Cập nhật nội dung chi tiết về Ù Tai Khi Mang Thai Do Đâu? Nguy Hiểm Không Và Phải Làm Sao? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bị ù tai khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Trong quá trình ốm nghén, rất nhiều bà bầu bầu có hiện tượng bất thường ở tai. Cụ thể là cảm giác ù tai diễn ra liên tục trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, thậm chí nhiều người mắc phải trong suốt thời kỳ mang thai.
Do mắc bệnh về tai mũi họng: Nguyên nhân dẫn đến ù tai có thể do bà bầu mắc phải một số bệnh lý về tai như: viêm màng nhĩ, viêm tai giữa, mắt phải một số vấn đề về tai mũi họng…
Do tâm trạng không tốt: Khi mang thai, nhiều bà mẹ có tâm trạng bất ổn định. Tâm trạng không tốt dẫn đến nhiều hiện tượng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ… Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến ù tai.
Do thiếu dinh dưỡng: Thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin C… khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ. Tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến các cơ quan bị ảnh hưởng, trong đó có thính giác. So với người thông thường, nhu cầu dinh dưỡng sắt của bà bầu luôn cao hơn hẳn.
Do tiếng môi trường xung quanh: Một không gian ồn ã, đông đúc người cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai ở bà bầu.
Bị ù tai khi mang thai có nguy hiểm không?
Thính giác là một trong những cơ quan quan trọng nhưng cũng nhạy cảm nhất. Hiện tượng ù tai không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn khiến không ít mẹ bầu hoang mang lo lắng.
Trên thực tế nhiều chuyên gia đã khẳng định, hiện tượng ù tai khi mang thai không phải là bệnh lý và không nguy hiểm. Đây là một hiện tượng khá bình thường, trong quá trình mang thai người mẹ không thể tránh khỏi ít nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với người mẹ và thai nhi.
Ù tai khi mang thai có nên uống thuốc không?
Một số người khi bị ù tai đều tìm đến các loại thuốc khác nhau với mong muốn nhanh chóng giảm đi cảm giác khó chịu này. Các loại thuốc Bắc được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng chữa ù tai hiệu quả cho bà bầu.
Không nên tự ý dùng thuốc khi đang mang thai, bởi tác động của thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không ngờ tới thai nhi. Các chị em khi mắc chứng ù tai nên áp dụng các biện pháp cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Bà bầu bị ù tai phải làm sao?
Khi bị ù tai bà bầu nên làm gì? Trước hết muốn tìm được giải pháp đúng đắn, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ù tai. Có những cách cải thiện hiện tượng này ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ tốt cho cơ thể của người mẹ mà tốt cho cả thai nhi. Trong quá trình mang thai, bà bầu hấp thụ rất nhiều sắt. Chính vì thế cần tăng cường bổ sung đầy đủ các chất quan trọng đặc biệt là sắt, vitamin C… Gan lợn, đậu phụ, củ dền, bông cải xanh, hạt bí xanh, thịt bò, bột mì, ngũ cốc, bí đỏ… đều là những loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu.
Nghỉ ngơi đầy đủ, luôn giữ tâm trạng thoải mái
Tâm trạng giải quyết định rất nhiều tới trạng thái sức khỏe. Để tránh tình trạng ù tai hay các hiện tượng nguy hiểm khác, bà bầu cần bạn bảo được nghỉ ngơi đầy đủ. Cần chọn không gian yên tĩnh để có giấc ngủ tốt. Tránh làm việc nặng nhọc và không tiếp xúc với các môi trường ồn ào, bụi bẩn.
Tránh xa các chất kích thích
Tất cả các chất kích thích như rượu bia thuốc lá đều có thể làm giảm sức khỏe của bà bầu. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nếu bà bầu mắc các bệnh về tai mũi họng, việc sử dụng các chất kích thích có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Massage tai kết hợp với các bài tập
Ngoài ra để giảm đi tình trạng ừ tai, các chị em có thể áp dụng một số bài tập massage vùng tai vùng đầu. Các bài tập kích thích lên dây thần kinh sẽ giảm đi đáng kể hiện tượng đau đầu ù tai.
