Đề Xuất 6/2023 # Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân? # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tổng quan

Khi người thân hay người mà ta thương yêu mất đi, hầu như ai cũng trải qua một giai đoạn trầm buồn. Những cảm xúc thường gặp nhất là buồn bã, mất mát hay tiếc nuối. Nhưng rồi dần dần, khi thời gian qua đi, mọi người sẽ có thể học cách chấp nhận và tiếp tục sống.

Tuy nhiên, khi những cảm giác mất mát này không biến mất dù thời gian dài đã trôi qua, rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý. Rối loạn này được gọi là rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng, hay nỗi đau phức tạp (complicated grief). Khi đó, người bệnh cảm nhận nỗi đau một cách kéo dài và không thể hồi phục được. Họ không thể trở lại với cuộc sống thường nhật, hay gặp khó khăn trong sinh hoạt, đời sống.

Mỗi người có cách vượt qua nỗi đau khác nhau. Thông thường, các giai đoạn mà một người trải qua khi có mất mát có thể là:

Chấp nhận mất mát.

Cho phép bản thân trải qua cảm giác đau buồn vì mất mát.

Thích nghi với cuộc sống mới khi người thân đã không còn bên cạnh.

Có những mối quan hệ mới.

Bạn nên lưu ý rằng những giai đoạn này có thể không xảy ra theo thứ tự. Chúng có thể rất thay đổi tùy theo trường hợp của từng người.

Nếu như bạn không thể vượt qua những giai đoạn trên sau một năm, rất có thể bạn đang có nỗi đau phức tạp. Khi đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp.

2. Biểu hiện của rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng

Một vài tháng đầu sau khi mất người thân, các biểu hiện của sự đau buồn bình thường hoàn toàn giống với nỗi đau phức tạp. Tuy nhiên, sau một thời gian, mọi người sẽ cảm thấy khá hơn và sự đau buồn dần biến mất. Trong khi đó, những người có nỗi đau phức tạp sẽ tiếp tục cảm giác buồn bã, đau khổ. Thậm chí, có người còn cảm thấy tệ hơn khi thời gian trôi đi.

Các biểu hiện có thể nhận thấy ở người có nỗi đau phức tạp là:

Cảm giác buồn bã rất nhiều, đau đớn vì cái chết của người thân yêu.

Không còn quan tâm vào thứ gì khác ngoài sự mất mát.

Tỏ ra cực kỳ quan tâm đến những thứ mà người thân đã mất để lại hoặc hành động tránh né chúng để tránh gợi nhớ.

Ngày càng trở nên tiều tụy, hao mòn vì sự mất mát.

Gặp vấn đề trong việc chấp nhận sự thật về cái chết.

Cảm giác tê cứng hay lãnh đạm.

Cảm giác cay đắng về cái chết.

Thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa và không đáng sống.

Mất niềm tin vào người khác.

Mất khả năng tận hưởng những niềm vui hay cảm xúc tích cực.

Những đặc điểm gợi ý ở người có rối loạn mất người thân dai dẳng phức tạp

Họ gặp khó khăn để trở về cuộc sống hàng ngày.

Tự tách biệt mình với người khác, thu rút khỏi các hoạt động xã hội.

Cảm thấy trầm cảm, đau buồn sau sắc, tội lỗi hay tự trách bản thân.

Tin rằng mình đã làm điều gì đó sai lầm và nghĩ mình có thể ngăn cho cái chết ấy không xảy ra.

Cảm giác cuộc sống không còn đáng sống khi không có người đã khuất bên cạnh.

Ước gì mình cũng chết cùng với người thân.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn cảm nhận thấy nỗi buồn là quá lớn hay gặp khó khăn để chấp nhận và trở lại cuộc sống hàng ngày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Việc được gặp, trò chuyện với bác sĩ và các chuyên gia giúp bạn có cái nhìn khác và tìm ra phương hướng giải quyết.

Nếu bạn có ý định tự tử, hãy cố gắng nói chuyện với một người nào đó mà bạn tin tưởng. Hoặc hãy gọi/đến trung tâm y tế nơi gần nhất để được hỗ trợ.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn này?

