Cập nhật nội dung chi tiết về Trị Liệu Mụn, Bít Tắc Lỗ Chân Lông Ở Bắp Tay mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mụn, bít lỗ chân lông hiểu đơn giản là tình trạng viêm nhiễm trên da gây nên những đốm sưng đỏ, sần sùi. Đây là bệnh lý da liễu thường gặp, có thể gây sưng viêm, ngứa rát cho người mắc phải nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Bay sạch mụn, da sáng mịn, ngăn tái phát ngay sau liệu trình trị mụn chuyên sâu tại Anveé. Chỉ sau 1 liệu trình thực hiện da sạch mụn, ngăn ngừa tái phát.
Trên da xuất hiện những nốt viêm đỏ, ngứa rát. Lông có thể mọc xoắn trong ổ nang lông hoặc mọc chính giữa nốt viêm mủ. Lỗ chân lông có lớp màng phủ bên ngoài, bên trong có dịch mủ trắng (hoặc không). Nổi lên thành các nốt sần sùi, mọc theo mảng hoặc rải rác khắp.
Có 07 giai đoạn hình thành của mụn:
Giai đoạn 1 – Da bình thường Tuyến bã nhờn kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên và thay tế bào mới. Nếu nó hoạt động bình thường sẽ đem chất nhờn lên bề mặt, làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh.
Giai đoạn 2 – Mụn ẩn, không nhìn thấy được Các tế bào da chết thay vì được đào thảo ra ngoài, chúng bị kẹt lại trong lỗ chân lông. Biểu hiện trên da: da vẫn bình thường, hoặc xuất hiện một chắm nhỏ xíu, căng da ra mới nhìn thấy. Giai đoạn 3 – Mụn đầu trắng Mụn đầu trắng hay gọi là “mụn lẩn mẩn dưới da”, là nhân trứng cá, nằm trong lỗ chân lông kín miệng. Mụn này sờ vào thấy sần sần, có thể dễ dàng nhìn thấy khi nhìn chếch da 45 độ. Mụn mọc thành từng đám, nếu bị viêm nó sẽ chuyển sang mụn đỏ. Mục đích chữa trị ở giai đoạn này chính là tránh để xảy ra tình trạng viêm. Giai đoạn 4 – Mụn đầu đen Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Giai đoạn 5 – Mụn đỏ Mục tiêu điều trị của giai đoạn này là giảm sưng viêm, dịu vết thương. Giai đoạn 6 – Mụn có mủ Cũng giống như giai đoạn 5, nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì sẽ thành mụn mũ. Mụn này thường khá to, có một đầu trắng xóa nổi lên trên, gây đau nhức. Giai đoạn 7 – Mụn bọc, mụn bọc có mủ Giai đoạn kinh hoàng nhất của mụn, sự viêm nhiễm ngày càng trầm trọng, hình thành ổ khuẩn, bắt rễ sâu dưới lỗ chân lông và lan rộng thành những cái mụn bọc, cứng, nặn ra chắc chắn sẽ để lại sẹo. Mụn gây đau nhức và sưng, mất 2-3 tuần để xẹp và để lại vết thâm. Mụn này có thể hình thành sau giai đoạn 2 mà bỏ qua các giai đoạn khác. Ở giai đoạn này, cần phải tuyệt đối tránh sử dụng bất kỳ mỹ phẩm dù ở dạng nào. Rửa mặt với nước chè pha loãng, hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) để làm dịu vết thương. Đồng thời kết hợp thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ da liễu. Ngoài ra, một số dạng mụn nước, mụn đỏ ngứa, có thể xuất hiện nhanh hơn, trong trường hợp da bạn bị kích ứng với các yếu tố môi trường ngoài như mỹ phẩm, khói bụi, hóa chất gia dụng,..
Một số nguyên nhân dẫn đến việc hình thành của mụn ở bắp tay bao gồm:
– Tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, ô nhiễm – Sử dụng điện thoại thường xuyên áp lên mặt, gối ngủ không vệ sinh – Thức khuya, stress, căng thẳng (Biểu hiện mụn ở cằm và trán) – Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn nhiều ngọt, tinh bột, hoặc uống nhiều rượu bia, hút thuốc cũng là các tác nhân dễ gây ra mụn – Các vấn đề về sinh/bệnh lý như: dậy thì, rối loạnn nội tiết, nóng gan, mem gan cao, đau bao tử, đường ruột,…
Những ai nên Trị mụn ở bắp tay tại Anveé?
