Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Mọc Răng Có Dấu Hiệu Như Thế Nào? Cách Chăm Sóc Ra Sao? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Triệu chứng mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có nhiều trẻ trải qua quá trình mọc răng rất nhẹ nhàng và thoải mái nhưng cũng có trẻ bị sốt, quấy khóc và chán ăn. Vì vậy, các ba mẹ cần tìm hiểu những biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
1.1 Sốt nhẹ
Đây là triệu chứng gặp phải ở hầu hết trẻ em, bởi trẻ mọc răng tại đúng thời điểm mất đi khả năng miễn dịch nhận được từ mẹ nên dễ bị tổn thương và bị ốm. Cách nhận biết trẻ mọc răng rõ nhất lúc này chính là vị trí mọc răng của trẻ xuất hiện hiện tượng sưng, tấy đỏ.
Một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng là hiện tượng chảy nước dãi. Khi trẻ mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 trong hệ thần kinh trung ương làm tăng khả năng tiết nước bọt, đồng thời cấu tạo khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa linh hoạt nên dễ khiến nước dãi chảy ra ngoài.
1.4 Thường xuyên nhai cắn
Khi các răng mọc lên, nhú ra khỏi nướu thì việc trẻ khó chịu và ngứa lợi là không tránh khỏi, trẻ sẽ muốn gặm cắt bất cứ thứ gì để làm dịu cảm giác đó. Lúc này, ba mẹ nên cho trẻ chơi những đồ chơi có thể gặm cắn, tốt nhất là làm bằng chất liệu silicon và cao su tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
1.6 Chán ăn, khó ngủ hay cáu gắt
Những biểu hiện này là thường gặp nhất khi trẻ mọc răng, bởi khi đó nướu của trẻ đang khó chịu có thể bị đau nhức khiến chán ăn. Hơn nữa hiện tượng đau nhức không chỉ xảy ra vào ban ngày mà cả vào ban đêm khiến trẻ tỉnh giấc, quấy khóc. Lúc này, việc ba mẹ cần làm là dỗ dành con trẻ để xoa dịu cảm giác đau nhức và giúp bé dễ ngủ hơn.
Với những dấu hiệu trẻ mọc răng ở trên, dù ít hay nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần xây dựng một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng cho con mình giúp bé có quá trình mọc răng thoải mái nhất.
Massage lợi cho trẻ: Đây là một cách làm dịu cơn đau của trẻ, mẹ có thể thể thực hiện massage lợi cho bé bằng ngón tay hoặc cho trẻ ngậm đồ chơi tốt cho răng lợi.
Chườm lạnh: Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm đau khi mọc răng bằng cách chườm lạnh với các vật dụng như khăn ướt, vòng mọc răng để trong ngăn đá để đặt lên vị trí mọc răng.
Thuốc giảm đau: Trong trường hợp trẻ bị đau nhức nhiều, quấy khóc liên tục thì ba mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol, nhưng đừng quên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện.
Dỗ dành khi trẻ khó chịu: Dỗ dành để giúp bé phân tâm, xao nhãng quên đi cảm giác đau nhức khi trẻ mọc răng. Đồng thời, ba mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài chơi để bé được thoải mái hơn.
Thăm khám nha sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường: Ngoài những dấu hiệu mọc răng ở trên, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng khác như sốt kéo dài 24 giờ, trẻ bị tiêu chảy và nôn, hoặc ba mẹ đã sử dụng các cách chăm sóc trên nhưng không thấy hiệu quả thì nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám cụ thể.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Có nên lấy cao răng cho trẻ em không?
Tại sao phải khám răng định kỳ cho trẻ?
Trám bít hố rãnh – ngăn ngừa sâu răng cho trẻ hiệu quả
Mèo Có Bầu Có Những Dấu Hiệu Gì? Nên Chăm Sóc Ra Sao?
Dù là loài động vật đã được con người thuần chủng từ rất lâu và luôn được cưng chiều như những vị “hoàng hậu”. Tuy nhiên, khi mèo có bầu chúng vẫn giữ riêng cho mình bản năng sinh sản độc lập. Mặc dù mèo mẹ có đủ khả năng để tự chăm sóc cho các con của mình thế nhưng chúng ta vẫn cần để tâm đến quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe cho mèo mẹ và mèo con về sau. Một cô mèo thông thường thời gian mang thai là khoảng 9 tuần.