Tìm đến bác sĩ trong trường hợp cần thiết
Nếu tình trạng ù tai diễn ra liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm trạng và sức khỏe, bà bầu cần được đưa tới các phòng khám để nhận được lời tư vấn từ bác sĩ. Các giải pháp tại nhà mà chỉ có thể làm giảm bớt ù tai trong trường hợp bà bầu chịu các tác động từ bên ngoài. Các bệnh lý về tai mũi họng cần được khám xét kỹ càng để tránh những hậu quả về sau.
Bị ù tai khi mang thai không phải vấn đề xa lạ đối với bà bầu, tuy nhiên mỗi người vẫn cần phải cẩn trọng để tránh những ảnh hưởng xấu về sau. Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, đi khám định kỳ vài tháng một lần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23
Bị Ù Tai Khi Mang Thai
là một trong những hiện tượng mà các bà bầu thường gặp phải, bà bầu bị ù tai khó chịu và làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống của mẹ và thai nhi.
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ù tai
Hiện tượng bị ù tai khi mang thai không chỉ gặp riêng ở bà bầu mà có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, ở bà bầu bị ù tai thường do một số nguyên nhân sau:
Khi mang thai cơ thể bà bầu thường bị thiếu chất sắt, lúc này máu lên não sẽ bị thiếu, khi bị có thể gây nên tình trạng bị ù tai khi mang thai , ngoài ra lượng sắt dành cho bà bầu trong quá trình mang thai thường cao hơn người bình thường do vậy khi tai bị ù bà bầu nên bổ sung đủ chất sắt để bệnh nhanh khỏi hơn.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ù tai
Khi bà bầu bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng khiến mũi bị tắc ngạt khiến tỉ lệ bị ù tai khi mang thai tang cao
Bà bầu bị mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai….
Bị viêm nhiễm mạng ở vùng tai mũi họng mà không có biện pháp điều trị kịp thời gây ra những biến chứng đáng tiếc trong đó có hiện tượng ù tai khi mang thai
Khi mang bầu thường có tâm trạng không ổn định hay lo lắng, suy nghĩ, trầm cảm… dẫn tới mất ngủ, suy nhược cơ thể gây ra ù tai khi mang thai .
Do bị chấn thương vùng đầu, hay tai cũng là nguyên nhân khiến ù tai khi mang thai .
Do tâm trạng bất ổn, cảm giác mệt mỏi, lo lắng, thường xuyên mất ngủ trong quá trình mang thai cũng có thể khiến tai bị ù.
Do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian quá dài hay sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê quá nhiều.
2. Bị ù tai khi mang thai nên điều trị như thế nào?
Ngay khi phát hiện ra mình bị ù tai khi mang thai thì bà bầu nên đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh sau đó mới đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Bà bầu cũng cần tới các phòng khám tai mũi họng để thăm khám thường xuyên, để bác sĩ xác định xem bà bầu bị ù tai do thiếu máu hay thiếu sắt để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu bị ù tai nên điều trị như thế nào?
Có chế độ ăn uống , nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tích cực tập thể dục thể thao và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để giảm hiện tượng ù tai khi mang thai .
Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe được ổn định trong thời kỳ mang thai.
Bà bầu cũng nên tránh xa những chất kích thích vì những chất này không chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nặng mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Không nên làm việc trong môi trường quá ồn ào trong thời gian dài.
Bà bầu không nên tự mua thuốc về điều trị ù tai khi mang thai , bởi thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
Giảm lượng muối ăn vào khi bị ù tai khi mang thai
Cố gắng tìm những âm thanh khác để che chuông trong tai. Thông thường, bị ù tai khi mang thai xuất hiện rõ ràng hơn khi tất cả xung quanh chúng ta sự yên tĩnh hơn, đặc biệt là khi bạn muốn ngủ. Một âm thanh khác nhau “cạnh tranh” với nó như tiếng tích tắc của đồng hồ hoặc phát thanh … có thể rất hiệu quả. Một công cụ hỗ trợ nhỏ cho tai để phát ra các âm thanh khác có thể hữu ích cho bà bầu để quên ù tai này.
Tránh uống aspirin hay các thuốc có chứa aspirin.
Ngoài ra, khi mang thai bị ù bạn có thể sủ dụng một số bài massage nhẹ nhàng để có thể cải thiện tình trạng bị ù tai khi mang thai như sau:
Tập 7 bài đầu tiên khí công kích thích các dây thần kinh não.