Công nghệ Trị mụn ở bắp tay tại Anveé được giới chuyên môn chỉ định sử dụng cho cả nam và nữ ở mọi độ tuổi:
Gặp các vấn đề về mụn: mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm – mủ, cấp độ nặng
Da bị thâm do mụn, da nổi mẩn đỏ, sần sùi, lỗ chân lông to,
Bị mụn lâu năm không khỏi;
Đã từng điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả;
Bị mẫn cảm, không thể trị mụn bằng các phương pháp thông thường khác;
Mong muốn điều trị mụn nhanh chóng, an toàn và hiệu quả
.
Công nghệ trị mụn ở bắp tay tại Anveé được tổ chức FDA kiểm định và chứng nhận về tính an toàn – hiệu quả trong điều trị mụn. Có thể nói,đó là công nghệ Trị mụn tối ưu nhất hiện nay.
“Trị mụn ở bắp tay tại Anveé là giải pháp tối ưu cho tất cả các loại mụn, thích hợp với mọi loại da. Phương pháp giúp loại bỏ tận chân mụn viêm. Đồng thời giúp điều tiết dầu, giảm bã nhờn trên da, làm se khít lỗ chân lông. Da sau điều trị không để lại sẹo thâm mà trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.
Tại Viện thẩm mỹ Anveé, các bác sĩ hàng đầu được đào tạo bài bản và có nhiều năm lành nghề trong lĩnh vực thẩm mỹ đảm bảo mang lại cho khách hàng kết quả điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Tự tin và được kiểm chứng về hiệu quả bởi hơn 1000 khách hàng, Viện thẩm mỹ ANVEÉ khẳng định mang đến trải nghiệm khác biệt và thư thái:
THÔNG TIN LIÊN HỆ :
VIỆN THẨM MỸ SÁNG TẠO SẮC ĐẸP ANVEÉ Đổi mới bản thân – Nâng tầm bản sắc ĐỊA CHỈ: 19 ngõ Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội HOTLINE: 098 111 9011 – 098 111 8909
CÁC CÔNG NGHỆ NỔI BẬT KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN TƯỞNG TẠI ANVEÉ:
Học Ngay Cách Trị Mụn Đầu Đen Và Lỗ Chân Lông To Hết Mụn Trong 3 Ngày
1. Mụn đầu đen và lỗ chân lông to do đâu?
+ Không tẩy da chết định kỳ
+ Không tẩy trang thường xuyên
+ Không dành thời gian dưỡng ẩm cho da
+ Chế độ ăn uống không khoa học, chứa nhiều thực phẩm cay, béo
+ Làm sạch da không đúng cách (rửa mặt không sạch, sữa rửa mặt không phù hợp với da)
+ Lượng hóc môn Androgens tăng bất thường
+ Ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý
Cứ nghĩ là bình thường nhưng chính thói quen này lại hủy hoại làn da của chúng ta bị lỗ chân lông to và nổi nhiều mụn đầu đen.
2. Vì sao cần kết hợp song song trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to?
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết khi lỗ chân lông to thì khả năng da nổi mụn đầu đen càng nhiều. Bởi việc bụi bẩn tích tụ lâu ngày ở lỗ chân lông sẽ sản sinh ra rất nhiều mụn.
Hỡn nữa, thói quen nặn mụn hoặc sử dụng các miếng lột mụn đầu đen sẽ khiến bề mặt da bị tổn thương, lỗ chân lông giãn nở to hơn.
3. Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to cực hiệu quả
Các phương pháp trị mụn đầu đen tại nhà hay sử dụng các loại kem trị mụn hoặc là chỉ có tác dụng trị mụn hoặc chỉ giúp làm sáng da, cân bằng ẩm. Rất khó để tìm được phương pháp nào có khả năng điều trị tích hợp mụn và lỗ chân lông.
Khắc phục được hoàn toàn khuyến điểm của các phương pháp trị mụn tại nhà, là phương pháp trị mụn bằng công nghệ cao có khả năng điều trị tích hợp song song điều trị mụn đầu đen và se khít lỗ chân lông.
Kháng khuẩn đa tầng là công nghệ trị mụn không xâm lấn tiên tiến của Nhật. Điểm ưu việt của công nghệ này là trị mụn không để lại thâm và ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ vĩnh viễn.
