Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Biếng Ăn – Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì? # Top 10 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Trẻ Biếng Ăn – Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Biếng Ăn – Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 1-3 tuổi. Điều đó có nghĩa là thời điểm bé biếng ăn là thời điểm bé đã độc lập hơn không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào mẹ nữa và bắt đầu biết lựa chọn những món mà mình thích, biết từ chốt những món ăn mà mình không thích cũng như bị ép ăn.

Vì thế, để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, mẹ cần phải hiểu tâm lý của con tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến cho con không có cảm giác thèm ăn và luôn trốn tránh trước bữa cơm.

Nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ

Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất: Cơ thể thiếu các vi chất như kẽm, selen sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng biếng ăn. Nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài sẽ gây một số hậu quả như: suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, ung thư, rối loạn vị giác, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ, nghiêm trọng hơn trẻ tăng  nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…

Trẻ biếng ăn do bệnh lý: Nếu mẹ đã cố đủ mọi cách tạo cảm hứng với bữa ăn cho con nhưng con vẫn biếng ăn thì chắc chắc con đã mắc bệnh. Khi trẻ bị mắc bệnh thường biếng ăn và mệt mỏi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tránh để trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe.

Thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn uống không hợp lý: Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em có thể do thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ. Do vậy, mẹ cần đa dạng các loại thức ăn, thay đổi khẩu vị cho trẻ và quan sát xem bé thích ăn những món gì để có thể chuẩn bị những món ăn phù hợp cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng nên xen kẽ thức ăn với các món bé thích để đa dạng khẩu phần ăn cho bé.

Do thay đổi môi trường sống: Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, đến môi trường lạ lẫm bé không kịp thích nghi và có thể có tâm lý sợ hãi nên có thể dẫn tới chán ăn, biếng ăn.

Do yếu tố tâm lý: Các bậc phụ huynh thấy con lười ăn bắt đầu sử dụng hình thức ép con ăn uống dẫn tới tâm lý sợ sệt, sợ hãi khi tới bữa ăn.

Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn: Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ. Bởi vì lượng ăn mà trẻ hấp thu không được tiêu hóa hết sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác no, không muốn ăn.

Mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ biếng ăn

Những điều nên làm khi bé biếng ăn

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé biếng ăn để tìm giải pháp phù hợp

Nên đặt câu hỏi làm sao để bé ăn được ngon miệng, thích ăn hơn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn chứ không phải là cứ ấn ép cho bé ăn đủ, ăn nhiều là được.

Nên cho bé ăn khi bé đói: Lúc đói bé sẽ có cảm giác ăn ngon và muốn ăn. Chính vì thế mẹ không nên ép bé ăn khi bé chưa đói hoặc ăn lót dạ trước bữa ăn.

Nên hạn chế cho bé ăn vặt: Ăn vặt sẽ làm cho bé không thấy đói khi đến bữa ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng khi ăn bữa chính.

Hãy tạo hứng thú bữa ăn cho bé: Mẹ nên tìm cách bày biện món ăn thật bắt mắt, có nhiều màu sắc sặc sỡ, mẹ cũng nên mua cho bé những dụng cụ ăn có những hình ảnh bé thích như hình siêu nhân, hình mèo Kitty, picachu… bé sẽ rất hào hứng, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Thay đổi khẩu phần ăn cho bé: Đừng bắt bé ăn đi ăn lại một món dù nó có bổ dưỡng đến đâu mà mẹ nên chế biếng những món ăn lạ miệng nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng để đa dạng thêm khẩu phần ăn cho bé. Những món ăn lạ miệng có thể sẽ tạo cho bé cảm giác ngon miệng hơn.

Hãy để bé tự ăn nếu có thể: Mẹ không nên cho bé ăn trước, không ăn cũng gia đình mà mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng với các thành viên trong gia đình nhưng cho bé tự ăn mà không cần đút vì vậy bé có thể chủ động trong việc ăn uống. Và đặc biệt là mẹ cũng không phải lo lắng khi con đi nhà trẻ hay đi mẫu giáo vì lúc đó con có thể tự ăn được rồi.

Cho bé tham gia vào quá trình chế biến món ăn nếu có thể: Bé có thể phụ giúp bạn một số công việc trong quá trình nấu ăn như: nhặt rau, lấy gia vị,… sẽ giúp bé thấy thích thú, thú vị hơn, thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hỏi ý kiến của bé nay thích ăn món gì, việc tự mình được chọn món sẽ kích thích bé ăn ngon hơn.

Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

Không nên cho bé uống nước lạnh và ăn đồ lạnh, đặc biệt là kem: Đồ uống lạnh và kem làm bé dễ mắc phải các chứng viêm họng gây khó chịu và dẫn đến việc bé ăn không ngon miệng, biếng ăn.

Không nên vừa cho bé ăn thức ăn vừa uống nước: Vừa ăn vừa uống sẽ khiến bé nhanh no hơn và ăn ít lại, nếu cần mẹ hãy cho bé uống nước canh hoặc nước xương hầm để cung cấp thêm dưỡng chất cho bé.

Không cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính: Mẹ nên để sữa là một món cho bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng. Nếu ăn xong cho bé uống sữa luôn có thể bé sẽ không uống nổi hoặc khiến dạ dày khó tiêu hơn.

Mẹ không nên ép con quá để con cảm giác bữa ăn chính là cực hình và mang tâm lý sợ hãi, sẵn sàng chạy trốn khi đến bữa ăn. Ép con ăn quá có thể khiến con dễ nôn ọe hơn. Nếu con không thích ăn thịt lợn thịt bò mẹ có thể thay thế bằng thịt gà, cá và mẹ đừng quên bổ sung thêm rau xanh, củ quả cho bé. Việc quan trọng là bé cảm thấy ngon miệng, thoải mái và hứng thú với bữa ăn thì cơ thể bé mới có thể hấp thu tốt được các chất dinh dưỡng.

Không nên để bé hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động: Nhiều cha mẹ đã sử dụng rất nhiều “chiêu trò” thu hút bé rồi trong lúc bé hào hứng thì nhanh tay đút thức ăn vào miệng, mẹ không nên để bé ăn thụ động mà không có cảm giác như thế bởi bé chỉ ăn vào chứ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn đâu.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Nhỏ Biếng Ăn?

Trẻ bị biếng ăn lâu dần sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, vì thế cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục cho phù hợp.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ biếng ăn?

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Theo các bác sĩ tư vấn, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn, chẳng hạn như: Trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị gò bó vào khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa để ăn. Sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ khiến trẻ phải ăn mãi một món hết ngày này qua tháng nọ gây cảm giác ngán. Trẻ đang ốm, phải dùng nhiều thuốc cũng biếng ăn…

Cha mẹ nên tìm hiểu xem trẻ biếng ăn vì nguyên nhân nào để tìm cách khắc phục cho phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn

Trước khi cho trẻ ăn bạn phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ là một trận chiến. Bạn nên sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.

Nhiều phụ huynh thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Lời khuyên là chỉ nên cho trẻ ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,… trước giờ ăn.

Nếu trẻ không muốn ăn thêm thì không nên ép trẻ phải ăn. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé.

Khi trẻ không chịu ăn, nhiều bà mẹ hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố cho trẻ ăn hết khiến thời gian mỗi bữa thường kéo dài. Điều này sẽ khiến thức ăn vừa không còn ngon, lại khiến bé thêm chán.

Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức. Mỗi trẻ em sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Nếu món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn, tùy theo độ tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

Cha mẹ nên tìm cách đa dạng thực đơn cho bé

Tâm lý chung của trẻ em đều thích được khen, vì thế nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho.

Mỗi lần trẻ ăn ngoan, hãy thưởng cho bé một phần thưởng, có thể chỉ là một câu động viên, khen ngợi, một miếng dán bé ngoan… Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn không cần phải ép

Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Dưới 1 Tuổi Biếng Ăn?

Biếng ăn là tình trạng của rất nhiều trẻ em trong thời kỳ phát triển. Điều này khiến cha mẹ lo lắng và không biết làm gì đặc biệt là khi trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn.

Vì sao trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn, mẹ có biết?

Trẻ dưới 1 tuổi sẽ trải qua hai thời kỳ ăn uống đó chính là bú sữa mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến 6 tháng và ăn dặm từ 6 đến 12 tháng. Tùy từng thời điểm mà có những nguyên nhân khác nhau.

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn do nhiều nguyên nhân

+ Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ thì nguyên nhân có thể là do trẻ sinh non, yếu ớt hoặc do sữa mẹ có mùi vị khác lạ khiến bé biếng ăn. Hoặc bé đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, mẹ nên tìm hiểu những giai đoạn này để cùng con vượt qua một cách dễ dàng hạn chế ép con ăn gây tâm lý sợ ăn dẫn đến biếng ăn tâm lý khi lớn lên.