Tập bài cúi ngửa 4 Nhịp điệu tập thể dục giúp máu đến não.
Vỗ tay 4 nhịp 50 lần, 3 lần mỗi ngày thông qua tâm phế. tăng oxy, các tế bào máu đỏ.
Chachacha tập thể dục cho đôi chân bà bầu đỡ bị sưng, chuột rút khi mang thai.
3.Giải đáp của bác sĩ khi bà bầu bị ù tai
Hỏi : Em mang thai được 13 tuần, và không biết tại sao từ lúc em mang thai tới hiện tại mỗi lần gội đầu bị ù tai khi mang thai , phải mất 2 ngày mới hết!bác sĩ cho biết như thế có ảnh hưởng gì ko ạ.cảm ơn BS!
Trả lời: Nếu bình thường không làm gì hết mà ù tai thì có vấn đề, chứ gội đầu mà ù tai sau đó khỏi thì không đáng ngại. Em có thể đi khám thêm chuyên khoa Tai Mũi Họng nếu quá lo lắng.
Hỏi: Chào Bác sĩ, Em năm nay 27t, mang thai lần đầu, hiện giờ thai được 14 tuần. Ba tháng đầu mang thai em nghén nhiều, ăn được rất ít; cân nặng trước khi mang thai em 57kg, sau 3 tháng xuống còn 53kg, hiện giờ em ăn đuợc nhiều hơn nhưng vẫn còn ói nhiều. Em có tiền sử bị trĩ nội đã phẫu thuật cách đây 8 năm, trước khi có thai thỉnh thoảng khi ăn đồ cay nóng nhiều thì bướu trĩ cũng sưng và đau nhưng khoảng 1,2 ngày là hết. Giờ thì em hay bị đầy hơi, khó tiêu, mỗi lần đi vệ sinh rất khó khăn (nhiều khi cả tuần mới đi được), bướu trĩ sưng đau và chảy máu. Hồi tuần 11 em có khám và đo độ mờ da gáy (kq: 1,4mm), nuớc ối trung bình, nhau bám truớc đáy thân, tụ dịch 5% duới túi thai, tim thai 169l/p, đơn thuốc chỉ cho Morecal và Tohemo. Giờ thỉnh thoảng em hay bị nhức đầu, choáng váng, bị ù tai khi mang thai ; trước đây khoảng 8 tuần em có đi khám thì HA lúc đó là 130mm/Hg, nhưng những lần sau khám thì HA luôn bình thường dao động 90-110mm/Hg. Không biết HA em có vấn đề gì không ạ? Em cũng hay có cảm giác căng tức khó chịu ở bụng dưới, cách đây vài hôm thì thấy thai gò cộm qua bên trái một lúc thì bình thường, em cũng không đau bụng và ra dịch gì hết. Không biết gò như vậy thì con có bị có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ hồi âm sớm giúp em! Em cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn cảm giác bụng gò nhưng không đau bụng, không ra huyết thì cũng không đáng ngại. Tuy nhiên, bạn nên khám bệnh viện chuyên sản khoa để được kiểm tra tình trạng thai.
Trước tuần thứ 20 mà bạn đã có huyết áp cao kèm choáng váng , bị ù tai khi mang thai bạn nên khám chuyên khoa nội xem có cao huyết áp mãn không để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra bạn nên khám ngoại tổng quát để điều trị trĩ nội nha.
Hỏi: Thưa bác sĩ, em có thai được 18 tuần, thời gian gần đây em hay bị ù khi mang thai tai vào buổi chiều. Vậy e có bệnh gì không? có ảnh hưởng tới con không?
Trả lời:
chào em!
có thể gặp triệu chứng ù tai ở những thai phụ bị thiếu máu. em nên khám chuyên khoa nội tìm nguyên nhân gây ù tai. chúc em khỏe.