Hiện tại công nghệ này đang được ứng dụng trên 100 quốc gia trên thế giới và thẩm mỹ viện VietCharm là đơn vị sở hữu độc quyền được ứng dụng vào quá trình trị mụn của hàng chục ngàn khách hàng kể từ năm 2016.
4. Trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to bằng kháng khuẩn đa tầng hiệu quả như thế nào?
Hầu hết những người đã trải nghiệm liệu trình trị mụn bằng kháng khuẩn đa tầng đều nhận thấy được hiệu quả ngay sau lần đầu tiên trải nghiệm. Da mặt nhẹ, thông thoáng hơn, mụn đầu đen được loại bỏ nên da sáng hơn và không còn tiết nhiều dầu như trước.
Quá trình đưa dưỡng chất (khoáng, vitamin C) vào khiến da phục hồi nhanh chóng, khỏe khoắn.
Thông thường đối với những trường hợp bị mụn đầu đen nhẹ, chỉ mất khoảng 1-2 buổi là bạn đã có được làn da sạch mụn, mịn màng. Đối với những trường hợp bị mụn đầu đen nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm tạo thành các ổ viêm quá trình điều trị sẽ kết thúc trong 1 liệu trình duy nhất.
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã biết được đâu là cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả rồi phải không? Để đăng ký trị mụn triệt để bằng công nghệ kháng khuẩn đa tầng tại VietCharm, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline: 0941.939.393 – 0911.688.666 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 305 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội để được bác sĩ thăm khám da và tư vấn tận tình.
Bị Mụn Ở Hai Bắp Tay: Nguyên Nhân Và Cách Trị
Bị mụn ở hai bắp tay là tình trạng khá phổ biến do nhiễm trùng và tắc các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, ma sát với vải quần áo, mồ hôi và bụi bẩn có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến mụn ở cánh tay hoặc vai.
Mụn ở hai bên bắp tay là gì và các loại thường gặp
Mụn trứng cá là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên thường ảnh hưởng đến mặt, lưng, vai, cánh tay trên (bắp tay).
Có nhiều loại mụn khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến bắp tay, cụ thể bao gồm:
Mụn đầu trắng là các nốt mụn nhỏ bên ngoài da với các lỗ chân lông mở. Mụn đầu trắng là sự tích tự keratin được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể và dầu thừa. Thông thường mụn đầu trắng không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách phương pháp tại nhà.
Mụn đầu đen là các tổn thương da xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc. Mụn đầu đen không phải là sự tích tụ bụi bẩn, mụn hình thành do quá trình oxy hóa keratin (mụn đầu trắng) và melanin.
Mụn sẩn các vết nốt sưng nhỏ, màu đỏ, có đường kính dưới 1 centimet. Các nốt sẩn thường không có nhân mụn rõ ràng ở trung tâm, có thể gây đau đớn, sưng viêm, khó chịu.
Mụn mủ hay mụn bọc là những vết sưng lớn, màu đỏ, gây căng da, bên trong chứa đầy mủ hoặc các chất lỏng khác.
U nang hoặc hạch là những tổn thương mụn có kích thước lớn, màu đỏ, gây đau đớn nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nếu không được điều trị phù hợp.
Nguyên nhân bị mụn ở hai bắp tay
Nguyên nhân chính dẫn đến mụn là tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và nhiễm vi khuẩn gây mụn (Propionibacterium acnes). Ngoài ra, một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng bị mụn ở hai bắp tay có thể bao gồm:
1. Dư thừa bã nhờn
Sản xuất quá nhiều bã nhờn là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng mụn ở lưng và bị mụn ở hai bắp tay. Thông thường, ở tuổi dậy thì, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Ở người trưởng thành, thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể gây thay đổi nội tiết tố như testosterone, progesterone, phenothiazine cũng có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây mụn.
Bã nhờn dư thừa kết hợp với các tế bào da chết, bụi bẩn và các mảnh vụn khác có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này dẫn đến các tổn thương da như mụn trứng cá, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Trong một số trường hợp, mụn ở hai bắp tay có thể bị viêm, sưng và đau đớn dữ dội.
2. Các nguyên nhân khác
Da ở cánh tay trên (bắp tay) tương đối nhạy cảm, do đó có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể gây nổi mụn ở bắp tay. Cụ thể một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro thường gặp có thể bao gồm:
Thay đổi hoặc mất cân bằng nội tiết tố: Ở tuổi dậy thì, cơ thể thanh thiếu niên thường trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố. Sự gia tăng một số hormone có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều dầu thừa, góp phần gây ra mụn trứng cá trên cơ thể.
