Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Người Bệnh Phải Ký Cam Kết Trước Khi Làm Phẫu Thuật mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm – Khoa Gây mê hồi sức & Điều trị đau, Bệnh viện Vinmec Times City
Trước bất cứ một ca mổ hay thủ thuật nào, người bệnh hoặc thân nhân chịu trách nhiệm y khoa (thường là vợ, chồng, bố mẹ, con cái,… của người bệnh) cũng phải ký vào giấy cam kết phẫu thuật- thủ thuật. Đây là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc, có tính pháp lý trong hồ sơ bệnh án. Vì sao đây là thủ tục bắt buộc đối với người bệnh trước khi phẫu thuật thủ thuật tại các bệnh viện?
1. Cam kết: Không đơn thuần là thủ tục
3. Vai trò của bác sĩ
Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Trước Khi Vào Phòng Phẫu Thuật?
Sợ đau, sợ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho tính mạng – những nỗi sợ không của riêng ai khi tìm hiểu về phẫu thuật thẩm mỹ. Làm sao để vượt qua những nỗi sợ hãi ấy để đạt được vẻ đẹp như mong muốn?
Đứng trước biển thông tin đa chiều về cái lợi và cái hại, ngành phẫu thuật thẩm mỹ vẫn tiếp tục trên đà phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây, chứng tỏ sức hút khó có thể cưỡng lại của nhu cầu thay nhan sắc, đổi cuộc đời. Khao khát được sở hữu vẻ đẹp như ý của các cô gái luôn song hành cùng nỗi sợ hãi. Họ sợ phải đối mặt với mùi sát trùng của phòng phẫu thuật, sợ đau đớn, và nhất là sợ những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của chính mình.
Phải làm sao để thoát khỏi những nỗi sợ hãi ấy?
Hãy chắc chắn rằng bạn đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật thẩm mỹ
Không phải tự nhiên mà trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, bạn bắt buộc phải tiến hành một số xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, những trường hợp chống chỉ định bao gồm:
Nếu đang gặp phải một trong những vấn đề bệnh lý/sức khỏe nói trên, tốt hơn hết, bạn nên dừng hoặc rời cuộc phẫu thuật của mình sang một thời điểm khác phù hợp hơn. Cố chấp thực hiện, hoặc không biết mà thực hiện tại những cơ sở thẩm mỹ bất chấp tất cả vì lợi nhuận, thì chưa biết kết quả thẩm mỹ ra sao, chắc chắn sức khỏe của chính bạn, cũng như chính những người thực hiện phẫu thuật cho bạn bị nguy hại.
Một tâm lý vững vàng
Rất nhiều cô gái đã tâm sự rằng, dù chỉ làm một tiểu phẫu rất đơn giản như nhấn mí hay tạo má lúm đồng tiền cũng khiến họ lo lắng đến mất ngủ mấy ngày đêm. Tất nhiên, đó là tâm lý bình thường, nhưng nếu trước khi vào phòng phẫu thuật, huyết áp cũng sẽ biến động nếu “trống ngực” của bạn cứ gõ thình thình liên tục. Và tất nhiên, khi huyết áp của bạn vượt quá ngưỡng cho phép, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dừng cuộc phẫu thuật cho đến khi ổn định hoàn toàn.
Sự hỗ trợ của ekip phẫu thuật
Một ekip phẫu thuật chuyên nghiệp và xuất sắc không chỉ thể hiện ở kỹ thuật và tay nghề, mà hơn cả còn ở những cách mà họ “trấn an” tâm lý khách hàng. Bước vào phòng phẫu thuật, 100% sự căng thẳng của chị em đều thể hiện ở nét mặt. Một vài câu hỏi han, những câu chuyện bông đùa… của ekip sẽ nhanh chóng giúp bạn “bắt nhịp”, và sẽ dễ dàng “hợp tác” hơn rất nhiều trong quá trình phẫu thuật.
Cân nhắc giữa việc phẫu thuật tại Bệnh viện hay Phòng khám?
Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 87, các hình thức tổ chức hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được tổ chức với hai hình thức tổ chức hành nghề như sau:
Một là bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bệnh viên đa khoa có khoa, đơn nguyên phẫu thuật thẩm mỹ. Hai là, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Tại điểm i, khoản 4, điều 25 Thông tư 41 quy định cụ thể về phạm vi hoạt động chuyên môn được thực hiện tại phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đã quy định rõ những phạm vi phòng khám được làm và không được làm. Về phạm vi phòng khám được làm như tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình cằm chẻ, tạo hình mí mắt, mũi, tai… Và những phạm vi không được phẫu thuật như nâng ngực, nâng mông, hút mỡ, thu gọn thành bụng…
Những đại phẫu có can thiệp lớn, xâm lấn diện rộng vùng bụng, đùi, mông… bệnh nhân có thể bị chảy máu, đau, choáng… Vì vậy phải được phẫu thuật tại bệnh viện có đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để hồi sức và chăm sóc cho bệnh nhân một cách tốt nhất, đảm bảo tính an toàn, tránh rủi ro cho người bệnh khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Mặc dù vậy, không thể nói trước rằng 100% các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ đều chấp hành đúng những quy định an toàn trong y tế. Việc bỏ qua các khâu kiểm tra sức khỏe tiền phẫu thuật là việc rất thường thấy và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em.
Đặc biệt, tại DrD hiện đang triển khai phương pháp phẫu thuật không đau, với phản hồi trên 97% của khách hàng là giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức, khó chịu trong quá trình thực hiện. Nếu vẫn còn đang do dự và có những mối băn khoăn, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới hotline 0915 81 6869 của DrD để giải tỏa và được tư vấn về phương pháp này.
Làm Sao Giữ Vững Cam Kết Trong Hôn Nhân?
Vợ nói: “Tôi để ý là có một thời gian dường như anh Michael, chồng tôi, xa cách tôi và đối xử lạnh lùng với các con*. Anh ấy có những hành động như thế không lâu sau khi chúng tôi hòa mạng Internet, và tôi nghi anh ấy đang xem ảnh khiêu dâm trên mạng. Một đêm nọ, khi các con đã đi ngủ, tôi thẳng thắn hỏi anh về vấn đề này và anh thú nhận đã xem ảnh khiêu dâm trên trang web. Tôi thất vọng não nề và không tin điều ấy lại xảy đến với tôi. Tôi hoàn toàn mất tin tưởng nơi anh. Vấn đề càng tệ hơn nữa vì trong khoảng thời gian này, một đồng nghiệp bắt đầu tán tỉnh tôi”.
Chồng nói: “Cách đây khá lâu, Maria, vợ tôi, phát hiện một bức ảnh trong máy vi tính của chúng tôi và đối chất tôi về chuyện ấy. Khi tôi thừa nhận là mình thường xem các trang web khiêu dâm, vợ tôi rất giận dữ. Tôi vô cùng xấu hổ và cảm thấy tội lỗi. Tôi nghĩ hôn nhân của chúng tôi thế là hết”.
Bạn nghĩ chuyện gì đã xảy ra trong mối quan hệ giữa vợ chồng anh Michael? Có lẽ bạn nghĩ vấn đề chính của anh Michael là xem ảnh khiêu dâm. Nhưng như anh Michael dần nhận ra, điều này là biểu hiện của một vấn đề sâu xa hơn-không giữ cam kết trong hôn nhân*. Khi mới cưới, vợ chồng anh mong đợi một tương lai tràn đầy yêu thương và cùng nhau chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Dù vậy, như nhiều cặp vợ chồng khác, cam kết hôn nhân của họ dần trở nên yếu đi và dường như họ ngày càng xa cách nhau.
Bạn có cảm thấy sợi dây liên kết giữa vợ chồng bạn trở nên lỏng lẻo theo năm tháng không? Bạn có muốn thắt chặt lại mối quan hệ ấy không? Nếu có, bạn cần biết câu trả lời cho ba câu hỏi sau: Cam kết trong hôn nhân có nghĩa gì? Những thử thách nào có thể làm lung lay cam kết ấy? Bạn có thể làm vững mạnh cam kết với người bạn đời bằng cách nào?
Cam kết là gì?
Bạn định nghĩa cam kết trong hôn nhân là gì? Nhiều người nói nó đến từ tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn, một cặp vợ chồng có thể giữ cam kết trong hôn nhân vì con cái hoặc vì cảm thấy phải chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Lập hôn nhân ( Sáng-thế Ký 2:22-24). Dĩ nhiên, những lý do đó là chính đáng và giúp vợ chồng vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống hôn nhân. Nhưng để được hạnh phúc, vợ chồng không chỉ cần có tinh thần trách nhiệm đối với nhau.
Giê-hô-va Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân để mang lại niềm vui và sự thỏa lòng sâu xa cho hai vợ chồng. Ngài muốn người chồng “vui-thích nơi vợ [mình]”, còn người vợ yêu thương chồng và cảm thấy được chồng yêu mình như chính bản thân anh ấy ( Châm-ngôn 5:18; Ê-phê-sô 5:28). Để có được sợi dây liên kết mật thiết như thế, vợ chồng phải học tin cậy lẫn nhau. Một điều quan trọng khác là họ cần phát triển tình bạn suốt đời. Khi vợ chồng chứng tỏ mình đáng tin cậy và cố gắng trở thành bạn thân thiết, cam kết hôn nhân của họ sẽ càng vững mạnh. Họ sẽ tạo được sợi dây liên kết mà Kinh Thánh miêu tả là mật thiết đến độ hai người trở nên “một”.- Ma-thi-ơ 19:5.
