Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm Hơn Ban Ngày Là Do Đâu? Xem Ngay Tại Đây! # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm Hơn Ban Ngày Là Do Đâu? Xem Ngay Tại Đây! # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm Hơn Ban Ngày Là Do Đâu? Xem Ngay Tại Đây! mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Định nghĩa ho

Ho là cách cơ thể bảo vệ trẻ nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích ứng như dịch nhầy, khói, nấm mốc, dị vật,… Cụ thể, khi một vật gì đó kích thích cổ họng hoặc đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gửi một tín hiệu đến não. Não phản ứng bằng cách điều khiển các cơ ở ngực, bụng co lại và đẩy ra một luồng không khí, tạo thành những cơn ho. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, nhưng phổ biến nhất là:

– Các bệnh viêm đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,… Trẻ mắc bệnh này thường có các triệu chứng phổ biến bao gồm: Sốt, ho, đau rát họng, khản tiếng,…

– Hội chứng sau nhiễm virus: Một số trẻ vẫn tiếp tục ho vài tuần sau khi lành bệnh do virus, thường thì cơn ho sẽ giảm dần theo thời gian.

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể

– Không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, thuốc lá cũng khiến trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn,…

Theo như bạn chia sẻ thì con bạn bị viêm họng cấp và đang dần hồi phục. Đây là một bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ bởi sức đề kháng còn non nớt, dễ bị các tác nhân bên ngoài như: Ô nhiễm môi trường, phế cầu, liên cầu khuẩn nhóm A, virus,… tấn công và gây bệnh. 

Tuy nhiên, bé vẫn còn ho nhiều vào ban đêm nên bạn cần chú ý theo dõi xem diễn tiến bệnh có trở nặng hay không để xác định biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ bị ho nhiều về đêm hơn ban ngày là do đâu?

Trọng lực

Các chuyên gia đã tìm hiểu và nhận thấy rằng, nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều hơn khi nằm ngủ là trọng lực. Khi chúng ta nằm xuống, chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn trong cổ họng và không được trôi xuống dưới như khi ngồi, đứng, gây kích thích cơn ho. Do đó, bạn nên kê cao gối của trẻ lên một chút để giảm thiểu hiện tượng này.

Không khí khô

Vào ban đêm, không khí thường khô, kích thích mũi và cổ họng khiến cho tình trạng ho của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy sử dụng một máy tạo độ ẩm không khí, đặc biệt khi bạn có bật máy lạnh trong phòng để cải thiện tình trạng này.

Ăn tối no, quá muộn

Các cơ quan trong cơ thể trẻ tương đối non nớt, chính vì vậy bé cần có thời gian để dạ dày “tiêu hoá” hết lượng thức ăn được đưa vào. Nếu quá trình này chưa xong mà trẻ đi ngủ thì rất dễ gặp hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản. 

Lời khuyên để hạn chế tình trạng này là nên cho trẻ ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng và tránh cho bé dùng những thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ hoặc nước ngọt có ga. Đồng thời, cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá no, nên chế biến những món ăn mềm, lỏng, để bé dễ tiêu hoá hơn.

Ăn quá no có thể là nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ

Nhịp sinh học của cơ thể

Trẻ bị hen suyễn thường ho rất nhiều vào ban đêm. Lý do bởi, nửa đêm là lúc nhịp thở đang ở mức thấp nhất, dẫn đến kém hiệu quả trong việc chuyển oxy vào máu và thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể, ảnh hưởng tới hô hấp. Từ đó, những cơn ho cũng xuất hiện nhiều hơn.

Phòng ngủ mất vệ sinh

Phòng ngủ cũng có thể là tác nhân khiến trẻ ho nhiều nếu quá ẩm, mốc hoặc giường chiếu dính lông động vật, bụi vải gây dị ứng. Vì vậy, bạn không nên cho vật nuôi vào trong nhà; Cần thường xuyên vệ sinh phòng ngủ của trẻ; Nên sử dụng chăn ga bằng chất cotton thay vì vải dễ xù lông.