Các yếu tố nguy cơ của nỗi đau phức tạp

Rối loạn này thường gặp ở nữ giới và người lớn tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn như:

Người mất đi là trẻ nhỏ.

Mối quan hệ với người đã khuất là rất gắn kết hay phụ thuộc.

Những người xa lánh xã hội hoặc không có các mối liên kết xã hội như bạn bè…

Đã từng mắc trầm cảm, rối loạn lo lắng vì xa cách hay rối loạn stress sau sang chấn.

Có các sự kiện sang chấn lúc nhỏ, như bị lạm dụng hoặc bỏ rơi.

Gặp một khó khăn khác trong cuộc sống, như khó khăn về tài chính.

4. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng gì?

Nỗi đau phức tạp có thể ảnh hưởng đến bạn về cả thể chất, tinh thần lẫn khả năng xã hội. Nếu không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra là:

Trầm cảm.

Ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Lo âu, bao gồm cả rối loạn stress sau sang chấn.

Mất ngủ, khó khăn trong việc thư giãn.

Làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý cơ thể khác, như bệnh tim mạch, ung thư hay tăng huyết áp.

Gặp khó khăn lâu dài trong các hoạt động sống, các mối quan hệ cũng như công việc.

Nghiện rượu, ma túy hay các chất gây nghiện khác.

5. Làm sao để phòng ngừa rối loạn này?

Hiện tại chưa tìm được phương pháp hiệu quả để phòng chống rối loạn này. Các chuyên gia gợi ý rằng những người có yếu tố nguy cơ nên được tư vấn và hỗ trợ từ sớm khi biến cố xảy ra. Nếu cái chết có thể dự đoán trước (như khi bệnh tật) thì việc chuẩn bị sẵn tinh thần cho người thân cũng rất có ích.

Để nhanh chóng hồi phục lại và giảm bớt đau buồn, bạn có thể:

Trò chuyện. Hãy trò chuyện với mọi người xung quanh về nỗi buồn của mình. Nếu bạn muốn khóc, cứ khóc và để cảm xúc được tuôn ra. Điều này sẽ giúp bạn không bị mắc kẹt lại trong sự đau khổ mà tạo cơ hội để vượt qua nó. Bạn chỉ có thể hồi phục lại một khi chấp nhận đối mặt với sự mất mát.

Tìm kiếm sự hỗ trợ. Sự giúp đỡ, an ủi của người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh bạn có thể giúp ích rất nhiều.

Nhận sự tư vấn về nỗi đau từ các chuyên gia. Các chuyên gia về tâm lý, tâm thần có thể giúp bạn nhận ra và đối mặt với cảm xúc của mình. Họ cũng giúp bạn học tập cách để đối mặt với vấn đề một cách lành mạnh. Do đó, được tư vấn từ các chuyên gia có thể giúp phòng tránh những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

6. Phương pháp chẩn đoán

Nỗi đau là vấn đề hết sức riêng tư của mỗi người, do đó việc đánh giá sự đau buồn đó là bình thường hay phức tạp có thể rất khó khăn. Hiện tại, mốc thời gian để đánh giá là đủ lâu để một người có thể nguôi ngoai nỗi đau chưa thật sự được thống nhất.

Nỗi đau phức tạp có thể được nghĩ đến khi sự đau buồn không giảm bớt đi sau vài tháng. Đa số các chuyên gia về tâm thần chọn mốc thời gian là 12 tháng để đánh giá. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc ở từng trường hợp cụ thể.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa nỗi đau phức tạp và rối loạn trầm cảm chủ yếu. Tuy nhiên, có những điểm cơ bản để bác sĩ có thể phân biệt hai rối loạn này. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi các rối loạn này có thể đi cùng với nhau. Do đó, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị có hiệu quả.

7. Điều trị rối loạn này như thế nào?

Để chọn lựa phương pháp điều trị tối ưu cho bạn, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý, tâm thần phải trao đổi và phối hợp với nhau. Bạn nên trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ của mình để thấu hiểu liệu trình điều trị.