Cũng như những loài động vật khác, trước khi mang thai mèo mẹ thường có nhiều dấu hiệu biểu hiện.
Đặc biệt khi chúng là thú cưng gần gũi nhất với con người thì những dấu hiệu ấy càng rõ ràng và dễ nhận biết hơn nữa.
Trừ khi bạn triệt sản mèo của mình hoặc chắn chắn 100% rằng đã cai quản chúng rất cẩn thận. Còn nếu không thì 80% những cô nàng mèo cái cứ đến mùa động dục là sẽ mang bầu.
Những buổi đi lang thang ngoài đường của mèo về sau này rất có thể sẽ mang về cho bạn một đàn mèo mới một cách bất ngờ.
Thông thường thì thời tiết của những mùa động dục rất ấm, ngày dài hơn đêm. Đấy là không khí khiến mèo rất thích để tiến hành đi tìm bạn tình.
Không phải mèo cái nào cũng có khả năng sinh sản trong mùa động dục, bạn cần lưu ý điều này mà không cần quá lo lắng.
Chỉ có những chú mèo mà khi cơ thể đã phát triển trên 80% thì mới có đủ điều kiện làm mẹ mà thôi, nói cách khác tức là tuổi đời của chúng phải hơn 4 tháng tuổi.
Đến thời gian của chu kỳ động dục, hành vi giao phối của mèo cái biểu hiện một cách rất rõ ràng. Nhằm thu hút ánh mắt và quyến rũ mèo đực, trung bình điều này kéo dài từ 4- 6 ngày.
Thời kỳ đầu sinh sản tính cách mèo trở nên khác lạ so với những ngày thường.
Chúng ngoan ngoãn, nghe lời chủ một cách rất phục tùng, biết vâng lời, phát ra tiếng kêu nhỏ và rất hay thèm ăn so với ngày thường.
Mèo phát ra những tiếng kêu “meo meo” một cách liên tục, không ngừng nghỉ và “đỏng đảnh” hơn, thường hay bỏ bữa.
Mèo cái động dục còn thể hiện rõ qua tư thế, chúng thường xuyên lăn người qua lại, nhổm phần hông lên cao rồi vén đuôi sang một bên tỏ ra luôn sẵn sàng.
Khi đến giai đoạn này, mèo thường có nhiều biểu hiện kỳ quặc tùy từng cá nhân mà nếu người nuôi trước nay luôn quan tâm chúng thì rất dễ nhận biết điều này.
Thông thường sau khi giao phối với một chú mèo đực xong, mèo cái hay “thẩn thờ” bước vào khoảng thời gian trầm lắng hẳn.
Theo tập tính cứ vậy mèo lại tìm bạn đời vào giao phối tiếp tục và tất nhiên bạn cần ngăn cản để bảo vệ một sức khỏe lành mạnh cho chúng.
Mèo có thai mấy tháng? Một chú mèo thông thường có thời gian mang thai kéo dài trong khoảng 58 đến 63 ngày, tức là trong khoảng 9 tuần.
Một số trường hợp cá biệt mèo mẹ mang thái đến 65 ngày là tối đa.
Những cô mèo mẹ nhận được sự quan tâm và tình yêu mà chủ nhân của chúng dành cho chúng thường tỏ ra quấn quýt với chủ khi cảm giác được mình sắp sinh.
Điều này có thể hiểu là bởi vì chúng đang cần một sự trợ giúp, quan tâm nào đó. Bạn hãy vuốt ve và nói những lời động viên để giúp chúng hạ sinh một cách an toàn vào lúc ấy.
Tuy nhiên, hãy để mắt đến chúng để khi cảm thấy tình huống cấp bách hoặc mèo đang gặp khó khăn thì có thể nhờ bác sĩ thú y đến kịp lúc chữa trị.
Mèo mẹ sinh xong thường cùng con mình nằm ổ, vấn đề vệ sinh trong giai đoạn này cần được quan tâm kĩ lưỡng.
Đặc biệt là đối với mèo- một loài động vật ưa chuộng sự sạch sẽ đến mức khó tính. Khi thấy ổ bẩn, chúng thường tha con đi tìm một nơi khác.
