Đề Xuất 6/2023 # Từng Bước Đi Qua Nỗi Đau Mất Mát Người Thân # Top 10 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Từng Bước Đi Qua Nỗi Đau Mất Mát Người Thân # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Từng Bước Đi Qua Nỗi Đau Mất Mát Người Thân mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn cảm thấy cảm xúc dường như chết đi khi một người thân trong gia đình, bạn bè hay ngay cả chú cún cưng của mình. Hiểu về cảm xúc này có thể khiến bạn từng bước một vượt qua được nỗi đau đó.

Đau khổ rất khó khăn, nhưng cảm xúc của bạn sẽ trở nên tốt hơn!

Những cảm xúc bạn cảm nhận được sau khi ai đó qua đời, dù có khó khăn, nhưng sẽ thay đổi. Có thể nó vẫn còn ở đó, nhưng một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Điều quan trọng là phải nhận ra cảm xúc của chính mình, thay vì đóng chai nó lại.

Bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm xúc trong cùng 1 thời gian:

Nỗi buồn: phổ biến nhất và gần như xảy ra ngay lập tức cơ thể bạn ý thức được ai đó thân thiết với bạn vừa qua đời. Bạn có thể cảm thấy trống rỗng, khóc lóc và không thể tập trung vào bất cứ thứ gì khác. Bạn có thể cảm thấy đau buồn cả về tình cảm và thể chất. Bạn chỉ muốn ở một mình, nhưng nói chuyện với người khác về nỗi buồn đó sẽ khiến bạn thấy tốt hơn đấy!

Phẫn nộ: Cái chết của người thân yêu của bạn có thể là kết quả của hành động của người khác. Trong trường hợp này, thật dễ hiểu khi tức giận, ngay cả khi đó chỉ là một tai nạn. Tuy vậy, ngay cả khi cái chết đến một cách tự nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy tức giận với cuộc sống vì đã thiếu công bằng với người thân của họ.

Hối hận:  Nếu bạn cảm thấy hối hận, có thể là do bạn đang đổ lỗi cho cái chết của ai đó trên chính mình. Điều này có thể là do bạn cảm thấy có trách nhiệm chăm sóc cho họ. Bạn cũng có thể cảm thấy hối hận vì không dành đủ thời gian cho người đã mất hay chưa nói tình cảm của bạn với họ như thế nào. Điều tốt nhất cần làm là tập trung vào những kỷ niệm bạn có, chứ không phải những kỷ niệm bạn không có.

Chấp nhận: Là cảm xúc sau cùng bạn có sau khi đã trải qua hàng loạt cảm xúc bên trên trong 1 khoảng thời gian dài. Bạn ít nhớ về quá khứ và kỷ niệm hơn mà bắt đầu tập trung vào cuộc sống hiện tại của mình. Điều này không có nghĩa là bạn đã quên người đó, nó chỉ có nghĩa là bạn đã bắt đầu đi đến việc chấp nhận rằng họ đã mất và không còn cảm thấy buồn như trước nữa.

Những cảm xúc trên đều xuất hiện khi bạn gặp chuyện đó buồn trong đời, chứ không nhất thiết chỉ là ai đó thân thiết với bạn qua đời. Có thể là chia tay người yêu, hoặc chia tay một người bạn thân thiết đi xa, hoặc người bạn thầm thương suốt bao nhiêu năm trời lên xe hoa với người khác mà bạn chưa kịp nói lời yêu. Dù bạn ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy nhớ rằng đó đều là những cảm xúc bình thường của một con người. Điều bạn cần làm là đừng để cho những cảm xúc đó lấn áp chính bản thân và con người bạn sẽ dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng như vậy không phải là bạn giấu kín những cảm xúc đó lại. Tự cho phép bản thân đau buồn và cố gắng giải phóng mọi cảm xúc đau buồn đó bằng cách nói chuyện với một người thân thiết đủ tin tưởng là cách tốt nhất.