7.1. Tâm lý liệu pháp

Tâm lý liệu pháp thường được sử dụng để điều trị nỗi đau phức tạp. Liệu pháp này khá tương đồng với tâm lý liệu pháp được sử dụng cho bệnh nhân với rối loạn stress sau sang chấn.

Trong trị liệu với tâm lý liệu pháp, bạn có thể:

Được học về nỗi đau phức tạp và cách điều trị nó ra sao.

Tạo ra những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người đã khuất để làm nguôi đi sự ám ảnh về mất mát, cũng như làm giảm bớt sự đau khổ.

Khám phá quá trình của tư duy và cảm xúc.

Cải thiện các kỹ năng để đối mặt với vấn đề.

Giảm bớt cảm giác tội lỗi.

Những liệu pháp tâm lý khác có thể được sử dụng kết hợp nếu bệnh nhân có các rối loạn khác như trầm cảm hay rối loạn stress sau sang chấn.

7.2. Điều trị dùng thuốc

Một vài lời khuyên dành cho bệnh nhân

Hãy kiên nhẫn tái khám và theo dõi bệnh với lịch hẹn của bác sĩ. Việc điều trị rối loạn này cần một thời gian rất dài, do đó việc kiên nhẫn là mấu chốt quyết định thành công trong điều trị.

Hãy tập luyện các kỹ năng để giảm stress hay tập thư giãn.

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, gia đình. Hãy tận hưởng những niềm vui mà các hoạt động này mang lại.

Học một kỹ năng, hay có một sở thích mới.

Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Nỗi đau mất người thân là một trong những biến cố về mặt cảm xúc mà rất nhiều người phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua điều này. Nếu bạn thấy mình hay ai đó xung quanh bạn có những biểu hiện như bài viết ở trên, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Việc được chẩn đoán và hỗ trợ từ sớm sẽ có tác động rất tích cực và phòng ngừa những biến cố nguy hiểm, không mong muốn. Hãy luôn lắng nghe bản thân và đối mặt với cảm xúc của mình. Bạn chỉ vượt qua khi bạn dám đối mặt với nó. Và hãy nhớ, bạn không hề đơn độc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Nỗi Buồn Vì Mất Người Thân / Cảm Xúc

Trong suốt cuộc đời, chúng ta trải nghiệm những khoảnh khắc tốt đẹp và bổ ích, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với sự mất mát của những người thân yêu và những sự kiện buồn khác. Mất một người thân yêu có thể gây ra một loạt các cảm giác mãnh liệt như đau đớn, tức giận, buồn bã … Đối với một số người, đau buồn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm hiện có. Khóc và cảm thấy buồn sau khi mất người thân là điều hoàn toàn bình thường và được mong đợi, nhưng cảm giác buồn và vô vọng kéo dài có thể có nghĩa là bạn đang trải qua trầm cảm.

Thời gian giúp chúng ta vượt qua những cảm xúc đó, cũng như nhận ra nỗi đau và có biện pháp cải thiện. Trong bài viết Tâm lý-Trực tuyến này, chúng tôi cho bạn thấy Làm thế nào để vượt qua nỗi buồn vì mất người thân.

Làm thế nào để vượt qua đau buồn: sự khác biệt giữa nỗi buồn và tang tóc bệnh lý

Sự thương tiếc theo tâm lý: những suy tư về sự mất mát của một người thân yêu

Khi nào tôi nên tìm kiếm sự giúp đỡ? Làm thế nào để đối mặt với cái chết của một người thân yêu

Tôi có thể làm gì để vượt qua nỗi buồn sau khi mất người thân??

Làm thế nào để vượt qua đau buồn: sự khác biệt giữa nỗi buồn và tang tóc bệnh lý

Tất cả chúng ta đều thể hiện cảm xúc của mình khác nhau, trong khi một số người có thể có các triệu chứng rất giống với trầm cảm, chẳng hạn như cô lập xã hội và cảm giác buồn bã dữ dội, những người khác thì không. Giữa nỗi đau được tạo ra bởi một cuộc đấu tay đôi bình thường và sự chán nản do cuộc đấu tay đôi đó tạo ra, có những khác biệt lớn mà chúng ta có thể tổ chức xung quanh các khía cạnh sau:

Thời gian của các triệu chứng

Những người bị trầm cảm hầu như lúc nào cũng cảm thấy chán nản, trong khi những người bị ảnh hưởng hoặc đang trải qua một cuộc đấu tay đôi bình thường thường có mặt sóng cảm xúc tiêu cực, đó là sự biến động của các triệu chứng.