Để tránh những việc phiền phức xảy ra thì bạn nên cung cấp cho chúng lượng thức ăn dinh dưỡng cùng một chỗ ở sạch sẽ nhất có thể.
Để có thể phát hiện và chăm sóc sức khỏe cho mèo được tốt hơn. Bạn cần nên lưu ý những dấu hiệu báo tin mang thai của chúng sau đây và áp dụng vào thực tiễn so sánh.
Điều này giúp chúng tiết ra sữa được nhiều hơn cho con sau khi sinh. Tuy nhiên ở thời kỳ động dục thì điều này cũng có thể diễn ra.
Vậy nên, đây chỉ là một trong những tiểu tiết khả nghi ban đầu mà bạn nên lưu ý.
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy chúng khá giống 1 con lừa con. Phân lưng hơi gù và phần bụng lại phình lên.
Đặc biệt, chân tay, chổ chúng đều to hơn bình thường, đặc biệt là phần bụng trương lên là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất.
Nhận biết được bản thân mình đang mang bầu, sắp chào đón những đứa con ra đời, mèo mẹ thường hay có những hành động chuẩn bị ổ trước vài ngày tiến hành sinh nở.
Đấy có thể là tủ quần áo, dưới gầm giường, dưới gầm bàn… cùng việc tha chăn màng, vải vụn để chiếc ổ thêm phần ấm cúng.
Trong trường hợp nếu như mèo không hề có dấu hiệu mang thai mà lại chuẩn bị ổ sinh sản thì có lẽ chúng đang gặp một vấn đề gì đó.
Bạn cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để tham khảo tìm nguyên nhân giải quyết.
Trong quá trình mang thai, bạn nên nhớ, lượng thức ăn và chế độ dinh dưỡng không phải chỉ riêng cung cấp cho mình mèo mẹ mà còn cho cả những chú mèo con trong bụng chúng nữa.
Vì vậy, việc đảm bảo một nguồn dinh dưỡng dồi dào, sung túc là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc ở giai đoạn này.
Ngoài ra, nước uống cũng là một yếu tố không thể thiếu và cần được lưu ý xuyên suốt.
Hãy luôn để nước sạch cạnh mèo và thay nước thường xuyên để chúng có thể uống bất cứ khi nào cần.
Mặc dù mèo thèm ăn, nhưng đừng nên chiều chuộng chúng bằng việc cho chúng ăn thật no trong một buổi.
Thay vào đó, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa nhỏ chỉ nên ăn vừa phải nếu không sẽ rất lãng phí và không đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ.
Nếu đã quyết định sẽ để mèo sinh đẻ thì hãy chủ động làm ổ và giúp chúng có một vị trí thuận tiện nhất.
Tránh những thương tổn và hiểm nguy dưới tác động ngoài môi trường (nắng, mưa, gió, bụi…).
Trong trường hợp có thời gian và điều kiện thì bạn nên mang mèo bầu đến gặp bác sĩ thú y để trao đổi vể tình hình sức khỏe hiện thời.
Trong những trường hợp mèo mẹ sinh nở khó thì người chủ cần lưu ý và quan tâm, đặc biệt là trong những trường hợp sau:
– Cơn đau bụng và co thắt tử cung đã kéo dài xuyên suốt hơn 15 phút mà mèo vẫn chưa thể sinh.
– Một phần bào thai (nhau thai) nhú ra khỏi âm hộ nhưng vẫn không thấy mèo mẹ có thể sinh được.
– Sau khi sinh xong, bộ phận sinh sản của mèo mẹ bắt đầu chảy mủ và có mùi hôi khó chịu.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, mèo mẹ thường quấn lấy con của mình và ủ ấm chúng bằng cơ thể của chính mèo mẹ.
Ở giai đoạn này, xuyên suốt mèo mẹ ít khi rời con của mình đi, chúng liếm sạch con của mình để vệ sinh thân thể và thậm chí ăn cả chất thải của con.
Khi mèo được từ 4- 5 tuần tuổi thì chúng ta đã có thể bắt đầu cho chúng ăn dặm dần dần với những thức ăn đặc.
