Đề Xuất 6/2023 # Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này # Top 6 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết của cha mẹ. Các chất thải cần được lấy ra và vệ sinh sạch sẽ, tránh tồn đọng những chất bẩn, gây các bệnh về tai.

Vệ sinh tai cho bé bao nhiêu lần là đủ?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên vệ sinh tai liên tục để tránh gây tổn thương và làm hỏng cấu trúc bảo vệ phía trong tai của con bạn. Bạn chỉ nên thực hiện làm sạch tai từ khoảng 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ của ráy tai.

Những nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý khi vệ sinh tai cho trẻ:

1, Vệ sinh tai không có nghĩa là phải lấy hết ráy tai

Ráy tai là do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn cùng với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành.

Nhắc đến ráy tai, chúng ta vẫn có một quan niệm rằng cần phải loại bỏ chúng ra ngoài. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ráy tai lại có tác dụng ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết các trường hợp ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Chính vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.

2, Thời điểm nào nên vệ sinh tai cho trẻ?

Vì da các bé đang còn mỏng nên mẹ hãy chuẩn bị chiếc khăn xô để lau chùi quanh vành tai cho bé. Vệ sinh ngay trong quá trình tắm cho bé. Bởi lúc này, tai bé đã được làm ướt và phần ráy tai mềm hơn, dễ lau chùi hơn.

Cha mẹ nên tạo không khí vui vẻ khi vệ sinh tai cho bé, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

3, Trẻ còn nhó, có nên dùng tăm bông hay không?

Đây là vật dụng quen thuộc được cha mẹ thường xuyên sử dụng cho con. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn cho bé.

Nguyên nhân là do vùng da bên trong tai của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Vì vậy, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay, bé cưng cũng có thể bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhỉ.

Ngoài việc sử dụng tăm bông, cha mẹ không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại.

4, Sử dụng nước muối chuyên dụng

Nếu quan sát thấy tai của trẻ có lớp ráy quá dày, có nghĩa là chúng đang không tự bong ra ngoài được, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn.

Cách thực hiện: để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài.

Mẹ cũng có thể sử dụng loại dung dịch nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm sạch ráy tai, tuy nhiên những sản phẩm này chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam.

5, Cẩn thận khi dùng thuốc

Cha mẹ cần tìm hiểu kĩ càng trước khi có những quyết định dùng thuốc để vệ sinh tai cho trẻ. Hiện nay, 

các nhà thuốc có bán nhiều bộ sản phẩm để vệ sinh tai cho trẻ, bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này.

Trong trường hợp ráy tai có quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn và đúng cách.

Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin chăm sóc, vệ sinh cho trẻ đúng cách.

Bỏ Qua Làm Sao Được Cách Chăm Sóc Da Mặt Như Da Em Bé Này Đây

Nhiều người mong mỏi có làn da mềm mại, mịn màng, không nếp nhăn mà chưa tìm ra cách chăm sóc, dưỡng da phù hợp dù đã tốn rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và đi ngoài hàng spa. Giờ đây, khỏi cần tốn nhiều chi phí, chỉ với cách chăm sóc da mặt như da em bé giới thiệu trong bài là mơ ước của bạn đã đạt được rồi.

Bật mí cho các chị em cách chăm sóc da mặt như da em bé tại nhà đơn giản

Làm sạch da mặt của bạn hàng ngày, dưỡng da mềm mịn như da em bé

Rửa sạch mặt từ 1-2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng, sau khi uống một cốc nước, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng, và vào buổi tối để loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn bám trên da, cho da mặt được sạch thoáng trước khi đi ngủ.

Hãy chọn loại sữa rửa mặt yêu thích, có độ pH dao động từ 5.5-6.5, sử dụng miếng bọt biển mềm hoặc máy rửa mặt để không làm tổn thương da mặt do chà da quá mạnh. Riêng với da nhạy cảm chỉ nên rửa mặt ngày 1 lần, để giữ được lớp dầu tự nhiên nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho da. Rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da nhạy cảm gặp phải kích ứng.

Tiến hành tẩy tế bào chết 3 lần một tuần chăm sóc da mặt như da em bé

Thực hiện tẩy da chết 3 lần một tuần sẽ loại bỏ các tế bào da chết, các chất bẩn, dầu, bã nhờn trên da khiến da mặt bạn mềm mịn hơn, lộ ra lớp da mới căng mịn, trắng sáng.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm và muốn chăm sóc da mặt như da em bé thì nên tẩy tế bào chết hai tuần/1 lần.