Chăm sóc trẻ thể nào để cải thiện tình trạng ho về đêm?

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu; Hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ,…

– Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc, bụi đường, lông động vật, phấn hoa,…

– Kê cao gối ngủ của trẻ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.

– Giữ ấm cho trẻ khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân, không để nhiệt độ điều hoà xuống thấp hơn 25 độ.

Cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm bằng sản phẩm thảo dược.

Áp dụng các cách chăm sóc trẻ như nội dung bài viết trên có thể giúp cải thiện bệnh. Ngoài ra, ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã dựa vào những bài thuốc y học cổ truyền để nghiên cứu và bào chế nên sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược quý, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt dạng viên nén và cốm hoà tan. 

Rẻ quạt giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm

Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của: Bán biên liên có vị cay, tính bình, tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, dùng để điều trị triệu chứng ho, họng sưng đau, viêm amidan hiệu quả, bồ công anh, sói rừng, vitamin C, D3 và kẽm gluconate,… giúp tiêu viêm, giảm sưng, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, làm giảm thời gian và mức độ bệnh trong các đợt cấp, ngăn ngừa tái phát. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, thích hợp với cả người lớn và trẻ em. 

Thùy Lâm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Tiêu Khiết Thanh

Giữ gìn sự trong sáng của giọng nói

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm được kết hợp từ các loại thảo mộc như: Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là một lựa chọn mới cho mọi người trong trường hợp khản tiếng, mất tiếng, giúp giọng nói trong sáng hơn.

Tiêu Khiết Thanh – Giữ gìn sự trong sáng của giọng nói

Sản phẩm có công dụng: Hỗ trợ thanh nhiệt, giúp giảm các triệu chứng: Ho, đau họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.

Sản phẩm dùng cho người bị viêm họng, khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản.

Đặc biệt, Tiêu Khiết Thanh đang triển khai 2 chương trình khuyến mãi đặc biệt, đó là: Mua 6 tặng 1 (theo hình thức tích điểm), tương đương với tiết kiệm 15% chi phí và cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng Tiêu Khiết Thanh không hiệu quả. Liên hệ: 024.7302.9996 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 02501/2019/ATTP-XNQC

Sản xuất bởi: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế (IMC)

Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh 2

Trụ sở: B18+19 Khu B Hoàng Cầu - Đống Đa – Hà Nội.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu, ĐT: 024 38461530.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Hay Bị Ho Nhiều Về Đêm Là Bệnh Gì? Làm Sao Khỏi?

Ho nhiều về đêm nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần chú ý để có các biện pháp cải thiện kịp thời và đúng cách.

Có dị vật xâm nhập vào đường hô hấp và chất nhầy

Khi cổ họng có sự xuất hiện của dị vật thì cơ thể sẽ có phản ứng ho nhằm tống khứ chúng ra ngoài. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng sẽ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, xuất hiện dịch và chất nhầy gây cản trở quá trình hô hấp bằng mũi. Điều này khiến cho người bệnh phải thở bằng miệng khiến cổ họng bị khô và trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến tình trạng ho về đêm.

Cảm lạnh

Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và gây ho nhiều về đêm. Ở một số trường hợp ho còn kèm theo tình trạng khạc đờm kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do virus xâm nhập, tấn công các dây thần kinh gây kích thích và hình thành cơn ho kéo dài. Sau một vài ngày các triệu chứng này sẽ giảm dần.