Sau đó nữa khoảng 6- 8 tuần tuổi thì hãy tập cai sữa dần dần.
5. Những thắc mắc thường gặp khi mèo có bầu
Sinh sản là một hành động thuộc về bản năng, quá trình sinh sản vô cùng đau đớn và khó khăn đối với tất cả những sinh vật không riêng gì mèo.
Điều tồi tệ nhất chính là không phải quá trình sinh sản nào cũng có thể thành công một cách trọn vẹn.
Chấp nhận sinh sản là chấp nhận đương đầu với nguy hiểm, thậm chí là cái chết cận kề.
Vì vậy điều cần làm là bạn phải luôn giữ vững cho mình một tinh thần tốt để đối diện với những hiểm nguy một cách bình tĩnh và linh hoạt nhất.
Trung bình, một năm mèo đẻ từ 3- 4 lứa, mỗi lần khoảng từ 3- 4 con hoặc nhiều hơn thế. Nhiều có thể là 6 con trở lên.
Có thể triệt sản khi mèo đang chăm con?
Trong thời gian mèo chăm con, nếu triệt sản thì tuyến sữa vẫn có thể tiết ra bình thường cho con của nó.
Tuy nhiên nhiều bác sĩ chọn sau thời gian này để sức đề kháng của chúng có thể tốt hơn.
Nếu chọn cách này thì bạn phải canh giữ chúng cẩn thận không nên cho tiếp xúc với mèo đực trong khoảng thời gian này.
Khi Trẻ 3 Tháng Tuổi Mọc Răng: Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Trẻ Mọc Răng
Xác định nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc thực sự là một thử thách đối với những bậc làm cha mẹ. Khi bé được cho ăn đầy đủ, thay quần áo sạch sẽ và đang khỏe mạnh, nhưng vẫn quấy khóc, cha mẹ có thể đang tự hỏi mình rằng làm thế nào để biết được liệu có phải bé đang mọc răng? Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết được bé có đang mọc răng hay không.
Trẻ Có Thói Quen Chà Đồ Vật Vào Lợi Và Thường Xuyên Chảy Nước Miếng
Trẻ thường thích cho các đồ vật vào miệng, nhưng khi quá trình mọc răng bắt đầu, thói quen cọ xát những đồ vật vào nướu của các bé có thể trở nên thường xuyên hơn hoặc thậm chí trở nên quá mức. Khi các bé có thói quen đưa thứ gì đó vào miệng, từ chiếc vòng để các bé cắn trong thời gian mọc răng cho đến việc chà xát mô nướu, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các bé có thể đang mọc chiếc răng đầu tiên. Hãy chắc chắn rằng bạn để các vật dụng không an toàn mà có khả năng gây nghẹn cho bé tránh xa khỏi tầm với của bé và đưa cho bé các loại đồ chơi dành cho trẻ trong độ tuổi mọc răng để bé có thể nhai.
Cùng với thói quen kể trên, bạn có thể thấy rằng các bé liên tục chảy nước miếng. Một số bé còn có thể chảy nước miếng nhiều đến mức nước miếng có thể làm ướt quần áo của bé và gây ra tình trạng phát ban ở má và cằm. Để giữ cho bé luôn được thoải mái, và không bị mẩn ngứa, hãy nhẹ nhàng lau khô cằm và thay quần áo ướt cho trẻ vào mọi thời điểm trong ngày.
Trẻ Đột Nhiên Trở Nên Gắt Gỏng, Cáu Kỉnh
Cùng với thói quen kể trên, bạn có thể thấy rằng các bé liên tục chảy nước miếng. Một số bé còn có thể chảy nước miếng nhiều đến mức nước miếng có thể làm ướt quần áo của bé và gây ra tình trạng phát ban ở má và cằm. Để giữ cho bé luôn được thoải mái, và không bị mẩn ngứa, hãy nhẹ nhàng lau khô cằm và thay quần áo ướt cho trẻ vào mọi thời điểm trong ngày.
Một số bé mọc chiếc răng đầu tiên và không hề quấy khóc, nhưng đối với một số bé khác, quá trình mọc răng có thể rất khó chịu và gây đau đớn. Nếu các bé cáu kỉnh hoặc quấy khóc, mặc dù bé đang rất khỏe mạnh, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mọc răng.