Hỏi: Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi, e mang thai được 34 tuần nhưng dạo này lại bị ù tai khi mang thai , hoa mắt, chóng mặt, đi khám huyết áp đo được 130/90mmHg, bác sĩ bảo e bị rối loạn tiền đình cho e uống magie b6 và piracetam, nhưng uống được 1 tuần rồi ko thấy hết, bác sĩ cho e hỏi uống nhiều Piracetam có tốt cho thai ko ạ? bác sĩ cũng cho e hỏi luôn ạ, lúc thai e được 30 tuần đi khám có cho e uống canxi nhưng e uống vào khoảng được 5 ngày thì mệt mỏi, chán ăn, ko muốn ăn gì, vậy nên đi khám lại hỏi bác sĩ, bác sĩ bảo vậy thì khỏi uống, từ đó tới nay e ko uống nữa, vậy theo bác sĩ e ko uống canxi con e có sao ko ạ? E sợ ăn uống ko đũ chất cho con hấp thu, vì từ khi có thai tới bây giờ e lên được có 6,5kg thôi ạ. Bác sĩ giúp e với, em cảm ơn nhiều
Trả lời:
Chào em,
Bình Luận
Bình Luận
Vướng Ở Cổ Họng Lâu Ngày Do Đâu, Nguy Hiểm Không &Amp; Làm Sao Hết?
Vướng ở cổ họng lâu ngày tuy không gây đau nhưng có thể khiến khổ chủ khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân nào gây ra cảm giác này và làm thế nào để loại bỏ nó?
Từ khoảng 2.500 năm trước, Hippocrates – Ông Tổ của y học hiện đại đã ghi chép lại những trường hợp đầu tiên mô tả cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày. Trên thực tế, tình trạng này không hẳn hiếm gặp. Đây là cảm giác một phần cổ họng bị tắc nghẽn, vướng hoặc như có gì đó trong cổ họng, khiến việc nuốt trở nên bất thường.
Nguyên nhân vướng ở cổ họng lâu ngày?
Xác định và điều trị cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì có thể do một loạt các nguyên nhân khác nhau gây ra. Đáng chú ý, mức độ nguy hiểm của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Các nguyên nhân chủ yếu gây vướng họng được biết đến bao gồm:
Viêm amidan
Amidan là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể, nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu (ngay phía sau lưỡi). Amidan dễ dàng bị viêm nhiễm, vì nó là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng.
Đau họng, sưng amidan, khó nuốt, vướng cổ… là triệu chứng điển hình. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng dễ tái phát.
Viêm họng
Viêm họng là bệnh hô hấp cực kỳ phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng như ho, đau họng, rát cổ… Đôi khi, người bệnh cũng cảm thấy vướng víu ở cổ và khó nuốt.
Viêm họng chủ yếu là do virus gây ra, tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần mà không cần điều trị bằng thuốc.
Viêm họng hạt (một dạng viêm họng mãn tính quá phát) cũng thường gây vướng họng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập, các tế bào lympho ở thành họng phải hoạt động liên tục. Lâu dần, nó sẽ quá phát thành các hạt kích thước to nhỏ khác nhau. Điều này khiến người bệnh cảm thấy vướng ở cổ họng, đặc biệt khi ăn uống.
Chứng chảy dịch mũi sau
Chất nhầy dư thừa từ mũi và xoang có thể tích tụ ở phía sau cổ họng của bạn. Nó gây ra cảm giác như dịch mũi đang chảy, nhỏ giọt xuống họng, khiến cổ họng trở nên nhạy cảm. Điều này làm bệnh nhân cảm thấy có gì đó vướng víu trong cổ họng, trong khi nó chỉ là một khối dịch mũi.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh tiêu hóa mãn tính, do axit dạ dày trào ngược vào thực quản ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ợ nóng, đau họng hoặc cảm giác đắng ở miệng, GERD cũng làm người bệnh cảm thấy cổ họng bị vướng.
Một nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) đã chỉ ra rằng có khoảng 23 – 68% những người cảm thấy vướng ở cổ họng đều mắc trào ngược axit hoặc GERD.
Căng cơ
Trung bình, mỗi ngày, mỗi người sẽ nuốt khoảng 600 đến 2.000 lần. Mỗi lần con người nuốt cần sự phối hợp của 20 cặp cơ. Khi không phải hoạt động (nói chuyện, nuốt), cơ cổ họng sẽ được thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu phải làm việc hết công suất, cơ cổ họng sẽ rơi vào trạng thái quá sức. Điều này đôi khi có thể dẫn tới cảm giác vướng ở cổ họng.
Lo lắng, căng thẳng
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra các sự kiện căng thẳng diễn ra trong cuộc sống hoặc chấn thương cũng có thể kích hoạt cảm giác vướng ở cổ họng hoặc làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Nhiều người thường nói “cục tứ ứ lên tận cổ” cũng phần nào phản ánh được mức độ phổ biến của tình trạng này. Mệt mỏi cực độ hoặc bất lực cũng có thể khiến bạn cảm thấy điều này.
