nhà tuyển dụng có cơ hội áp đặt ý chí của họ.
Nếu bạn biết mức lương trung bình của những người ở vị trí tương tự, bạn sẽ có lợi thế nếu yêu cầu mức lương, ví dụ 75 ngàn đô, thay vì chờ đợi họ đưa ra mức lương 50 ngàn đô. Từ 75, họ có thể mặc cả xuống 70 nhưng bạn sẽ không bao giờ có cơ hội yêu cầu mức lương 70 nếu nhà tuyển dụng đã đặt vấn đề 50 trước.
3. Nói “Không”
Thay vì nói không thì bạn hãy hít một hơi sâu và trả lời ngắn gọn “Ngày hôm đó lịch của tớ kín mít cả rồi”.
Lý do chủ yếu khi bạn trả lời “có” trong khi thực lòng muốn nói “không”, dù là với sếp, đồng nghiệp hay với bạn đời, con nhỏ là vì bạn muốn bảo vệ mối quan hệ với họ.
Tuy nhiên, một câu trả lời “có” miễn cưỡng mang lại hiệu ứng trái ngược. Không truyền tải được thông điệp của mình chính là mối đe doạ cho các mối quan hệ. Ví dụ như khi bạn nói đồng ý đưa đồng nghiệp ra sân bay trong khi ngày dài của bạn đã đầy ắp những trách nhiệm khác sẽ khiến bạn bức bối.
Gạt sang một bên những lo lắng về xung đột, sự từ chối, về cảm giác không được chấp nhận là một việc khó khăn.
Hãy tự kiểm chứng. Liệu đây có phải là lúc nên bỏ qua những mâu thuẫn bạn có, bởi vì nhu cầu của người khác quan trọng hơn của chính bạn? Nếu đúng là như vậy thì hãy nói “có”. Nhưng nếu không, đừng cho rằng mình ích kỷ, chỉ là bạn đang tự lo cho mình thôi. Hãy hít một hơi sâu và trả lời ngắn gọn “Ngày hôm đó lịch của tớ kín mít cả rồi”.
4. Tôi xinh đẹp
Sẽ luôn luôn có ai đó hấp dẫn hơn bạn. Thế giới này tràn ngập những con người và vẻ đẹp là một cái gì đó mang tính chủ quan. Khái niệm cái đẹp có chỗ cho tất cả mọi người. Bạn xinh đẹp và không có gì sai khi thú nhận điều đó cả.
Alison Leipzig, nhà đồng sáng lập Soul Camp chia sẻ: “Chúng ta không muốn kiêu ngạo, chúng ta muốn khiêm tốn. Nhưng thật sự thì chúng ta đang đánh giá thấp bản thân”.
Chiến lược của Leipzig để vượt qua cảm giác này là: “Hãy mở rộng suy nghĩ của bạn: Bạn sẽ thấy thế nào nếu bạn tin tưởng rằng mình xinh đẹp? Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào?” Với suy nghĩ đó trong đầu, hãy bắt đầu liệt kê những thứ làm bạn xinh đẹp.Thông thường chúng ta không nhận thức được những ngôn từ mà chúng ta nói về bản thân mình. Thay đổi thứ ngôn ngữ đó là một bài luyện tập quan trọng như việc tập thể dục hằng ngày vậy”.
5. Tôi đang không vui
Hãy trao đổi với chuyên gia, người thân hay bạn bè, người mà có khả năng giúp đỡ bạn.
Thú nhận rằng mình không hạnh phúc, cho dù là với bản thân hay với người khác cũng sẽ mang đến những đổi thay. Trong khi sự thay đổi có thể là một điều tuyệt diệu, nó cũng có thể là một nỗi sợ hãi. Và đó chính là lý do cho việc chôn vùi cảm xúc của bạn.
Tuy nhiên, việc sống không hạnh phúc không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể tạo nên những căng thẳng triền miên, cái mà qua thời gian sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch.
Hãy trao đổi với chuyên gia, người thân hay bạn bè, người mà có khả năng giúp đỡ bạn. Khi bạn bế tắc, một ai đó có thể giúp bạn nhìn thấy những khả năng mà bản thân bạn không thể nhận ra.
Một bài tập đơn giản cũng có thể hỗ trợ bạn: Liệt kê tất cả những điểm cộng và điểm trừ của việc tiếp tục với tình huống, cho điểm mỗi yếu tố từ 1 tới 10, với điểm 10 cho việc bỏ cuộc.
Cuối cùng, nếu bạn cần trao đổi trực tiếp với ai đó, bạn nên giữ sự tập trung về phía mình. Hãy nói “Tôi cảm thấy không được trân trọng trong mối quan hệ này”, thay vì nói “Bạn không tôn trọng tôi”. Không ai có thể tranh cãi về việc bạn cảm thấy thế nào cả.
6. Tôi đã làm điều này
Chỉ có một giới hạn mong manh giữa một người tranh công của người khác và một người để người khác dành mất phần thưởng mà mình mất công sức bỏ ra. Chúng ta thường cảm thấy thoải mái hơn khi nói “Chúng ta”, tuy nhiên sẽ có những thời điểm nó phải trở thành “Tôi”.
Hãy thực tế về điều đó. Nghĩ về buổi tổng kết cuối năm: Tôi tin tưởng rằng sự đóng góp của mình là có ích. Tôi đã làm x,y,z. Hãy gạt bỏ tấm khẩu hiệu “Chúng ta” và nói rõ điều đó.
Bạn cảm thấy ngại ư? Hãy nhìn sự việc từ một góc độ khác. Nếu bạn để người khác đứng tên cho sự cố gắng của mình, những người khác sẽ nghĩ rằng bạn không trung thực. Hoặc họ có thể tin tưởng bạn và dẫn đến tuyên dương nhầm người”.
7. Tôi cần sự giúp đỡ
Hãy nghĩ điều đó theo một hướng khác.
Có rất nhiều lý do khiến bạn không muốn yêu cầu sự giúp đỡ: Có thể bạn đã tự lập từ nhỏ, bạn sợ người khác sẽ nói không, hoặc đơn giản là bạn không thích cảm giác cầu cứu. Nhưng khi bạn gặp tình huống không thể tự xử lý được, chỉ có một việc thông minh nhất bạn có thể làm là bỏ qua suy nghĩ đó.
Mẹo để vượt qua rào cản độc lập một cách cứng đầu là hãy nghĩ điều đó theo một hướng khác. Thực ra là bạn đang trao cho người khác cơ hội để giúp bạn, để người khác giúp bạn cũng khiến họ cảm thấy bản thân có giá trị hơn.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc
Thảo Nguyễn