Vệ sinh kém: Thiếu vệ sinh da không phải là nguyên nhân gây mụn trứng cá. Tuy nhiên chăm sóc da không đúng cách có thể khiến da bị kích ứng và nổi nhiều mụn hơn. Khi tắm, các tế bào da chết và dầu thừa sẽ được loại bỏ. Do đó, một người không tắm thường xuyên có thể gây tích tụ da chết và dẫn đến tình trạng bị mụn ở hai bắp tay.
Sản phẩm chăm sóc da: Một số sản phẩm chăm sóc da có thể dẫn đến mụn nhọt trên cơ thể, đặc biệt là các sản phẩm có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc hóa chất gây kích ứng da có thể tăng nguy cơ bị mụn.
Quần áo không phù hợp: Mồ hôi có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông ở vai, cánh tay và dẫn đến tình trạng nổi mụn. Thường xuyên mặc quần áo chật, mồ hôi có thể bị tích tụ và dẫn đến mụn. Bên cạnh đó, giặt quần áo sau mỗi lần giặt có thể ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn và hạn chế mụn.
Bị mụn ở hai bắp tay là dấu hiệu bệnh gì?
Trong một số trường hợp, bị mụn ở hai bắp tay có thể là dấu hiệu của các tình trạng da khác trông giống như mụn. Cụ thể, các bệnh lý có thể dẫn đến mụn ở cánh tay có thể bao gồm:
1. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là tình trạng phổ biến có thể gây ra các vết sưng nhỏ, thô ráp trên bề mặt da. Các nốt mụn nhỏ này thường là các tế bào chết bị tắc nghẽn kết hợp với dầu thừa, tích tụ ở lỗ chân lông.
Dày sừng nang lông có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên cơ thể bao gồm cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Tình trạng này không lây nhiễm, không gây khó chịu hoặc ngứa.
Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng dày sừng nang lông. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi theo thời gian và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bạn có thể thường xuyên giữ ẩm cơ thể để tránh ngứa da, khô da và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nốt mụn.
2. Mề đay
Mề đay là tình trạng nổi nhiều nốt mụn màu đỏ, hồng, kích thước nhỏ trên bề mặt da. Trong hầu hết các trường hợp, nổi mề đay là do dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng trong môi trường.
Mề đay có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cánh tay trên. Các triệu chứng mề đay có thể bị nhầm lẫn thành mụn trứng cá hoặc các bệnh ngoài da khác.
Thông thường mề đay do căng thẳng hoặc các phản ứng dị ứng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
3. Bệnh u hạt
U hạt là sự phát triển da tròn, nhỏ, thường có màu đỏ như máu. Bên cạnh đó, u hạt cũng có xu hướng chảy máu do chứa một số lượng lớn các mạch máu. Các triệu chứng của u hạt có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá và một số bệnh lý da liễu khác.
Sự tăng trưởng da này thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. U hạt có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cánh tay trên, ngón tay, khuôn mặt, cổ, ngực và cả lưng. Đôi khi u hạt cũng có thể gây ảnh hưởng đến mí mắt, môi, bộ phận sinh dục và bên trong miệng.
Thông thường bệnh u hạt là lành tính và không gây ung thư. Tuy nhiên, u hạt mủ hoặc u hạt có kích thước lớn cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Bác sĩ có thể đề nghị tiểu phẫu hoặc đốt u hạt. Ngoài ra, u hạt có thể tái phát nhiều lần, do đó đối khi bạn cần được phẫu thuật xâm lấn để tránh các rủi ro trong tương lai.
4. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến hình thành mụn đỏ hoặc phát ban, mặc dù tình trạng này cũng có thể trông giống như vết loét hoặc mụn nước. Vi khuẩn tụ cầu có thể tồn tại ở nhiều bộ phận trên cơ thể như nách và mũi. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn này có thể lây nhiễm vào các vết cắt ở cánh tay và dẫn đến các dấu hiệu bị mụn ở hai bắp tay.
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng và rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm khuẩn tụ cầu như phát ban, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, sốt hoặc mệt mỏi bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều lỗ chân lông. Khi các nang lông bị tổn thương, vi khuẩn sẽ tấn công các các nang lông, dẫn đến nhiều trùng. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cánh tay. Khi ảnh hưởng đến cánh tay, tình trạng này có thể trông giống như bị nổi mụn ở bắp tay.