Loạn cảm họng
Hội chứng loạn cảm họng (hay dị cảm họng) do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Loạn cảm họng thường là do rối loạn chức năng của dạ dày, viêm xoang mãn tính, rối loạn nội tiết thời kỳ mãn kinh, căng thẳng…
Nó khiến người bệnh cảm thấy như bị mắc xương cá trong cổ họng. Cảm giác vướng họng kèm theo đau và rát họng khi nuốt nước bọt. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không thấy đau khi nuốt đồ ăn thức uống.
Bất thường ở cơ thắt thực quản trên
Thực quản chia thành 3 phần, bao gồm: Cổ, ngực và bụng. Thực quản gần có chứa cơ thắt thực quản trên (UES), liền kề có cổ họng.
Chức năng chủ yếu của cơ thắt thực quản trên là ngăn không khí xâm nhập vào thực quản. Nó cũng giúp ngăn thức ăn bị hút vào đường hô hấp. Chức năng này gặp trục trặc có thể gây ra cảm giác có dị vật trong cổ họng.
Chứng khó nuốt
Chứng khó nuốt là thuật ngữ y khoa thể hiện sự khó khăn khi nuốt, do các bệnh lý ở vùng thực quản hoặc vùng hầu họng gây ra. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau buốt khi nuốt nước hoặc đồ ăn, cảm thấy vướng ở cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt.
Khi chứng khó nuốt trở nên nặng hơn, thì ngay cả chất lỏng hay chất rắn đều không thể xuống được thực quản. Điều này gây nôn trớ.
Khối u hiếm
Tuy hiếm gặp, nhưng cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày có thể do túi thừa Zenker hoặc khối u.
Túi thừa Zenker là chỗ lồi ra của niêm mạc thực quản gây khó nuốt, ho, hơi thở hôi… Nếu đã xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần được phẫu thuật mổ cắt túi thừa ngay để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
U nang trong cổ họng cũng gây ra tình trạng nuốt vướng. May mắn là trường hợp này ít gặp trong cuộc sống.
Bệnh tuyến giáp
Những người bị bệnh tuyến giáp hoặc sau khi cắt tuyến giáp cũng thường cảm thấy vị vướng ở cổ họng. Nguyên nhân gây tình trạng này hiện vẫn chưa được khoa học tìm ra.
Dị vật đường tiêu hóa
Sau khi bị hóc đồ ăn hoặc các vật khác, sẽ có một sự xáo trộn nhỏ trong quá trình nuốt và tiêu hóa. Bạn có thể cảm thấy chút khó chịu trong cổ họng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm qua nhanh.
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Không sản xuất đủ nước bọt
Chứng gai cột sống
Hội chứng Eagle
Làm gì để hết vướng ở cổ họng?
Không có phương pháp nào có thể giúp điều trị tất cả các trường hợp bị vướng ở cổ họng. Bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra cảm giác vướng họng. Giải quyết từ căn nguyên có thể giúp giảm triệu chứng vướng họng nhanh chóng.
Điều trị một số nguyên nhân phổ biến gây vướng ở cổ họng lâu ngày bao gồm:
Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: Giúp giải quyết chứng chảy dịch mũi sau.
Thuốc kháng axit: Như thuốc chặn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể giúp điều trị GERD.
Liệu pháp hành vi – nhận thức: Điều trị các vấn đề về tâm lý, tâm trạng.
Nên đi khám ngay nếu cảm thấy vướng trong cổ họng kèm theo các triệu chứng:
Đau họng hoặc đau cổ
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Triệu chứng xuất hiện đột ngột sau tuổi 50
Nôn
Khó nuốt
Đau khi nuốt
Bị nghẹn khi nuốt
Yếu ớt, mệt mỏi
Các triệu chứng ngày càng nặng hơn
Sốt cao hoặc sưng hạch
Trên thực tế, khó có thể xác định rõ điều gì gây ra vướng ở cổ họng lâu ngày. Bởi vậy, chưa có cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
Cách tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc cổ họng đúng cách, bao gồm:
Uống nhiều nước
Không hút thuốc lá
Hạn chế đồ uống có cồn
Nghỉ ngơi hợp lý khi bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp…
Hạn chế la hét
Súc miệng hoặc họng bằng nước muối sinh lý
Bị Táo Bón Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Thứ Hai, 25-12-2017
Chứng táo bón không chỉ khiến cho hai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, cảm thấy khó khăn, đau đớn mỗi khi đi ngoài mà nó còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai bị táo bón nên tìm cách khắc phục ngay, tránh để tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Khi bị táo bón, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi tình trạng chán ăn, biếng ăn do bụng luôn có cảm giác chướng căng, đầy và khó chịu. Điều này không chỉ khiến cho người mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn đe dọa đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra đời sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển ngay từ trong bụng mẹ.