Chấp nhận hỗ trợ

Những người bị trầm cảm thường bắt đầu tự cô lập, tránh hoặc ném người khác ra khỏi cuộc sống của họ. Tuy nhiên, những người đang trải qua một cuộc đấu tay đôi trong cuộc sống của họ tránh môi trường lễ hội, nhưng họ có xu hướng chấp nhận hỗ trợ của một số người thân yêu.

Cấp độ hoạt động

Một người nào đó đang trải qua một cuộc đấu tay đôi có thể có thể duy trì một mức độ nhất định của chức năng học tập hoặc công việc, và thậm chí có thể tham gia vào các hoạt động giúp anh ta có được tâm trí của mình. Tuy nhiên, nếu đó là trầm cảm, bạn có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng không cho phép bạn thực hiện các hoạt động quan trọng ở nơi làm việc, học tập hoặc xã hội.

Đau buồn có thể là nguyên nhân của trầm cảm, nhưng không phải ai thể hiện nỗi đau cũng trải qua trầm cảm. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần thêm trợ giúp để vượt qua giai đoạn này, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này về cách vượt qua nỗi đau bệnh lý.

Sự thương tiếc theo tâm lý: những suy tư về sự mất mát của một người thân yêu

Quá trình than khóc khi đối mặt với những mất mát đáng kể là điều bình thường mà chúng ta trải qua khi mất người thân, cảm thấy rất nhiều cảm xúc tuyệt vời. Tuy nhiên, một số người trải qua một nỗi đau dài và dữ dội, được gọi là đau buồn bệnh lý.

Sự thương tiếc bệnh hoạn chia sẻ một số triệu chứng trầm cảm và cũng có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm hiện có.

các triệu chứng của một cuộc đấu tay đôi phức tạp hoặc bệnh lý bao gồm:

Vấn đề suy nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài cái chết của người thân yêu

Khát khao người thân

Khó chấp nhận người thân yêu đã mất

Vị đắng kéo dài

Cảm giác như thể cuộc sống không có ý nghĩa

Vấn đề để tin tưởng ở những người khác

Khó nhớ những kỷ niệm tích cực của người thân

Đau buồn và buồn bã trở nên tồi tệ hơn theo thời gian thay vì trở nên tốt hơn

Khi nào tôi nên tìm kiếm sự giúp đỡ? Làm thế nào để đối mặt với cái chết của một người thân yêu

Mất người thân làm thay đổi cuộc sống và có thể để lại một lỗ hổng sâu sắc trong cuộc sống tương lai của người đó. Bạn nên liên hệ với các chuyên gia khi:

Có khó khăn để thực hiện các hoạt động của cuộc sống hàng ngày

Có cảm giác tội lỗi về cái chết của người thân yêu

Thiếu vắng mục tiêu trong cuộc sống

Mất ham muốn trong các hoạt động xã hội

Mong muốn được chết quá

Cảm giác như thể cuộc sống không có giá trị nếu không có người thân yêu

Tôi có thể làm gì để vượt qua nỗi buồn sau khi mất người thân??

Một số lời khuyên có thể giúp bạn vượt qua nỗi đau được tạo ra bởi sự mất mát của một người thân yêu là:

Đi đến nghi lễ (phụ thuộc vào văn hóa)

Một số người đi dự đám tang, Thánh lễ hoặc các truyền thống khác có thể giúp họ xử lý đau buồn và cảm xúc, trong một số trường hợp thậm chí cần phải vượt qua giai đoạn đau đớn này. Được bao quanh bởi những người biết người thân yêu có thể rất thoải mái.