Những thứ bạn nên làm để vượt qua nỗi đau mất mát người thân

Như đã trình bày ở trên, bạn sẽ thấy cảm xúc của mình thay đổi theo từng giai đoạn. Do đó chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp cho từng giai đoạn này

1, Thời gian đầu của sự đau buồn

Cho phép mình 15 đến 20 phút mỗi ngày để đau buồn. Đảm bảo bạn đang ở trong không gian nơi bạn có thể ở một mình. Tắt điện thoại của bạn. Đây là cơ hội để cho phép bản thân đối phó với bất kỳ cảm giác nào bạn đã tích trữ trong suốt những ngày khó khăn vừa rồi. Bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình thích: nằm xuống, khóc, nghĩ liên tục, hay chỉ nhìn vào một điểm vô định trong không gian.

2, Viết một cuốn nhật ký cảm xúc

Viết ra cảm xúc của bạn, cũng như những kỷ niệm của bạn về người đã qua đời. Đây là một cách tuyệt vời để theo dõi nỗi đau của bạn thay đổi như thế nào trong nhiều tuần và tháng trôi qua, và có thể giúp bạn trấn an và an ủi chính bản thân, tự động viên rằng bạn đang tiến bộ từng ngày.

3, Hãy khóc (nếu bạn có thể)

Nước mắt không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Nó là biểu hiện của sức mạnh, cho thấy bạn đã và đang sẵn sàng đối diện với sự mất mát. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn khóc, đừng giữ mình lại mà hãy khóc thật to nếu có thể. Còn nếu bạn không khóc được thì cũng đừng lo lắng. Rất nhiều người cảm thấy khó khóc và thể hiện sự đau buồn của họ theo những cách khác.

4, Nói chuyện với người bạn tin tưởng

Đau buồn có thể cảm thấy rất cô đơn, và đó là một quá trình lâu dài, vì vậy hãy tìm một người bạn có thể nói chuyện, chẳng hạn như một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình. Rất nhiều người thấy tốt hơn rất nhiều sau khi nói chuyện với những người thân về vấn đề họ đang mắc phải.

5, Cần thời gian để mọi thứ trở lại như cũ

Có thể mất rất nhiều thời gian để mọi thứ trở lại như cũ, bạn cảm thấy cuộc sống của mình đảo lộn. Nhưng đừng lo lắng, thời gian là thứ có thể chữa lành mọi thứ, kể cả sự đau buồn của bạn. Hãy mạnh mẽ vượt qua, vì cuộc sống này còn thật nhiều thứ để trông chờ phải không nào?

Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân?

1. Tổng quan

Khi người thân hay người mà ta thương yêu mất đi, hầu như ai cũng trải qua một giai đoạn trầm buồn. Những cảm xúc thường gặp nhất là buồn bã, mất mát hay tiếc nuối. Nhưng rồi dần dần, khi thời gian qua đi, mọi người sẽ có thể học cách chấp nhận và tiếp tục sống.

Tuy nhiên, khi những cảm giác mất mát này không biến mất dù thời gian dài đã trôi qua, rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý. Rối loạn này được gọi là rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng, hay nỗi đau phức tạp (complicated grief). Khi đó, người bệnh cảm nhận nỗi đau một cách kéo dài và không thể hồi phục được. Họ không thể trở lại với cuộc sống thường nhật, hay gặp khó khăn trong sinh hoạt, đời sống.

Mỗi người có cách vượt qua nỗi đau khác nhau. Thông thường, các giai đoạn mà một người trải qua khi có mất mát có thể là:

Chấp nhận mất mát.

Cho phép bản thân trải qua cảm giác đau buồn vì mất mát.

Thích nghi với cuộc sống mới khi người thân đã không còn bên cạnh.

Có những mối quan hệ mới.

Bạn nên lưu ý rằng những giai đoạn này có thể không xảy ra theo thứ tự. Chúng có thể rất thay đổi tùy theo trường hợp của từng người.

Nếu như bạn không thể vượt qua những giai đoạn trên sau một năm, rất có thể bạn đang có nỗi đau phức tạp. Khi đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp.