Các triệu chứng của viêm nang lông có thể trông giống như mụn trứng cá. Cụ thể, bao gồm:
Xuất hiện các cụm mụn nhỏ hoặc mụn đầu trắng ở các nang lông
Mụn nước có thể bị vỡ ra dẫn đến ngứa, rát da
Đau đớn
Hình thành một khu vực hoặc khối sưng lớn
Ma sát, quần áo chật, chà xát da hoặc các tác động khác lên khu vực bệnh có thể khiến các triệu chứng viêm nang lông trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm nang lông thường không nghiêm trọng, có thể tự cải thiện và không cân điều trị. Tuy nhiên tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị phổ biến.
Bị mụn ở hai bắp tay nên làm gì?
Bị mụn ở hai bắp tay thường không nghiêm trọng có thể xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể bao gồm:
1. Sử dụng sản phẩm trị mụn không kê đơn
Đối với tình trạng mụn nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Các sản phẩm này thường có chứa các thành phần như benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic và lưu huỳnh có thể hỗ trợ điều trị mụn, ngăn ngừa vết thâm và sẹo mụn.
Ngoài ra, thường xuyên giữ vệ sinh bắp tay và cơ thể thường xuyên để hỗ trợ điều trị mụn. Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có chứa các thành phần như axit salicylic có thể làm thông thoáng lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ở bắp tay.
2. Tắm và vệ sinh cơ thể thường xuyên
Tắm thường xuyên có thể loại bỏ dầu thừa, tế bào chết và bụi bẩn ở bắp tay hoặc cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ điều trị mụn ở lưng, ngực, bắp tay và các bộ phận khác trên cơ thể.
Sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm không chứa dầu và các hóa chất có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông để vệ sinh da. Tránh xà phòng kháng khuẩn, chất làm se và sản phẩm tẩy tế bào chết, các sản phẩm này có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh da cần chú ý nhẹ nhàng, không làm trầy xước da. Ngoài ra, không sử dụng các dụng cụ tắm như xơ mướp, sản phẩm này có thể làm hỏng lớp bảo vệ của da và khiến mụn nghiêm trọng hơn.
3. Tắm sau khi đổ mồ hôi
Nhiệt độ và độ ẩm có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn, do đó tắm ngay sau khi đổ mồ hôi hoặc sau khi luyện tập thể dục.
Nếu bạn không thể tắm ngay lập tức, hãy sử dụng khăn lau sạch dầu, mồ hôi ở bắp tay và cơ thể. Bên cạnh đó, thay quần áo sạch để hạn chế tình trạng bị mụn ở bắp tay.
4. Không nặn hoặc bóp mụn
Nặn mụn có thể khiến mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn và gây tổn thương bề mặt da. Da trên cơ thể thường có xu hướng lành chậm hơn da trên mặt, do đó việc nặn mụn ở bắp tay có thể dẫn đến vết thâm, sẹo mụn ở bắp tay.
5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Tia cực tím (UV) của mặt trời có thể kích ứng mụn, gây sẹo trên lưng, bắp tay và cơ thể bạn. Do đó, luôn luôn thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời có thể bảo vệ làn da khỏi mụn và các tác hại khác bao gồm ung thư da.
6. Thường xuyên vệ sinh khăn trải giường
Thường xuyên giặt khăn trải giường, chăn một hoặc hai lần mỗi tuần để hạn chế tình trạng bị mụn ở hai bắp tay và lưng. Thói quen này loại bỏ vi khuẩn, tế bào da chết khỏi giường và hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mụn.
7. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn
Nếu các biện pháp tự chăm sóc không cải thiện mụn trứng cá ở bắp tay, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Phòng ngừa tình trạng mụn ở hai bắp tay
Mụn ở vai thường có thể điều trị và phòng ngừa với một số lưu ý như sau:
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, hạn chế ma sát da, đặc biệt là trường hợp bị mụn ở hai bắp tay, mụn ở lưng và ngực.
Uống nhiều nước để giữ ẩm cho làn da, hạn chế khô và kích ứng.
Cố gắng không chạm vào bắp tay hoặc khu vực nổi mụn. Dầu và vi khuẩn từ tay có thể gây nhiễm trùng và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh ánh nắng mặt trời, vì ánh nắng mặt trời kích thích da sản xuất dầu và có thể gây ra nhiều mụn trứng cá.