Thể hiện cảm xúc và cảm thấy nhẹ nhõm

Nếu đôi khi bạn cảm thấy cần phải khóc đừng cố ngăn nó lại Đừng lo lắng nếu nghe một số bài hát nói riêng hoặc làm một số điều gây đau đớn vì chúng nhắc nhở bạn về người mất tích, đó là điều hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian, nó sẽ bớt đau và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Nói về nó khi bạn có thể

Một số người nghĩ rằng thật tốt khi kể câu chuyện về sự mất mát của họ hoặc nói về cảm xúc của họ. Nhưng đôi khi người đó không muốn nói về sự mất mát, điều này là hoàn toàn dễ hiểu và không ai nên cảm thấy áp lực khi nói chuyện. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện, hãy nhìn hình thức thay thế bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của bạn.

Giữ kỷ niệm

Có những người quyết định trồng cây hoặc tổ chức các cuộc họp để vinh danh người quá cố, những người khác thích tạo ra một hộp kỷ niệm với các đồ vật và ký ức về người đã mất, trong đó họ có thể bao gồm một lá thư viết cho người đó bày tỏ cảm xúc của họ.

Bài viết này hoàn toàn là thông tin, trong Tâm lý học trực tuyến, chúng tôi không có khoa để chẩn đoán hoặc đề nghị điều trị. Chúng tôi mời bạn đi đến một nhà tâm lý học để điều trị trường hợp của bạn nói riêng.

Bình Thản Vượt Qua Nỗi Đau

Có những nỗi đau kéo dài làm cho ta trở nên trầm tĩnh và trưởng thành hơn. Có những nỗi đau thoáng qua, khiến ta nhanh chóng quên đi, đứng lên và bước tiếp. Cũng có những nỗi đau quá lớn khiến bạn phải gồng mình lên, thản nhiên cười và vô tư sống nhưng tận sâu bên trong là một tâm hồn vô cùng yếu đuối. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người, tổn thương sẽ trở thành những vết sẹo luôn nhắc bạn nhớ về nó. Bạn có thể nhớ đến quá khứ, nhưng sẽ không còn thấy tiếc nuối hay đau buồn nữa, mà chỉ mỉm cười, tự tại. Quá khứ dù tốt hay xấu, thì cũng cần được trân trọng, nếu không có quá khứ thì bạn cũng không có hôm nay. Khi bị tổn thương, có người vì không chịu nổi đau thương nên sống buông xuôi, phó mặc cho số phận, nhưng cũng có người trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn. Vượt qua tổn thương không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được, đi qua đau thương, bạn mới biết thế nào là cuộc sống thực sự. Bạn mới biết cuộc sống này là của mình, vì chính mình phải dũng cảm mà sống. Vượt qua tổn thương, ta sẽ học cách biết đủ, biết dừng lại và biết chăm chút cho bản thân hơn. Tổn thương sẽ dạy bạn cách thay đổi như thế nào để thích nghi với hoàn cảnh, tạo ra điểm khác biệt trước và sau trong cuộc đời.

Thay vì để mãi nỗi đau trong lòng, hãy tha thứ cho người đã khiến bạn tổn thương và xem đó như một giấc mơ rồi quên chúng đi. Hãy chấp nhận và quên đi tất cả, đó là cách để bạn hạnh phúc. Cuộc sống luôn biến đổi, bạn phải sống vui vẻ để đón nhận những điều tốt đẹp ở tương lai thay vì đắm chìm trong nỗi buồn của quá khứ. Việc gì đã qua thì cứ để nó trôi qua, cho người khác cơ hội chính là cho bản thân một cơ hội đến với những điều mới mẻ hơn. Tha thứ cho người đã làm bạn tổn thương, tha thứ cho chính mình, chỉ có như vậy bạn mới có thể hạnh phúc một cách trọn vẹn. Khi bước qua nỗi đau, có lúc bạn sẽ cảm ơn cuộc đời đã cho bạn những bài học đáng giá từ những nỗi đau và nghịch cảnh đó. Nghịch cảnh giúp bạn tỉnh táo, sáng suốt đối mặt với những khó khăn, thử thách tiếp theo. Khó khăn không thể nhấn chìm bạn mà chỉ giúp bạn trưởng thành hơn. Cho dù cuộc đời có đưa đẩy ra sao, thì bạn cũng có thể cảm nhận thấu hiểu và vượt qua được. Và cũng chỉ có bạn mới cảm nhận mình đã thay đổi ra sao qua bao vấp ngã, thất bại.