Phân tồn trữ lâu ngày trong đường ruột sẽ sinh ra nhiều khí thải độc hại như phenol, amoniac, indol…Chúng sẽ được đường ruột hấp thu vào trong máu và được đưa đi khắp nơi trong cơ thể và được đưa vào cả bào thai khiến cho thai nhi phát triển không bình thường. Khi bị nhiễm độc do táo bón người mẹ sẽ có biểu hiện nổi mẩn ngoài da, ngứa ngáy khó chịu.
Gây ra các bệnh lý ở hậu môn trực tràng
Đi ngoài khó khăn, phân khô cứng là những biểu hiện thường gặp khi bị táo bón. Chính điều này đã làm tăng thêm áp lực ở hậu môn trực tràng và có thể gây tổn thương cho niêm mạc của bộ phận này. Từ đó gây nên nhiều căn bệnh như viêm đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
Rối loạn chức năng thần kinh ở đường ruột và dạ dày:
Chất độc cùng với phân tích tụ lâu ngày có thể gây suy giảm khả năng hoạt động của các dây thần kinh có trong đường ruột và dạ dày. Từ đó gây nên các chứng như chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn, đắng miệng, xì hơi khiến cho chị em khó chịu và ngượng ngùng.
Làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết:
Nghiên cứu cho thấy những người bị táo bón nặng có 10% bị ung thư ruột kết. Điều này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai nếu tình trạng táo bón của họ không được giải quyết ngay cả sau khi sinh.
Việc luôn phải gắng sức rặn mạnh mỗi khi đi ngoài khiến cho bà bầu rất dễ bị động thai hoặc nguy hiểm hơn là sảy thai.
Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón khi mang thai?
Không bổ sung canxi một cách bừa bãi: Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng này là vô cùng cần thiết và quan trọng khi mang thai, tuy nhiên không phải vì vậy mà chị em có thể tự ý mua canxi một cách tùy tiện, bừa bãi theo kiểu uống càng nhiều càng tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống quá nhiều canxi có thể khiến cho phân trở nên rắn và cứng. Do vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có ý định dùng thêm loại thuốc bổ này.
Cắt giảm liều lượng sắt: Một số phụ nữ mang thai bị táo bón lại do cơ thể dư thừa sắt. Để tránh tình trạng này bạn chỉ nên uống bổ sung sắt khi được bác sĩ chỉ định.
Bổ sung chất xơ và vitamin trong thực đơn: Chất xơ có trong nguồn thực phẩm như cam, quýt, chanh, rau xanh…giúp đường ruột hấp thụ nước và làm mềm phân. Trong đó các thực phẩm giàu vitamin ( giá đỗ, trái cây các loại…) lại rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu được khuyên mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 25 – 30g chất xơ để phòng chống táo bón hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chú ý tránh ăn các thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày: Uống nước là biện pháp đơn giản nhưng đặc biệt có hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón cho bà bầu. Ngoài ra nước còn giúp các mẹ tránh được tình trạng thiếu nước ối trong thai kì.
Tập thể dục: Đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút và tích cực vận động vừa giúp ngăn ngừa táo bón, lại giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và sinh nở dễ dàng hơn.
Đến đây thì chị em bầu bí đã biết được bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không và biết cách phòng ngừa chứng táo bón hữu hiệu trong suốt hơn 9 tháng của thai kì rồi. Chúc các mẹ luôn có một sức khỏe thật tốt và vượt cạn thành công!
BẠN CẦN BIẾT
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ù Tai Khi Mang Thai Do Đâu? Nguy Hiểm Không Và Phải Làm Sao? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!