Đừng bỏ qua kem dưỡng ẩm

Tiến hành sử dụng kem dưỡng ẩm sáng và chiều hàng ngày, chọn một sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp cho loại da và độ tuổi của bạn. Nên để ý để có thể thay đổi sản phẩm phù hợp, nhất là khi sản phẩm bạn yêu thích không đem lại hiệu quả dưỡng ẩm mềm mịn như da em bé thì cần phải xem lại, đây chính là dấu hiệu mà bạn cần phải thay sản phẩm rồi, vì nhu cầu làn da bạn thay đổi theo thời gian và thời tiết, cũng có thể là do da bạn đang già đi, nên chuyển sang dùng dạng gel, kem dưỡng hoặc dạng kem lỏng,…

Bảo vệ làn da trước tia tử ngoại

Bôi kem chống nắng đầy đủ trước khi bước ra khỏi nhà ra ngoài. Một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh có làn da mềm như vậy là chúng không bị ảnh hưởng bởi các tia tử ngoại. Do đó, muốn cách chăm sóc da mặt như da em thật sự hiệu quả, phát huy tác dụng thì các bạn phải mang một chiếc mũ và bao gồm áo dài tay và quần áo dài lúc ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời trong suốt thời gian dài.

Sử dụng dầu dừa chăm sóc, dưỡng da ban đêm trước khi đi ngủ

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm vô cùng tốt, giàu dưỡng chất nuôi dưỡng da, có tính kháng khuẩn ngừa vi khuẩn gây mụn, nấm,…sẽ giúp làn da các bạn mềm mượt không thua kém gì da em bé. Chỉ cần thoa một lớp mỏng sẽ không gây bí rít cho da, để qua đêm, sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm, các bạn sẽ thấy làn da sờ vừa mềm, vừa mịn thích hơn nhiều đấy.

Những lưu ý trong cách chăm sóc da mặt như da em bé

Uống nhiều nước giữ cơ thể hydrat từ trong ra ngoài.

Hãy nhớ rằng, da là bộ phần rất dễ tổn thương của cơ thể. Hãy cẩn thận khi chăm sóc nó.

Sau khi dùng lotions, có thể đắp mặt nạ chanh, mật ong, sữa trong 10 phút, rửa sạch lại bằng nước ấm, da bạn sẽ mềm mịn như da em bé.

Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, bỏ qua các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chiên xào, nước ngọt,…

Tập thể dục đều đặn hàng ngày ít nhất 30 phút để chăm sóc da mặt như da em bé mịn màng, khỏe mạnh.

7 Nguyên Tắc Giữ Vệ Sinh ‘Vùng Kín’ Chị Em Nào Cũng Phải Thuộc Lòng

Việc giữ gìn vệ sinh “vùng kín” còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung…

Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi, giảm khó chịu, việc giữ gìn vệ sinh còn giúp chị em ngăn chặn được vi khuẩn, tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra, chẳng hạn như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung…

Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn ở “vùng kín” có thể dẫn đến vô sinh, bệnh tật, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Để duy trì vệ sinh đúng cách, chị em cần nắm được các nguyên tắc giữ vệ sinh như sau:

1. Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát

Đặc biệt, mặc đồ lót làm từ loại vải tổng hợp để đảm bảo sự lưu thông không khí xung quanh âm đạo, thoát mồ hôi. Nếu mồ hôi không thoát được ra ngoài mà đọng lại ở “vùng kín” thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mùi hôi và nhiễm trùng.

2. Thay quần áo khi bị ướt (do ngấm nước, mồ hôi…) càng sớm càng tốt

Quần áo ẩm ướt (nhất là quần áo lót) có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và tăng khả năng nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng ở “vùng kín”.

Vì vậy, bạn nên tắm và mặc áo khô, sạch sẽ sau mỗi lần đi bơi hoặc tập thể dục.

3. Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày với xà phòng chuyên dụng và nước

Loại xà phòng này không gây kích thích âm đạo nên không có nguy cơ gây viêm nhiễm như các loại hóa chất mạnh có trong các loại xà phòng kháng khuẩn khác.

Vệ sinh “vùng kín” với nước sạch sau khi dùng xà phòng chuyên dụng, sau đó lau khô bằng khăn sạch và mặc quần áo sạch.

4. Làm sạch “vùng kín” cẩn thận sau khi đi tiểu, đại tiện

Điều này sẽ giúp giữ cho vùng âm đạo của bạn khô và sạch sẽ trong suốt cả ngày.

– Sử dụng khăn/giấy mềm, không mùi, không chứa thuốc nhuộm hay hóa chất khác.

– Lau từ trước ra sau để ngăn chặn phân từ hậu môn lên âm đạo gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

5. Thay băng vệ sinh, tampon và quần lót thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ”

Lượng máu kinh xuất ra nếu để lâu sẽ tạo ra mùi hôi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh trong ngày có kinh nguyệt không chứa hương thơm hoặc thuốc nhuộm vì các hóa chất này có thể làm hại sức khỏe của bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

6. Vệ sinh “vùng kín” sau khi quan hệ tình dục

Dịch cơ thể xuất ra trong quá trình “quan hệ” có thể gây nhiễm trùng, dị ứng và tạo mùi hôi nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp.

7. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân bằng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ các loại trái cây, rau và ngũ cốc như gạo nâu sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng trong cơ thể bạn, đặc biệt là ở “vùng kín”.

(Theo WikiHow/Trí thức trẻ)

3 Nguyên Tắc Trong Thực Đơn Cho Bà Bầu Tăng Cân Cần Phải Nhớ!

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần tăng 10 – 12kg trong suốt thai kỳ. Chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ và chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai. Mức tăng cụ thể là:

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tăng cân. Vậy tại sao bà bầu lại tăng cân?

Nếu như trong 3 tháng đầu không tăng cân, thậm chí giảm cân có thể do ốm nghén nhưng đến tháng thứ 5, thứ 6 mẹ bầu chưa tăng cân thì nên chú ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình.

Do không nạp đủ calo nên mẹ không tăng cân.

Ăn ít và ăn nhanh, thường xuyên bỏ bữa trong khi ngày cần ăn 5 – 6 bữa chính và phụ.

Nhiều người gầy nhưng sự trao đổi chất cao nên không tăng cân đầy đủ. Vì thế nên giảm các vận động xuống ở mức thấp hơn.

Vậy đối với những mẹ khó tăng cân thì nên chuẩn bị thực đơn như thế nào? Trước tiên hãy tìm hiểu về những nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân ở phần tiếp sau!

3 Nguyên tắc trong thực đơn cho bà bầu tăng cân

Để có một thực đơn hoàn hảo cho bà bầu muốn tăng cân, trước hết bạn cần phải nhớ rõ 3 nguyên tắc sau:

Uống 2 – 3 ly sữa tươi không đường và sữa bầu. Tại sao là sữa không đường? Vì dưỡng chất trong sữa tươi không đường và có đường hầu như giống nhau chỉ khác, sữa có đường sẽ chứa đường, cũng không tốt cho mẹ bầu lắm vì dễ dẫn tới tiểu đường thai kỳ.

Nên ăn phô mai cứng, sữa chua không đường,

Hạn chế ăn đồ ngọt vì thế giảm tối đa lượng bánh kẹo, nước ngọt có ga,.. vì chúng không tốt cho mẹ và thai nhi.

Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày: nước lọc, nước ép hoa quả, sữa, sinh tố,…

Kiêng một số đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất béo không bão hòa vì không tốt cho sức khỏe.

Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là nguyên tắc quan trọng trong thực đơn cho bà bầu tăng cân. Nhiều người không để ý đến vấn đề này, ngày chỉ ăn đúng 3 bữa, mỗi bữa ăn thật nhiều, thật no. Tuy nhiên đây là cách làm sai vì cơ thể khó mà hấp thụ tốt dưỡng chất lại khó khăn cho việc tiêu hóa. Thay vì dùng 3 bữa mỗi ngày, mẹ nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn để không bị quá no hay quá đói.

Bên cạnh đó, việc chia khẩu phần ăn cũng đặc biệt quan trọng để giúp mẹ bầu tăng cân. Không nên nạp một loại thực phẩm quá nhiều hay quá ít mà nên chia theo tỷ lệ 25% chất đạm (thịt, cá, trứng,..); 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, phở, gạo lứt, yến mạch,…) và 50% là các loại rau củ quả,

Ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói

Mẹ bầu thường rất nhanh đói, không nhất thiết phải ăn đúng 5 – 6 bữa/ngày. Ngoài 3 bữa chính ra mẹ có thể ăn vặt bất cứ khi nào cảm thấy đói. Cơ thể đói chứng tỏ hệ tiêu hóa đang hoạt động tốt. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt bên mình cũng như bữa phụ trong tủ lạnh.

Thực đơn cho bà bầu tăng cân cần có những gì?

Tinh bột: Mỗi ngày mẹ nên ăn 2 – 3 bát cơm. Bữa sáng mẹ không muốn ăn cơm có thể thay bằng bánh mì, khoai lang, phở,..

Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. Mỗi loại mẹ cần phần chia trong tuần thành 2 – 3 bữa khác nhau, đặc biệt nên ăn thịt nạc và thịt bò.

Cá cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi vì nó cung cấp nhiều omega-3. Các loại cá như cá chép, cá trôi, cá hồi, cá rô phi sẽ bổ cho mẹ, tốt cho con.

Rau xanh nhất định không thể thiếu: Nó chiếm đến 50% khẩu phần ăn trong ngày của mẹ bầu. Bổ sung chất xơ tốt nhất nên bữa nào mẹ cũng nên có ít nhất một loại rau đậm màu, đặc biệt rau bina, súp lơ xanh,..

Trái cây cũng quan trọng không kém rau, vì thế, mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào. Mẹ có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, sinh tố dùng trong cả bữa chính và bữa phụ. Nên ăn nhiều táo, quả bơ, kiwi, quả cam,…

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vệ Sinh Tai Cho Bé Nhớ Không Được Bỏ Qua Những Nguyên Tắc Này trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!