+ Đối với trẻ ăn dặm từ 6 đến 12 tháng thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn: – Nhầm lẫn trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con

Nhiều bà mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm con cho rằng tạo ra món ăn càng nhiều hương vị thì bé sẽ ngon miệng hơn. Chính vì thế cho gia vị hay những nguyên liệu có mùi vị quá nồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển vị giác của trẻ và gây ra chứng chán ăn.

– Biếng ăn do yếu tố tâm lý

Khi mới chuyển sang giai đoạn tập làm quen với những mùi vị mới ngoài sữa mẹ bé sẽ có thể thích hoặc không thích một loại thức ăn nào đó. Chính vì thế sẽ có lúc bé bỏ bữa không muốn ăn và các bà mẹ thì thường ép con ăn. Điều này dẫn đến tâm lý sợ ăn của trẻ, đây là một trong những yếu tố khiến bé biếng ăn hàng đầu.

– Trẻ biếng ăn do thói quen cho bé ăn uống của cha mẹ

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn cũng có thể do thói quen cho bé ăn uống của cha mẹ. Đầu tiên là việc mẹ không cho bé ngồi một chỗ để ăn uống mà thường bế khắp nơi để mong bé ăn hết bát cháo. Điều này khiến cho trẻ từng bước xây dựng hành vi chơi và ăn song song. Thói quen này lâu dần sẽ khiến trẻ ham chơi mà không cần ăn uống và tất nhiên thời gian của bữa ăn sẽ kéo dài, càng kéo dài lâu dần sẽ làm cho trẻ biếng ăn hơn.

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn do thói quen cho bé ăn uống của cha mẹ

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn nên làm gì? Ăn dặm đúng cách

Như bạn đã thấy trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn đến từ rất nhiều nguyên nhân. Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ thì mẹ nên kiểm tra sức khỏe của bé và mùi vị sữa mẹ để biết được nguyên nhân chính xác và khắc phục. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tốt nhất mẹ nên cho bé ăn dặm đúng cách bằng những nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc 1: Nên cho bé ăn thức ăn vị ngọt trước.

Ăn dặm là thời kỳ mẹ tập cho bé làm quen với những loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Chính vì thế việc chọn đồ ăn cho bé là rất quan trọng. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng đó là cho bé ăn từ ngọt đến mặn. Bột ăn dặm ngọt sẽ gần với mùi vị của sữa mẹ hơn và giúp bé dễ làm quen hơn.

+ Nguyên tắc 2: Ăn từ ít đến nhiều

Mẹ nên nhớ thời kỳ mới ăn dặm chỉ là tập luyện chính vì thế mẹ nên cho bé ăn từng chút một và bổ sung thêm sữa cho bé. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú.

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều để giúp bé tiêu hóa tốt hơn

+Nguyên tắc 3: Ăn từ loãng đến đặc

Việc ăn từ loãng gần như sữa mẹ đến đặc sẽ giúp bé tiếp nhận thức ăn một cách dễ dàng hơn. Nếu mẹ cho bé ăn đặc ngay lập tức sẽ khiến bé không thể tiêu hóa được thức ăn và khi đã ảnh hưởng đến đường tiêu hóa thì việc bé biếng ăn là điều tất nhiên.

+ Nguyên tắc 4: Làm cho bữa ăn của bé có nhiều màu sắc hơn.

Khi chế biến thức ăn cho bé ăn dặm thì ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ 4 nhóm chính là chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng mẹ còn cần giúp bé ngon miệng hơn. Và để giúp bé ngon miệng thì mẹ cần phải linh hoạt thay đổi những thực phẩm chế biến món ăn đồng thời cũng nên chú ý đến màu sắc và cách trang trí. Những điều này sẽ kích thích vị giác và thị giác của trẻ giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Bởi vì trước 1 tuổi thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

+ Nguyên tắc 5: Để bé ăn theo nhu cầu

Đây cũng là cách để giúp trẻ dưới 1 tuổi không còn biếng ăn. Khi trẻ không muốn ăn nữa tốt nhất mẹ nên dừng việc ăn lại. Như vậy sẽ khiến trẻ không bị ảnh hưởng tâm lý trong thời kỳ ăn dặm.