2. Biểu hiện của rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng

Một vài tháng đầu sau khi mất người thân, các biểu hiện của sự đau buồn bình thường hoàn toàn giống với nỗi đau phức tạp. Tuy nhiên, sau một thời gian, mọi người sẽ cảm thấy khá hơn và sự đau buồn dần biến mất. Trong khi đó, những người có nỗi đau phức tạp sẽ tiếp tục cảm giác buồn bã, đau khổ. Thậm chí, có người còn cảm thấy tệ hơn khi thời gian trôi đi.

Các biểu hiện có thể nhận thấy ở người có nỗi đau phức tạp là:

Cảm giác buồn bã rất nhiều, đau đớn vì cái chết của người thân yêu.

Không còn quan tâm vào thứ gì khác ngoài sự mất mát.

Tỏ ra cực kỳ quan tâm đến những thứ mà người thân đã mất để lại hoặc hành động tránh né chúng để tránh gợi nhớ.

Ngày càng trở nên tiều tụy, hao mòn vì sự mất mát.

Gặp vấn đề trong việc chấp nhận sự thật về cái chết.

Cảm giác tê cứng hay lãnh đạm.

Cảm giác cay đắng về cái chết.

Thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa và không đáng sống.

Mất niềm tin vào người khác.

Mất khả năng tận hưởng những niềm vui hay cảm xúc tích cực.

Những đặc điểm gợi ý ở người có rối loạn mất người thân dai dẳng phức tạp

Họ gặp khó khăn để trở về cuộc sống hàng ngày.

Tự tách biệt mình với người khác, thu rút khỏi các hoạt động xã hội.

Cảm thấy trầm cảm, đau buồn sau sắc, tội lỗi hay tự trách bản thân.

Tin rằng mình đã làm điều gì đó sai lầm và nghĩ mình có thể ngăn cho cái chết ấy không xảy ra.

Cảm giác cuộc sống không còn đáng sống khi không có người đã khuất bên cạnh.

Ước gì mình cũng chết cùng với người thân.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn cảm nhận thấy nỗi buồn là quá lớn hay gặp khó khăn để chấp nhận và trở lại cuộc sống hàng ngày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc được gặp, trò chuyện với bác sĩ và các chuyên gia giúp bạn có cái nhìn khác và tìm ra phương hướng giải quyết.

Nếu bạn có ý định tự tử, hãy cố gắng nói chuyện với một người nào đó mà bạn tin tưởng. Hoặc hãy gọi/đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được hỗ trợ.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn này?

Các yếu tố nguy cơ của nỗi đau phức tạp

Rối loạn này thường gặp ở nữ giới và người lớn tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn như:

Người mất đi là trẻ nhỏ.

Mối quan hệ với người đã khuất là rất gắn kết hay phụ thuộc.

Những người xa lánh xã hội hoặc không có các mối liên kết xã hội như bạn bè…

Đã từng mắc trầm cảm, rối loạn lo lắng vì xa cách hay rối loạn stress sau sang chấn.

Có các sự kiện sang chấn lúc nhỏ, như bị lạm dụng hoặc bỏ rơi.

Gặp một khó khăn khác trong cuộc sống, như khó khăn về tài chính.

4. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng gì?

Nỗi đau phức tạp có thể ảnh hưởng đến bạn về cả thể chất, tinh thần lẫn khả năng xã hội. Nếu không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra là:

Trầm cảm.

Ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Lo âu, bao gồm cả rối loạn stress sau sang chấn.

Mất ngủ, khó khăn trong việc thư giãn.

Làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý cơ thể khác, như bệnh tim mạch, ung thư hay tăng huyết áp.

Gặp khó khăn lâu dài trong các hoạt động sống, các mối quan hệ cũng như công việc.

Nghiện rượu, ma túy hay các chất gây nghiện khác.

5. Làm sao để phòng ngừa rối loạn này?

Hiện tại chưa tìm được phương pháp hiệu quả để phòng chống rối loạn này. Các chuyên gia gợi ý rằng những người có yếu tố nguy cơ nên được tư vấn và hỗ trợ từ sớm khi biến cố xảy ra. Nếu cái chết có thể dự đoán trước (như khi bệnh tật) thì việc chuẩn bị sẵn tinh thần cho người thân cũng rất có ích.