Trẻ Không Chịu Ngủ
Nếu các bé đang ngủ rất ngoan và đột nhiên các bé lại thức dậy vào ban đêm hoặc không chịu ngủ trưa, thì đó có thể là dấu hiệu của việc mọc răng. Ngay cả người lớn cũng trở nên khó ngủ khi cảm thấy khó chịu, và các bé có lẽ cũng phải trải nghiệm điều tương tự. Cha mẹ có thể sẽ không được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian, tuy nhiên hãy yên tâm rằng các bé có thể sẽ ngủ ngoan trở lại sau khi răng đã mọc.
Trẻ Biếng Ăn
Nếu các bé không chịu bú, thì đó có thể là một dấu hiệu của việc mọc răng. Bú bình hoặc cho bé bú sữa mẹ có thể gây kích ứng nướu bị sưng. Cha mẹ nên cố gắng đút cho bé ăn cho đến khi cơn đau dịu đi. Nếu cha mẹ lo lắng rằng trẻ không có đủ chất dinh dưỡng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Các Triệu Chứng Nghiêm Trọng
Cách Chăm Sóc Trẻ Mọc Răng Để Con Sở Hữu Hàm Răng Đều Đẹp Khi Trưởng Thành
Chăm sóc trẻ mọc răng là giai đoạn gian nan tiếp theo sau hành trình kéo dài 9 tháng của thai kỳ và những tháng đầu làm quen với em bé mới sinh. Mọc răng đánh dấu bước phát triển quan trọng của trẻ nhỏ và thiên thần bé bỏng có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi bước vào giai đoạn này.
Khi nào thì em bé bắt đầu mọc răng?
Ngay khi em bé nhú chiếc răng đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi, hãy bắt đầu lựa chọn cho bé bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi (chứa ít flouride hơn kem đánh răng thông thường).
Làm thế nào để biết em bé mọc răng?
Tương tự với thời điểm mọc răng, dấu hiệu mọc răng ở từng em bé cũng khác nhau. Dấu hiệu mọc răng thường xuất hiện và biến mất trong vài ngày. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:
Trẻ hay quấy khóc, gắt gỏng
Ngủ không ngon giấc
Má ửng đỏ và/hoặc sốt nhẹ
Chảy dãi
Sưng nướu hoặc môi
Hay mút, ngậm đồ chơi
Khó cho trẻ ăn hoặc trẻ từ chối đồ ăn
Thường mọc răng không đi kèm với việc trẻ bị ốm. Trong trường hợp em bé sốt hoặc tiêu chảy kéo dài mẹ cần đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế.
Trẻ mọc răng có bị đau không?
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức liệu mọc răng có làm em bé cảm thấy đau đớn hay không, nhưng dù sao đây cũng là trải nghiệm mới mẻ với em bé. Những cảm giác trong miệng hoàn toàn mới và có thể làm bé bối rối. Theo kinh nghiệm của nhiều ông bố bà mẹ thì đây là nguyên nhân làm cho em bé quấy khóc khó chịu hơn bình thường.
Răng bé sẽ mọc theo thứ tự nào?
6 – 10 tháng: 2 răng cửa dưới
8 – 13 tháng: 2 răng cửa trên
9 – 13 tháng: 2 răng hàm trên cạnh răng cửa
10 – 16 tháng: hai răng hàm dưới cạnh răng cửa
13 – 19 tháng: răng hàm bắt đầu mọc ở cả hàm trên và hàm dưới
16 – 23 tháng: Mọc răng nanh ở cả hai hàm.
23 – 33 tháng: 4 răng hàm cuối cùng
Đến lúc này, em bé đã có bộ răng sữa đầy đủ.
Khi nào răng sữa rụng ra?
Răng sữa bắt đầu rụng khi em bé được 5 – 7 tuổi, cha mẹ nên tập và duy trì cho con thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm bằng cách dạy con thực hành các kỹ năng thay vì lời nói để trẻ tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Nếu có nhiều hơn 1 em bé, hãy để việc chải răng hàng ngày là hoạt động chung của cả gia đình.
Có loại gel nào giúp làm dịu cơn đau khi mọc răng của trẻ không?
Các loại gel giảm đau không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ vì không có nhiều tác dụng cũng như có thể gây ra tác dụng phụ.