Viêm xoang mũi

Viêm xoang là căn bệnh xảy ra khi các hốc rỗng bên trong xoang bị tắc nghẽn do chứa nhiều dịch hoặc mủ khiến lớp niêm mạc bị viêm. Khi về đêm, các dịch nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng, ứ đọng lại gây kích thích và hình thành nên các cơn ho dữ dội. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng ho về đêm do viêm xoang mũi thông qua các triệu chứng sau đây:

Đau nhức trán và khu vực gò má

Nghẹt mũi phải thở bằng miệng

Khô và đau rát họng

Dịch mũi chảy vào họng

Hơi thở có mùi hôi

Nhiễm khuẩn gây ho

Hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh gây ho nhiều về đêm khá phổ biến khi nhiệt độ môi trường chuyển lạnh đột ngột hoặc cơ thể có tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hóa, lông thú,…khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và suy yếu. Khi ngủ khí quản sẽ bị thu hẹp lại làm giảm lượng khi lưu thông gây co thắt khí quản khiến bạn ho đêm. Khi mắc phải tình trạng này người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là nguyên nhân gây ho nhiều về đêm, tình trạng này thường xảy ra ở những người ăn quá trễ hoặc ăn tối quá no. Lúc này, acid dạ dày sẽ trào ngược lên cổ họng gây kích thích, tổn thương đến lớp niêm mạc và gây ra các triệu chứng sau đây:

Khó thở, thở nhanh và gấp

Sốt, lạnh run người

Ho lâu và dai dẳng

Cơ thể bị tím tái

Lồng ngực bị lõm xuống

Bệnh lao

Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Thông thường, khi mắc lao người bệnh thường có những dấu hiệu sau đây:

Ho dai dẳng và kéo dài trên 2 tuần

Đôi khi là ho khạc đờm ra máu

Đổ mồ hôi vào ban đêm

Đau tức ngực

Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi

Sút cân nhanh chóng không rõ lý do

Ho gà

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm thông qua đường hô hấp hoặc là tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh. Khi bị ho gà người bệnh thường có triệu chứng ho nhiều vào ban đêm hoặc là sáng sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ho gà nếu không được người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe và nhận biết sớm tình trạng ho nhiều về đêm do ho gà gây ra thông qua các triệu chứng sau:

Ho có đờm và nhầy

Khi ho thì có tiếng ồm giống gà gáy

Hời thở khò khè

Cơ thể tím tái và co thắt

Nguyên nhân khác

Thiếu sắt: Cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến cổ họng bị kích thích và dẫn đến tình trạng ho về đêm thường gặp.

Tác dụng phụ của thuốc: Ho về đêm cũng có thể xảy ra nếu bạn lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp.

Như vậy, ho về đêm có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Muốn giải quyết tình trạng này một cách triệt để, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị thích hợp, nhanh chóng đẩy lùi cơn ho về đêm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bản thân.

Cách biện pháp làm giảm ho về đêm hiệu quả

– Thoa dầu nóng: Thoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền trước khi đi ngủ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể và cơn ho về đêm cũng thuyên giảm một cách đáng kể.

– Gối đầu cao khi ngủ: Khi đi ngủ bạn hãy kê cao gối hơn bình thường giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng, hạn chế tình trạng chất nhầy ứ đọng gây kích ứng và hình thành nên cơn ho kéo dài. Vì vậy, khi bị ho về đêm người bệnh nên kê gối cao khi ngủ sẽ giúp cơ thể thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Súc miệng bằng nước muối: Vệ sinh sạch sẽ vùng họng và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại bên trong họng và đường hô hấp, làm dịu cổ họng và ngăn ngừa tình trạng ho về đêm rất tốt.

– Giữ ẩm đường thở: Nhiệt độ môi trường có sự thay đổi đột ngột, nhiệt lạnh từ điều hòa, máy quạt, máy sưởi,… sẽ khiến đường hô hấp bị khô và cơn ho về đêm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh có thể đặt một chậu nước hoặc trông một chậu lan ý trong phòng sẽ có tác dụng giữ độ ẩm trong không khí và hạn chế tình trạng khô cổ họng rất hiệu quả.

– Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra các cơn ho mạn tính vào ban đêm. Vì vậy, nếu người bệnh có thói quen này thì nên bỏ thuốc lá ngay. Điều này sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng ho về đêm rất hiệu quả, đồng thời tình trạng sức khỏe cũng được nâng cao một cách đáng kể.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian:

Sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng ho về đêm là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Đây là những bài thuốc có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Gừng chưng đường phèn: Gừng đem rửa sạch thái thành lát mỏng rồi cho vào bát cùng với một ít đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút là có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp để ngậm từ 2- 3 lần, sau vài ngày cơn ho về đêm sẽ thuyên giảm đáng kể.