Vì thế, cam kết có thể ví như hồ được dùng trát giữa những viên gạch để xây nên một ngôi nhà vững chắc. Hồ là một hỗn hợp gồm các thành phần như cát, xi măng và nước. Tương tự thế, cam kết được hình thành từ những yếu tố như trách nhiệm, lòng tin cậy và tình bạn. Tuy nhiên, điều gì có thể làm cho cam kết hôn nhân bị yếu đi?
Có những thử thách nào?
Cam kết hôn nhân đòi hỏi người vợ và người chồng phải cố gắng, có tinh thần hy sinh và sẵn sàng bỏ qua sở thích của mình để làm hài lòng người hôn phối. Tuy nhiên, khái niệm chiều theo ước muốn của người khác-tức ban cho mà không nghĩ đến lợi ích riêng của mình-không phổ biến ngày nay và thậm chí đối với một số người là không chấp nhận được. Nhưng bạn hãy tự hỏi: “Bao nhiêu người ích kỷ mà tôi biết có hôn nhân hạnh phúc?”. Nếu có, dường như là rất ít. Tại sao lại như thế? Vì khi hôn nhân đòi hỏi phải hy sinh, đặc biệt là nếu sự hy sinh đó không mang lại lợi ích tức thời, người ích kỷ dường như sẽ không giữ vững cam kết trong hôn nhân. Nếu không giữ cam kết trong hôn nhân, mối quan hệ của hai vợ chồng sẽ trở nên chua chát, dù cảm giác lãng mạn khi mới yêu nhau có ngọt ngào đến thế nào đi nữa.
Kinh Thánh công nhận thực tế là đời sống hôn nhân không dễ dàng. Kinh Thánh cho biết “ai cưới vợ rồi thì chăm lo việc đời nầy, tìm cách cho vợ mình thỏa dạ” và “ai có chồng thì chăm lo các việc đời nầy, tìm cách cho đẹp lòng chồng mình” ( 1 Cô-rinh-tô 7:33, 34). Điều đáng tiếc là ngay cả những người thường không ích kỷ cũng không luôn luôn nhận ra mối lo lắng của người hôn phối, hoặc không coi trọng sự hy sinh của vợ hay chồng mình. Khi một cặp vợ chồng không còn bày tỏ lòng quý trọng lẫn nhau, hôn nhân của họ dường như càng có thêm “sự khó-khăn về xác-thịt”.- 1 Cô-rinh-tô 7:28.
Để hôn nhân của bạn có thể vững mạnh trong những lúc hạnh phúc và vượt qua những giai đoạn khó khăn, bạn cần xem đây là mối quan hệ cả đời. Làm sao để có được quan điểm như thế, và bạn có thể khuyến khích người hôn phối giữ vững cam kết trong hôn nhân bằng cách nào?
Làm vững mạnh cam kết trong hôn nhân bằng cách nào?
Một yếu tố then chốt là khiêm nhường áp dụng lời khuyên của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Khi làm thế, bạn và người hôn phối sẽ “được ích” ( Ê-sai 48:17). Hãy xem xét hai bước thực tiễn mà bạn có thể thực hiện.
1. Xem hôn nhân là điều ưu tiên.
Sứ đồ Phao-lô viết: ‘Hãy nghiệm-thử những sự tốt-lành hơn’ hoặc “điều chi quan trọng” ( Phi-líp 1:10; An Sơn Vị, cước chú). Trước mắt Đức Chúa Trời, cách hai vợ chồng đối xử với nhau rất quan trọng. Người chồng tôn trọng vợ sẽ được Đức Chúa Trời xem trọng. Còn người vợ kính trọng chồng sẽ là “giá quí trước mặt Đức Chúa Trời”.- 1 Phi-e-rơ 3:1-4, 7.
Đối với bạn, hôn nhân quan trọng như thế nào? Thông thường, càng xem trọng điều gì, bạn càng dành nhiều thời gian cho điều đó. Hãy tự hỏi: “Tháng vừa qua, tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho người hôn phối? Tôi đã làm điều cụ thể nào để người hôn phối an tâm rằng chúng tôi vẫn là bạn thân thiết?”. Nếu bạn chỉ dành một ít hoặc thậm chí không có thời gian để củng cố hôn nhân, người hôn phối khó có thể tin rằng bạn đang quyết tâm thực hiện cam kết.