Hãy tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Đừng quá lạm dụng vì gel có thể gây hại cho sức khỏe em bé khi không may nuốt phải. Nói chung các loại gel giảm đau cho người lớn không phù hợp cho trẻ nhỏ đang mọc răng.
Có nên cho con bú khi bé đang mọc răng không?
Trái với suy nghĩ cho con bú khi bé đang mọc răng nghe có vẻ khác thường, sức khỏe răng miệng và việc cho con bú lại có nhiều liên hệ với nhau. Sữa mẹ có các đặc tính tự nhiên giúp làm dịu cơn khó chịu của bé khi mọc răng. Nhiều chuyên gia cho rằng cho con bú và thực hiện da tiếp da có tác dụng giảm đau khi phải can thiệp y tế ở trẻ sơ sinh. Nhiều em bé có nhu cầu bú mẹ cao hơn khi đang mọc răng. Cho con bú cũng có tác dụng căn chỉnh răng bé và ngăn ngừa tình trạng răng cong vẹo sau này.
Một tác dụng không mong muốn là mẹ phải chịu đau vì em bé cắn khi được cho bú. Khi gặp tình trạng đó, phản ứng tự nhiên của mẹ là kêu lớn và đẩy bé ra làm bé bị giật mình và bất ngờ. Các bé sẽ thấy tổn thương, một số em sẽ khóc. Đây là phản ứng tiêu cực không nên khuyến khích ở trẻ, thường sau hành động của mẹ em bé sẽ không cắn nữa, nhưng có một số bé nhạy cảm thậm chí còn tạm thời từ chối ti mẹ.
Có một cách mẹ có thể áp dụng là đông lạnh sữa thành dạng đá viên và để em bé mút như một cách làm dịu cơn khó chịu khi mọc răng.
Mẹ có thể làm gì để chăm sóc trẻ mọc răng?
Không có cách nào đẩy nhanh quá trình mọc răng ở trẻ, mẹ chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi và tìm cách làm cho giai đoạn này thoải mái nhất có thể cho em bé. Khi bé đang mọc răng mẹ KHÔNG NÊN:
Cho trẻ uống aspirin.
Dùng thuốc hay gel giảm đau có chứa chất gây tê cục bộ. Các chất này không phù hợp cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nhi khoa hoặc chuyên gia chăm sóc răng miệng trước khi quyết định dùng thuốc giảm đau ở trẻ.
Có nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau không?
Thuốc giảm đau chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi em bé thực sự khó chịu. Mẹ có thể cho bé uống 1 liều paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ nhỏ. Những loại thuốc này có tác dụng khá nhanh nhưng hãy luôn nhớ kiểm tra thông tin thuốc và tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng.
Mẹ cũng nên tham khảo chuyên gia y tế nếu thân nhiệt trẻ ở mức 40 độ C trở lên. Mọc răng sẽ không làm trẻ sốt ở mức nhiệt độ này. Hãy kiểm tra xem ngoài mọc răng còn nguyên nhân nào làm trẻ khó chịu như viêm tai, cảm lạnh, ho, đau bụng hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
Có nên đưa bé đến nha sỹ không?
Trẻ nên được kiểm tra sức khỏe răng miệng lần đầu tiên khi được từ 6 – 12 tháng tuổi và muộn nhất là trước 24 tháng. Hãy tập cho trẻ làm quen với việc thăm khám răng định kỳ và để trẻ có tâm lý thoải mái nhất khi thực hiện việc đó.
Một số gợi ý chăm sóc trẻ mọc răng
Dùng ngón tay sạch chà xát nướu vài phút mỗi lần sẽ làm bé dễ chịu.
Đối với trẻ đã ăn thô tốt, các loại đồ ăn lạnh rất hữu ích trong giai đoạn này. Hãy cho trẻ ăn chuối, nho, nước ép táo hay sữa chua đã được làm lạnh. Cho thức ăn vào túi nhai để ngăn trẻ nuốt phải miếng quá to. Mẹ cũng có thể cho trẻ thử các loại bánh ăn dặm cứng không đường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Mọc Răng Có Dấu Hiệu Như Thế Nào? Cách Chăm Sóc Ra Sao? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!