Sử dụng kem dưỡng da hoặc kem điều trị mụn không cần kê đơn có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để ngăn ngừa mụn tái phát. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây khô da, do đó bạn cần có biện pháp dưỡng ẩm phù hợp.
Không tắm hoặc rửa bắp tay quá thường xuyên. Rửa quá nhiều có thể gây kích ứng, khiến mụn xuất sưng, đỏ và viêm hơn.
Không nặn mụn, bởi vì điều này có thể tăng kích ứng da và gây mụn.
Mụn ở bắp tay thường có thể điều trị và không để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu cần điều trị y tế. Do đó, nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Mụn Cóc Ở Ngón Chân, Ngón Tay Làm Sao Trị?
Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay là một trong những tình trạng nhiễm trùng da do vi rút HPV (Human papillomavirus) xâm nhập vào cơ thể gây nên. Theo thống kê, có khoảng 10% thanh thiếu niên mắc phải căn bệnh này. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi chúng lớn rễ ăn sâu vào da thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau.
Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay là gì?
Mụn cóc là một dạng bệnh ngoài da do vi rút HPV gây nên. Bệnh thường xuất hiện với hình dạng là một khối u nhỏ có màu trắng và sần sùi. Thông thường, mụn cóc thường mọc chủ yếu ở ngón chân và ngón tay nên chúng được gọi là mụn cóc ở ngón tay và ngón chân. Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ độ đối tượng nào. Tuy nhiên, mụn cóc ở ngón chân, ngón tay thường gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Mụn cóc hình thành chủ yếu là do một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục HPV (thường là HPV type 6 và 11) gây nên. Cơ chế gây bệnh chủ yếu là chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua các vết nứt trên da. Chính vì vậy, việc người bệnh sử dụng phòng tắm hoặc hồ bơi công cộng cũng chính là nguyên nhân hình thành mụn cóc.
Bên cạnh đó, loại vi rút này thường xuất hiện ở môi trường ấm áp và ẩm ướt như phòng thay đồ. Do đó, bệnh nhân chỉ cần đi bộ quanh phòng thay đồ bằng chân trần sau khi tập luyện ở phòng tập võ hay yoga,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, trong quá trình mang giày bít kín sẽ gây đổ mồ hôi ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi rút gây mụn cóc phát triển. Từ đó hình thành mụn cóc ở ngón chân, bàn chân.
Mặt khác, mụn cóc hình thành còn do các yếu tố như:
Quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc không có biện pháp bảo vệ an toàn
Lây nhiễm vi rút HPV từ mẹ sang con
Suy giảm hệ miễn dịch
Vệ sinh tay chân, vùng âm đạo kém
Đối tượng dễ mắc mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Mụn cóc ở ngón chân thường gặp ở những đối tượng như:
Người thường xuyên bơi lội
Người thường dùng phòng tắm công cộng với thói quen đi chân trần
Mụn cóc ở ngón tay thường hay xảy ra ở những đối tượng sau:
Người có thói quen cắn móng tay
Chị em thường xuyên cắt tỉa móng tay hoặc làm nail gây trầy xước da tay, đặc biệt dùng chung dụng cụ làm móng ở tiệm thường làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Trẻ em hiếu động làm trầy xước da và thường xuyên nghịch đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây mụn cóc xâm nhập
Người có hệ miễn dịch yếu
Triệu chứng mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, khoảng sau 2 – 3 tháng ủ bệnh, vi rút gây mụn cóc phát triển và biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như:
Mụn cóc ở ngón tay, bàn tay: Mụn cóc hình thành với những nốt sẩn màu vàng đục hoặc có màu da đỏ. Ban đầu mụn có kích thước nhỏ nhưng sau một thời gian, những nốt mụn lớn dần (khoảng từ 2 mm đến 2 cm).
Mụn cóc ở ngón chân, bàn chân: Trên da ở ngón chân, lòng bàn chân và mu bàn chân xuất hiện những nốt sẩn có màu vàng đục hoặc đỏ. Trên bề mặt của những nốt mụn này có chấm đen nhỏ xíu. Cũng giống như mụn cóc ở ngón tay, mụn cóc ở ngón chân cũng tăng dần kích thước sau một thời gian
Nhìn chung, tổn thương của mụn cóc ở ngón tay hay ở ngón chân đều có bề mặt dẹt hoặc hình bán cầu với trung tâm mụn có thể lõm xuống. Bên cạnh đó, bề mặt mụn còn có các vết nứt gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Chưa kể đến, khi chúng tăng dần kích thước, rễ mụn ăn sâu vào da gây đau nhức và khó chịu.