Để nhanh chóng hồi phục lại và giảm bớt đau buồn, bạn có thể:

Trò chuyện. Hãy trò chuyện với mọi người xung quanh về nỗi buồn của mình. Nếu bạn muốn khóc, cứ khóc và để cảm xúc được tuôn ra. Điều này sẽ giúp bạn không bị mắc kẹt lại trong sự đau khổ mà tạo cơ hội để vượt qua nó. Bạn chỉ có thể hồi phục lại một khi chấp nhận đối mặt với sự mất mát.

Tìm kiếm sự hỗ trợ. Sự giúp đỡ, an ủi của người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh bạn có thể giúp ích rất nhiều.

Nhận sự tư vấn về nỗi đau từ các chuyên gia. Các chuyên gia về tâm lý, tâm thần có thể giúp bạn nhận ra và đối mặt với cảm xúc của mình. Họ cũng giúp bạn học tập cách để đối mặt với vấn đề một cách lành mạnh. Do đó, được tư vấn từ các chuyên gia có thể giúp phòng tránh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

6. Phương pháp chẩn đoán

Nỗi đau là vấn đề hết sức riêng tư của mỗi người, do đó việc đánh giá sự đau buồn đó là bình thường hay phức tạp có thể rất khó khăn. Hiện tại, mốc thời gian để đánh giá là đủ lâu để một người có thể nguôi ngoai nỗi đau chưa thật sự được thống nhất.

Nỗi đau phức tạp có thể được nghĩ đến khi sự đau buồn không giảm bớt đi sau vài tháng. Đa số các chuyên gia về tâm thần chọn mốc thời gian là 12 tháng để đánh giá. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc ở từng trường hợp cụ thể.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa nỗi đau phức tạp và rối loạn trầm cảm chủ yếu. Tuy nhiên, có những điểm cơ bản để bác sĩ có thể phân biệt hai rối loạn này. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi các rối loạn này có thể đi cùng với nhau. Do đó, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị có hiệu quả.

7. Điều trị rối loạn này như thế nào?

Để chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu cho bạn, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý, tâm thần phải trao đổi và phối hợp với nhau. Bạn nên trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ của mình để thấu hiểu liệu trình điều trị.

7.1. Tâm lý liệu pháp

Tâm lý liệu pháp thường được sử dụng để điều trị nỗi đau phức tạp. Liệu pháp này khá tương đồng với tâm lý liệu pháp được sử dụng cho bệnh nhân với rối loạn stress sau sang chấn.

Trong trị liệu với tâm lý liệu pháp, bạn có thể:

Được học về nỗi đau phức tạp và cách điều trị nó ra sao.

Tạo ra những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người đã khuất để làm nguôi đi sự ám ảnh về mất mát, cũng như làm giảm bớt sự đau khổ.

Khám phá quá trình của tư duy và cảm xúc.

Cải thiện các kỹ năng để đối mặt với vấn đề.

Giảm bớt cảm giác tội lỗi.

Những liệu pháp tâm lý khác có thể được sử dụng kết hợp nếu bệnh nhân có các rối loạn khác như trầm cảm hay rối loạn stress sau sang chấn.

7.2. Điều trị dùng thuốc

Một vài lời khuyên dành cho bệnh nhân

Hãy kiên nhẫn tái khám và theo dõi bệnh với lịch hẹn của bác sĩ. Việc điều trị rối loạn này cần một thời gian rất dài, do đó việc kiên nhẫn là mấu chốt quyết định thành công trong điều trị.

Hãy tập luyện các kỹ năng để giảm stress hay tập thư giãn.

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, gia đình. Hãy tận hưởng những niềm vui mà các hoạt động này mang lại.

Học một kỹ năng, hay có một sở thích mới.

Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Nỗi đau mất người thân là một trong những biến cố về mặt cảm xúc mà rất nhiều người phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua điều này. Nếu bạn thấy mình hay ai đó xung quanh bạn có những biểu hiện như bài viết ở trên, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Việc được chẩn đoán và hỗ trợ từ sớm sẽ có tác động rất tích cực và phòng ngừa những biến cố nguy hiểm, không mong muốn. Hãy luôn lắng nghe bản thân và đối mặt với cảm xúc của mình. Bạn chỉ vượt qua khi bạn dám đối mặt với nó. Và hãy nhớ, bạn không hề đơn độc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Khi Mất Đi Một Người Bạn Thân…

– Mất đi một người bạn thân như mất đi một nửa tâm trí, như mất đi một phần sự sống trong tim, mất đi một người thân, mất đi một chỗ dựa tinh thần vững chắc… Không yêu thương, không nụ cười, không còn ôm, không còn nhớ, không còn sự thân quen. Đau lòng!

Có những tình bạn đẹp vô cùng, nhưng rồi cũng tan vỡ, để rồi mỗi khi nhớ về nó là người ta lại thấy quặn lòng. Những tưởng đã chôn vùi được cái quá khứ ngọt ngào đến đớn đâu đó thì tâm trí lại luôn có những giây phút bất giác thổn thức. Có những người trốn chạy, họ sợ hãi, không dám đối mặt với thực tế. Mất đi một người bạn thân như mất đi một nửa tâm trí, như mất đi một phần sự sống trong tim, mất đi một người thân, mất đi một chỗ dựa tinh thần vững chắc… Không yêu thương, không nụ cười, không còn ôm, không còn nhớ, không còn sự thân quen. Đau lòng!

Tất cả như chỉ có lớp sương mù dày đặc, mập mờ làm cho con người ta mất phương hướng và dần xa nhau. Để một lúc nào đó thứ tình cảm, kí ức kia lại ùa về. Khi ấy người ta mới bất giác nhận ra mình đã mất đi một điều vô cùng quý giá. Rồi người ta tự trách lòng. Người ta tự trách cái tôi quá lớn. Người ta buồn thương và nhớ ai kia.

” Hồi ức là một bữa tiệc có nhiều món, món chính ngọt ngào còn đồ điểm tâm lại đắng ngắt.”

Cứ thế, người ta theo lối cũ tìm về với quá khứ. Người ta tìm gặp ai kia rồi trải lòng như chưa hề có sự xa cách. Nhưng…thời gian đã làm cho khoảng cách giữa họ như hai đường thẳng song song dần dần xa nhau và không có giao điểm.

Có những người đi chung trên một con đường, trải qua những ngã rẽ khác nhau. Người tìm thấy sự trùng phùng, người thì trước mắt chỉ còn là khoảng cách. Họ đều là những người trải qua sự hộ ngộ, sự phân ly. Dù cho thế nào đi nữa, khi ta quay đầu lại luôn có những người không bao giờ rời bỏ ta.

Tình bạn như viên kẹo ngọt năm màu, cho ta cảm nhận từng hương vị. Từ ngọt ngào đến đau thương.

Mộ Hạ

Vượt Qua Nỗi Đau Thất Tình

Một trong những khó khăn lớn nhất chính là vượt qua những đau khổ, tổn thương khi một mối tình đã kết thúc. Nhất là khi bạn là người bị bỏ lại. Người ra đi lúc nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua hơn so với với người ở lại. Đã nhiều người tự hỏi vì sao tổn thương ấy lại lớn đến như vậy và vì sao thật quá khó để có thể vượt qua được? Thật sự là lý do thì không bao giờ là ít.

Có những câu hỏi khó bạn nên tự hỏi lại mình. Nếu cô ấy đã từng yêu bạn rất nhiều, vậy thì phải chăng bạn đã làm cho tình cảm của cô ấy dần mất đi? Vì sao mình lại bị bỏ rơi? Phải chăng mình đã không biết phải làm gì là đúng? Hay phải chăng mình đã biết phải làm gì nhưng không làm? Phụ nữ luôn nói cho đàn ông biết mỗi khi cô ấy cảm thấy không hạnh phúc. Tuy vậy, đa số các trai lại không biết lắng nghe.