Bây giờ chắc hẳn mẹ không còn lúng túng khi trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn nữa đúng không? Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện gì mẹ hãy cố gắng tìm nguyên nhân chính xác nhất để giúp bé bước qua thời kỳ ăn dặm thuận lợi nhất.

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Biếng Bú?

Không ít mẹ bỉm sửa phải “lao đao” vì con biếng bú

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn chất dinh dưỡng chủ yếu nhất để nuôi dưỡng trẻ. Nếu chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ không hứng thú với nguồn sữa mẹ, từ đó sẽ dẫn đến việc trẻ ti mẹ ít đi. Nếu nguyên nhân trẻ biếng bú xuất phát từ nguồn sữa mẹ, việc mẹ cần làm ngay là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ để có thể đảm bảo cung cấp được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Khi trẻ biếng bú, mẹ cần cân nhắc lại xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ gây ảnh hưởng đến dòng sữa không. Ăn các đồ ăn có gia vị nồng như tỏi, ớt, hạt tiêu hay có mùi tanh nồng như cá sống,… có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi, trẻ không muốn bú.

Mẹ ăn gì con bú nấy, do đó mẹ nên tránh các đồ ăn nhiều tỏi, ớt, gừng,…

Đảm bảo lượng sữa cho trẻ

Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, thì mẹ phải đảm bảo được lượng sữa mẹ tiết ra hàng ngày cho trẻ. Không những phải đảm bảo về số lượng, sữa mẹ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn tuyệt đối cho trẻ. Nếu sữa mẹ “đủ đầy” và dư thừa sau các cữ bú của bé, mẹ có thể hút sữa ra ngoài và trữ đông để dành cho trẻ dùng dần.

Khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa hoặc quá gần cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Nên cho bé bú nhiều cữ trong ngày, các cữ bú cách nhau khoảng 3 tiếng. Tránh để bé quá đói hay cố ép bé bú thêm khi bé đã no.

Với những trường hợp trẻ phải bú sữa ngoài, mẹ phải chú ý chọn loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và đặc biệt là khẩu vị của trẻ. Khi cho trẻ bú bình, mẹ cũng cần lưu ý chọn bình sữa có chất liệu và kích cỡ đầu núm vú phù hợp với trẻ.

Cần cho trẻ bú đúng tư thế, vừa giúp trẻ thoải mái vừa giúp sữa ra đều hơn

Khi lượng sữa mẹ nhiều, nên hạn chế cho trẻ nằm bú, mẹ nên ngồi dựa lưng vào tường khi cho trẻ bú để ngăn sữa không chảy ra quá ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.

Phương pháp da tiếp da (skin to skin)

Nếu có điều kiện, vào những khoảng thời gian thư giãn của hai mẹ con, mẹ nên đặt con trên ngực mẹ để “da tiếp da” kể cả khi không cho con bú. “Skin to skin” sẽ giúp gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, đặc biệt là kích thích bé thèm bú mẹ nhiều hơn.

Theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ

Tùy vào sự phát triển của từng bé, mỗi bé sẽ có một “nấc thang” phát triển riêng. Với “dấu mốc” trẻ biết lẫy, phần lớn trẻ tập lẫy ở giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có những bé biết lẫy sớm khi chỉ mới 2 tháng tuổi.

Trong giai đoạn tập lẫy, trẻ thường lười bú mẹ hơn

Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, trẻ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lười ti mẹ. Do đó, mẹ cần theo dõi và nắm bắt được các giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Theo dõi, kiểm tra sức khỏe của trẻ

Lười bú cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang bị ốm, bệnh như trẻ bị tưa lưỡi, trẻ mắc bệnh về tai – mũi – họng, viêm đường hô hấp,… Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, mẹ hãy theo dõi để xác định chính xác bệnh lý, nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Bố mẹ cũng đừng quên chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi được tiêm phòng. Sau khi tiêm, rất nhiều trẻ có triệu chứng sốt, đau nhức, trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, đặc biệt là rất lười ti mẹ vì bị cơn đau chi phối. Do đó mẹ cần chú ý để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất sau khi trẻ tiêm vắc-xin.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Ngoài các biện pháp trên, để cải thiện tình trạng trẻ lười bú, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho trẻ dùng cốm NutriBaby Plus – sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi, để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên để trẻ ti mẹ tốt hơn, hấp thu và tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp ngăn ngừa các nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa và đường hô hấp cho trẻ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Biếng Ăn – Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!