Hẹ hấp mật ong: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch rồi trộn với một ít mật ong đem hấp cách thủy. Đợi đến khi hỗn hợp chín nhuyễn thì chắt lấy nước để sử dụng. Người bệnh nên kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày sẽ có tác dụng làm giảm cơn ho về đêm một cách đáng kể.

Xông hơi bằng thảo dược: Người bệnh có thể lấy lá bạch đàn đun sôi với nước rồi sử dụng để xông hơi sẽ có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, hạn chế kích thích đến cổ họng và ngăn ngừa tình trạng ho về đêm rất hiệu quả. Tốt nhất người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần để nâng cao hiệu quả đem lại.

– Đến gặp bác sĩ: Ho về đêm có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu sau thời gian áp dụng những phương pháp trên mà cơn ho không có dấu hiệu thuyên giảm và xuất hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

– Dùng thuốc Đông y điều trị ho dứt điểm:

Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh ho cũng đang là một trong những xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay. Bởi chữa bệnh bằng Tây y hay các mẹo dân gian chỉ chú trọng vào giải quyết triệu chứng, làm giảm hoặc hết ho trong thời gian ngắn. Do vậy, bệnh không được giải quyết triệt để, có thể tái phát nhiều lần dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Đông y quan niệm để giải quyết bệnh ho thì việc tập trung vào triệt tiêu các triệu chứng là điều cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là giải quyết tận gốc bệnh. Đông y cho rằng, cơ thể người là sự thống nhất của các tạng phủ. Khi các cơ quan bị suy yếu, tất yếu sẽ làm suy giảm chính khí, gây ra nhiều bệnh lý. Ngoài yếu tố ngoại tà, Đông y cho rằng ho xuất hiện là bởi tỳ sinh đờm, can hỏa phạm phế, phế hư tổn, thận khí hư.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, Đông y có những nguyên tắc điều trị cụ thể:

Ho do ngoại cảm: Sơ tán ngoại tà, tuyên thông phế khí.

Ho do nội thương: Điều lý tạng phủ bằng cách dưỡng phế, kiện tỳ, bổ thận khí âm, thanh tiết can hỏa.

Hiện nay, Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam là đơn vị duy nhất nghiên cứu thành công bài thuốc Đông y giải quyết dứt điểm các bệnh ho: ho gió, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, ho từng cơn, ho cấp và mãn tính…. Bài thuốc có tên Thanh Hầu Bổ Phế Thang với thành phần chính gồm có Kha tử, Phật thủ, Cương tàm, Tân chỉ, Bạch nghệ, Sơn trà, Quất hồng bì… cùng một số thảo dược quý khác được gia giảm sao cho phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người bệnh.

Bài thuốc có thể điều trị các chứng ho do cả yếu tố nội thương và ngoại cảm. Sau khi sử dụng bài thuốc, vệ khí, chính khí của người bệnh tăng lên. Nhờ vậy, ho không còn dai dẳng và hạn chế tái phát trong thời gian dài. Hiệu quả của bài thuốc đã được kiểm nghiệm thực tế trên hơn 15.000 bệnh nhân. Kết quả thu được như sau:

Không chỉ giúp điều trị ho hiệu quả, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang còn được đánh giá cao vì an toàn cho người sử dụng. Bài thuốc có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, có nguồn gốc từ các vườn dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP – WHO tại Bắc Kạn, Hà Giang, Hưng Yên, Gia Lâm… Thuốc không gây độc cho người sử dụng, dù dùng trong thời gian dài.

Như vậy, ho về đêm có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan. Nếu nhận thấy hay bị ho về đêm hãy sớm đến gặp các bác sĩ để kiểm tra, xác định rõ. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định những giải pháp điều trị phù hợp, tránh những rủi ro tiềm ẩn.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh ho hoặc bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, hãy liên hệ đến Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn.