Hay có thể trai gặp được một cô gái tuyệt vời và không thể yêu cô ấy hơn được. Cô ấy có vẻ cũng thích anh ta và vài tuần sau họ đã trở thành một cặp. Rồi đến một lúc nào đó cô ấy ngừng không gọi, không nhắn tin nữa và lúc nào cũng có vẻ bận rộn mỗi khi anh ta hẹn gặp cô ấy. Có thể cô ấy cũng không buồn trả lời điện thoại nữa. Cuối cùng nó cũng đến. Một thằng bạn của anh ta kể lại rằng đã thấy cô ấy đi chơi hẹn hò với một người con trai khác. Cũng hơi đau nhỉ.

Mình còn nhớ cảm giác bị bỏ lại… có thể không còn gì đau hơn được nữa. Cuộc sống cứ như chẳng còn một cái ý nghĩa gì hết. Mình đã làm gì để phải bị như thế này? Tại sao lại là mình? Nhưng cuối cùng thì, bao nhiêu tổn thương ấy giờ đã chỉ còn là quá khứ.

Vì sao tổn thương lại nhiều đến như vậy? Một lý do lớn là vì chúng ta không chấp nhận được thực tế và lẽ tự nhiên. Rồi là những ân hận, những lỗi lầm cứ như lặp đi lặp lại trước mắt. Nếu như mình đã không làm cái này, nếu như mình đã làm cái kia,… Bước đầu tiên để vượt qua nỗi đau chính là phải biết chấp nhận vậy.

Tất cả những gì đã xảy ra là điều làm cho cả hai không ở bên nhau được nữa, và việc đã xảy ra thì không có gì là vô lý cả.

Bạn phải để cho thời gian làm tan dần, tan dần những nỗi đau ấy. Nhiều người cố né tránh cảm xúc của chính mình bằng cách này hay cách khác. Rượu bia, thuốc, nằm cả ngày xem phim, hay làm thật nhiều việc để quên đi những cảm xúc ấy. Nhưng muốn vượt qua được thì trước hết bạn phải thật sự đối mặt với những tổn thương ấy. Dành thời gian để đau buồn, để khóc, để la, để hét,… để có thể phục hồi và vượt qua. Lúc đầu có thể là hàng giờ, nhưng dần dần mọi thứ sẽ nhẹ lại cho đến khi tất cả đã trở thành quá khứ.

Tình cảm không phải là một cuộc mua bán

Điều quan trọng nhất là khi bạn nhận ra tình cảm không phải là một cuộc mua bán, nên những gì mình cho đi không phải để kỳ vọng nhận lại được tất cả những gì mình muốn, không phải mình đã làm nhiều điều tốt đẹp cho người ấy, thì họ phải cảm kích, phải báo đáp, phải không được phép rời xa mình. Đẹp nhất của tình yêu không chỉ là cảm xúc mãnh liệt, mà còn là sự tự do, vô tư cho đi những điều tốt đẹp nhất vì đơn giản điều ấy khiến mình hạnh phúc.

Sai lầm là thứ chúng ta luôn phạm phải, nhưng nếu bạn nhận ra được chúng, cố gắng để hiểu hơn về tình cảm, về phụ nữ, về đàn ông, về chính bản thân mình thì những mối tình sau này, bạn sẽ bớt đi lỗi lầm, gắn bó với nhau hơn. Và cho dù có phải chia tay thì đó là bởi vì mục tiêu trong cuộc sống của cả hai không thể hòa hợp được, buộc hai người phải đi hai con đường khác nhau để theo đuổi mục tiêu sống của riêng mình. Nhưng tình cảm vẫn luôn còn đấy và việc trở thành những người bạn thật sự của nhau, nếu muốn, không phải là việc khó khăn, bởi bạn tin rằng mình sẽ tìm được hạnh phúc khác cho mình cũng như người ấy sẽ tìm được hạnh phúc khác cho riêng họ.

Share và like các bài trên trang facebook của mình để bạn bè của bạn có thể có được những hiểu biết về tình cảm và vượt qua các khó khăn thử thách để tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống của mình.

Chia vui,

Lai Trọng Tài

Bạn đang đọc nội dung bài viết Từng Bước Đi Qua Nỗi Đau Mất Mát Người Thân trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!