Phản kháng lại nỗi đau bạn chỉ càng thêm tổn thương, thay vì kháng cự lại chúng, chúng ta hãy chấp nhận để trưởng thành. Tổn thương không phải là điểm kết thúc mà đó chính là sự khởi đầu, vì vậy chúng ta phải sống thật mạnh mẽ.

Minh Uyên

Làm Sao Em Có Thể Quên Anh Ta Và Vượt Qua Nỗi Đau Này?

Medonthan- Ly hôn một người chồng cờ bạc, nghiện ngập và nhiễm HIV, người phụ nữ này một mình nuôi con đến khi gặp một người đàn ông khác. Nhưng rồi những rào cản từ gia đình, và những dùng dằng của chính họ đã khiến môi tình này tan vỡ. Cô ấy đang suy sụp, liệu có ai chỉ ra “cách để quên một người?”

Em là bà mẹ đơn thân đã 5 năm rồi các chị ạ!

Ngày ấy khi em sinh con được gần 5 tháng thì em biết chồng nghiện ma túy, cờ bạc và nhiễm HIV. Vợ chồng làm xa nhau, tuần hoặc 2 tuần mới gặp nhau, chưa bao giờ mẹ con em nhận được sự quan tâm từ anh ta thậm chí mẹ con em ốm nhưng anh ta vẫn đi đánh bạc suốt đêm, con đi viện từ 4 giờ chiều mà 10 giờ đêm bố mới mò vào viện.

Thời gian xa nhau em đã mềm lòng ngã vào tay một người đàn ông đã có vợ, con (em không hề biết điều này vì anh ta lừa em). Chồng em bắt được đánh em một trận tơi bời khiến em phải nghỉ việc một tuần. Em chấm dứt với người đàn ông kia ngay sau đó nhưng mỗi khi cãi nhau, chồng em lại lôi chuyện cũ ra chửi những câu không thương tiếc, đỉnh điểm là một lần anh ta lại đánh em sưng mặt mũi và em quyết định chia tay.

Còn em, cách đây 2 năm em tình cờ quen một người qua facebook. Anh ấy là em ruột một chị làm cùng em. Hai năm, tình cảm gắn bó tưởng không rời, em kể cho anh ấy nghe hết về quá khứ đen tối của em, anh ấy chấp nhận em, chấp nhận con em như một lẽ đương nhiên.

Rồi em có thai, anh ấy xin em đừng bỏ đứa bé vội để anh ấy thuyết phục gia đình, nhưng gia đình đòi từ mặt nếu anh ấy nhất quyết lấy em, còn nói với anh ấy những lời xúc phạm, khó nghe về em. Em đã không đủ can đảm giữ lại con và một mình xuống bệnh viện.

Chuyện xảy ra cũng đã hơn năm rồi, chúng em cứ dùng dằng như thế, đến khi cách đây 2 ngày, khi cãi nhau em hỏi anh ấy “Anh có buông tay được em không?”, anh trả lời “Có”. Thế là chấm hết cho một cuộc tình mà em toàn tâm toàn ý.

Giá mà ngày đi bỏ con, em có đủ can đảm lấy lại giọt máu đó, giữ lại và gửi cho anh ta nếu một ngày anh ta lấy vợ. Nỗi hận trong em ngày một lớn, hận chị gái anh ta, hận cả gia đình anh ta nữa. Nhưng nghĩ cho cùng, anh ta là trai tân, em làm sao dám “Đũa mốc mà chòi mâm son” phải không các chị. Em đau lắm. Làm sao để em có thể quên anh ta mà vượt qua nỗi đau này?

hongkhuyen5.. gửi cfs

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Một Số Người Không Thể Vượt Qua Nỗi Đau Mất Người Thân? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!