Tại Sao Trẻ Hay Ho Về Đêm?

“Con em cứ đêm là ho, ho đêm nhiều lắm, tại sao đêm lại ho nhiều vậy bác sĩ?”

Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, bề mặt đường thở bị ám đầy bởi vi trùng, phản ứng viêm tiết ra dịch nhầy, trong dịch nhầy có nhiều thành phần: vi trùng, bạch cầu, xác của chúng, mủ, các chất gây viêm…Vì vậy cơ thể phải sinh ra phản ứng tự vệ là ho để bắn đàm nhớt cũng như tống cổ vi trùng ra ngoài, làm sạch đường thở giúp bệnh mau khỏi.

Tuy nhiên ho đêm nhiều khiến nhiều phụ huynh sốt ruột. Thực ra không phải trẻ con mới ho tăng về đêm, người lớn cũng không khác gì.

Có rất nhiều cơ chế để giải thích điều này

Hoạt động của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật của người chia ra làm 2 hệ: giao cảm và phó giao cảm.

Hệ giao cảm trội thì ít ho

Hệ phó giao cảm trội hơn thì gây ho nhiều.

Về đêm bao giờ hệ giao cảm cũng nghỉ ngơi, ít hoạt động nhường cho hệ phó giao cảm trội hơn, do vậy cơ chế thần kinh góp phần làm ho tăng về đêm

Hormon thượng thận

Trên đầu 2 quả thận có 2 tuyến nội tiết như 2 cái nón úp lên thận. Chúng tiết ra nhiều hormon trong đó có Cortisol. Hormon này sẽ có khả năng kháng viêm, giảm dị ứng, giảm stress và gián tiếp làm giảm ho. Về đêm tuyến thượng thận cũng cần nghỉ ngơi, lượng Cortisol giảm xuống dẫn đến ho tăng lên

Các yếu tố vi khí hậu

Nhiệt độ, độ ẩm trong không khí … đều biến đổi về đêm, điều này khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm thời tiết trở nên ho nhiều hơn, và đặc biệt những bé bị suyễn cũng hay lên cơn về đêm

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ bị viêm hô hấp khi ngủ đêm, nằm xuống thì nước mũi không chảy ra ngoài theo lỗ mũi trước mà chảy ngược xuống họng qua lỗ mũi sau khiến trẻ ho, và phải thức dậy ho, rồi ói ra đàm

Hậu quả của bệnh

Về đêm, hệ giao cảm hoạt động yếu, tư thế nằm đầu thấp, trẻ lại đang bị viêm mũi sẵn nên các mạch máu ở cuốn mũi (3 cục thịt trong mũi) trở nên xung huyết – phù nề, dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi phải há miệng thở. Không khí lạnh và khô sẽ trực tiếp đi vào phổi qua đường miệng – không được sưởi ấm và giữ bụi như khi đi qua đường mũi, đây cũng là lí do khiến cho ho nhiều về đêm

Một yếu tố không thuộc về cơ chế bệnh đó là: ban đêm cha mẹ mới nằm cạnh con, nên đếm từng tiếng ho của trẻ, và trở nên rất sốt ruột mỗi khi trẻ ho, thức giấc, ói đàm …. Còn ban ngày thì trẻ đi học hay chạy nhảy tận đẩu đâu, cha mẹ có kề sát đâu mà biết nó ho nhiều hay ít. Tối về nằm cạnh cọn nghe con ho mới la làng.

Vậy làm sao cho trẻ bớt ho đêm?