Tùy thuộc vào mức độ và kích thước mà mụn cóc sẽ gây nên những tổn thương khác nhau trên bề mặt da. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm để giảm thiểu tình trạng đau do bệnh gây ra.
Điều trị mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Theo các chuyên gia, mụn cóc ở ngón chân, ngón tay có thể tự biến mất sau đó mà không cần bất kỳ tác động nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, chúng có thể phát triển to dần lên và gây khó khăn trong việc cầm nắm và đi lại của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần loại bỏ mụn cóc trước khi kích thước mụn lớn lên.
Để giải quyết những nốt mụn xấu xí mọc trên da, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ xử lý bằng hóa học. Bệnh nhân có thể điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi ngoài da Salicylic, Imiquimod, Axit tricloracetic 33% và Fluorouracil. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc và vệ sinh tốt tại nhà.
Trong trường hợp mụn cóc kháng với thuốc điều trị, nhân viên y tế có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ hoặc thực hiện một vài thủ thuật khác để loại bỏ mụn. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng nito lỏng đóng băng và hòa tan mụn cóc. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp loại bỏ phần trên của mụn cóc bởi can thiệp sâu có thể gây tổn hại các mô khác và để lại sẹo. Việc điều trị sẽ được thực hiện thường xuyên cho đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn.
Mẹo hay chữa mụn cóc ở ngón chân, ngón tay từ dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể tham khảo các cách chữa mụn cóc từ dân gian sau đây:
Dùng tỏi: Theo một số nghiên cứu về thành phần dược tính của tỏi cho biết, tỏi có chứa hoạt chất kháng sinh allicin. Chính vì vậy, chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống vi rút và cải thiện tình trạng viêm. Do đó, để làm giảm những nốt mụn cóc sần sùi trên da tay, bàn chân, bệnh nhân chỉ cần đập dập một ít tỏi, vắt lấy nước và thoa đều lên nốt mụn cóc. Sau khoảng 2 – 3 giờ, rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi tuần, nốt mụn cóc sẽ giảm dần kích thước
Giấm táo: Tính acid mạnh của giấm táo có tác dụng làm mềm và mài mòn các lớp da bị sừng hóa trên bề mặt của mụn cóc. Đồng thời, chúng giúp đẩy nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng. Người bệnh chỉ cần kiên trì thoa giấm táo 3 – 4 lần trong ngày, sau khoảng thời gian nốt mụn cóc sẽ dần dần mờ hẳn
Lá tía tô: Ngoài công dụng làm đẹp, lá tía tô cũng được xem là một trong những vị thuốc dân gian giúp cải thiện bề mặt sần sùi của mụn cóc. Bệnh nhân chỉ cần giã nát lá tía tô và đắp lên nốt mụn cóc rồi dùng vải cố định lại. Tốt nhất nên đắp vào buổi tối, đồng thời nên kiên trì áp dụng đều đặn để có kết quả như mong đợi
Phòng ngừa mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Để ngăn ngừa mụn cóc hình thành, bệnh nhân nên tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Thường xuyên vệ sinh chân, tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn
Sử dụng các miếng hút ẩm đặt trong giày. Thường xuyên thay tất chân để giữ chân khô ráo. Đặc biệt, không nên dùng chung giày với người khác
Đi dép trong phòng tắm công cộng hoặc phòng tập thể dục
Ngoài những điều cần lưu ý trên, người bệnh cũng nên chú ý, mụn cóc là bệnh lý xảy ra do nhiễm vi rút qua da. Vì thế, chúng có thể lây lan từ người này sang người khác, đồng thời khả năng tái phát ở những nơi khác của bàn tay, bàn chân cũng khá cao. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không được dùng kim hoặc gai đâm hoặc lễ mụn cóc. Bởi đây chính là sai lầm nghiêm trọng của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bội nhiễm tại vết thương, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Mụn cóc ở ngón chân và ngón tay tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh có tính lây nhiễm cao. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trị Liệu Mụn, Bít Tắc Lỗ Chân Lông Ở Bắp Tay trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!