Ho là phản xạ tốt, không nên cố tình tìm mọi cách giảm ho. Tuy nhiên khi ho ảnh hưởng quá lớn tới giấc ngủ, bạn có thể:

Vệ sinh mũi thật sạch cho trẻ trước khi đi ngủ

Giữ ấm gan bàn chân, đi vớ chân, giữa ấm cổ và tai trẻ

Kê gối thêm dưới vai để đầu trẻ cao hơn một chút cho dỡ nghẹt mũi

Một chút mật ong trước khi đi ngủ có thể có ích cho trẻ trên 1 tuổi

Không để gió máy lạnh hay quạt thổi thẳng vào mặt bé

Liệu pháp massage

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/719996778197845

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/844366305760891

Trẻ Bị Ho Về Đêm Và Sáng Sớm Phải Làm Sao? Cách Trị Ho Đêm Cho Trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ho, đặc biệt là ho về sáng và đêm của trẻ, như:

Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết tư nóng sang lạnh khiến các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ra các triệu chứng ho.

Do bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống.

Do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.

Do tiếp xúc với khói bụi, môi trường bị ô nhiễm.

Trẻ thường chỉ bị ho vào ban đêm hoặc sáng sớm mà ban ngày không có dấu hiệu gì do: vào ban ngày trẻ ở tư thế vận động nhiều, các chất nhờn và đờm trong cổ họng tiết ra ngoài một cách dễ dàng hoặc bị long ra và tiêu xuống đường tiêu hóa. Còn vào ban đêm khi trẻ ngủ, các chất nhờn, đờm sẽ chảy dồn về cổ gây kích thích ho thậm chỉ có thể khiến trẻ bị nghẹt thở.

Trẻ ho nhiều về sáng và đêm có nguy hiểm không?

Ho là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ con, và ho không phải là một loại bệnh nhưng chúng chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ ho cũng có nghĩa là trẻ đang ốm, chính vì vậy các mẹ cần có sự quan sát tỉ mỉ:

– Nếu trẻ chỉ ho rất ít vào sáng và tối, trong 1 – 2 ngày, sau khi ho trẻ ngủ ngon lành đến sáng thì có thể xem đó là biểu hiện ho có lợi giúp bé đưa các vi khuẩn ra khỏi cơ thể mình.

– Nếu trẻ ho dữ dội, kèm theo chảy nước mũi về đêm thì chứng tỏ trẻ đang bị ho do virut. Nhưng trong trường hợp này, trẻ không gặp nguy hiểm vì ho do virut thường tự khỏi là chính. Mọi người tuyệt đối không được cho trẻ dùng kháng sinh trong trường hợp này vì càng uống thuốc càng lâu khỏi.

– Nếu trẻ ho dai dẳng, dữ dội, qua ngày thứ 2 vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo đó là ho có đờm (đàm), chảy nước mũi, quấy khóc…thì đó là những dấu hiệu bệnh nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cần làm gì khi trẻ ho về đêm và sáng sớm

Nếu trẻ bị ho về đêm và sáng sớm, các mẹ cần chú ý:

2. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ…

3. Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường, lông thú vật, phấn hoa…

4. Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho trẻ thường xuyên, mỗi ngày nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để làm thông và sạch đường mũi, giúp bé giảm ho và ngủ yên.

5. Cho bé ngủ gối cao đầu hoặc nằm nghiêng sang một bên, làm giảm tình trạng chất nhầy chảy xuống ứ đọng ở cổ họng gây ho.

6. Giữ ấm cho trẻ về đêm, nhất là phần chân, ngực và cổ của trẻ. Với bé dưới 1 tuổi có thể xoa một ít dầu tràm vào lòng bàn chân bé, đeo tất, khăn giữ ấm đầy đủ cho bé khi bé ngủ, nhất là vào mùa đông. Còn với bé trên 1 tuổi, chỉ cần điều chỉnh chăn cho bé, không nên ủ ấm vì bé có thể bị đổ mồ hôi. Đặc biệt, không để trẻ ngủ trong phòng kín, bật điều hòa hoặc bật quạt trực tiếp vào người trẻ.

7. Không nên cho trẻ ăn sát giờ ngủ, ít nhất là một giờ trước khi trẻ ngủ, vì thức ăn không kịp tiêu hóa sẽ khiến lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.

Chúc các ba mẹ thành công!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm Hơn Ban Ngày Là Do Đâu? Xem Ngay Tại Đây! trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!