Người hôn phối có nghĩ rằng bạn đang quyết tâm thực hiện cam kết hôn nhân không? Làm sao biết được điều này?
HÃY THỬ XEM: Hãy viết ra giấy năm điều sau: tiền bạc, việc làm, hôn nhân, giải trí và bạn bè. Bây giờ hãy đánh số theo thứ tự mà bạn nghĩ rằng người hôn phối xem là ưu tiên. Hãy yêu cầu người hôn phối cũng làm như vậy về bạn. Sau đó trao đổi danh sách với nhau. Nếu người hôn phối nghĩ rằng bạn không dành đủ thời gian và công sức để xây dựng hôn nhân, hãy bàn bạc xem cần có những thay đổi nào để làm vững mạnh cam kết hôn nhân của hai bạn. Ngoài ra, hãy tự hỏi: “Tôi có thể làm gì để tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến những điều người hôn phối xem là quan trọng?”.
2. Tránh mọi hình thức không chung thủy.
Chúa Giê-su phán: “Hễ ai ngó đàn-bà mà động tình tham-muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà-dâm cùng người rồi” ( Ma-thi-ơ 5:28). Khi một người có quan hệ tính dục ngoài hôn nhân, người đó hủy hoại hôn nhân của mình, và Kinh Thánh thậm chí cho biết đó là lý do để ly hôn ( Ma-thi-ơ 5:32). Tuy nhiên, lời Chúa Giê-su được trích ở trên cho thấy một người có thể có ý tưởng sai trái từ rất lâu trước khi phạm tội tà dâm. Tiếp tục nghĩ đến ý tưởng sai trái ấy là một hình thức phản bội.
Để giữ vững cam kết hôn nhân, hãy nghiêm túc hứa rằng bạn không xem ảnh khiêu dâm. Dù người ta nói gì đi nữa, ảnh khiêu dâm là liều thuốc độc cho hôn nhân. Hãy xem một người vợ bày tỏ cảm xúc về thói quen xem ảnh khiêu dâm của chồng như sau: “Chồng tôi nói ảnh khiêu dâm tăng thêm hương vị cho chuyện vợ chồng. Nhưng điều đó chỉ làm tôi cảm thấy mình vô giá trị và không đủ cho anh. Khi anh xem những hình ảnh ấy, tôi khóc cho đến khi thiếp đi”. Bạn nghĩ rằng người đàn ông này đang làm vững mạnh cam kết hôn nhân, hay anh đang phá hoại gia đình mình? Theo bạn, anh có đang giúp vợ giữ cam kết hôn nhân không? Anh có đang đối xử với vợ như người bạn thân thiết nhất không?
Người trung thành là Gióp đã giữ vững cam kết với vợ ông và với Đức Chúa Trời khi ‘lập ước với mắt ông’. Ông quyết tâm không “nhìn người nữ đồng-trinh” ( Gióp 31:1). Làm thế nào bạn có thể noi gương ông Gióp?
Ngoài việc tránh xem ảnh khiêu dâm, bạn cần gìn giữ tấm lòng để tránh có tình cảm không thích đáng với người khác phái. Thật thế, nhiều người cho rằng tán tỉnh người khác phái không làm tổn hại hôn nhân. Nhưng Lời Đức Chúa Trời cảnh báo chúng ta: “Lòng người ta là dối-trá hơn mọi vật, và rất là xấu-xa: ai có thể biết được?” ( Giê-rê-mi 17:9). Lòng của bạn có lừa dối bạn không? Hãy tự hỏi: “Tôi quan tâm đến ai nhất-người hôn phối hay một người khác phái khác? Tôi chia sẻ tin vui cho ai trước tiên-người hôn phối hay người nào khác? Nếu người hôn phối khuyên tôi nên giới hạn mối giao tiếp với người khác phái, tôi sẽ phản ứng ra sao? Liệu tôi sẽ bực bội, hay sẽ vui lòng thay đổi theo ý của người hôn phối?”.
HÃY THỬ XEM: Nếu bạn cảm thấy bị thu hút bởi một người nào đó không phải là người hôn phối, hãy giới hạn tiếp xúc với người ấy, chỉ giao tiếp khi có việc cần và không dựa trên tình bạn thân thiết. Đừng nghĩ về những điểm mà bạn cho rằng người đó tốt hơn người hôn phối của bạn. Thay vì vậy, hãy tập trung vào những ưu điểm của người hôn phối ( Châm-ngôn 31:29). Hãy nhớ lại những lý do mà ngày xưa đã khiến bạn yêu vợ hay chồng mình. Hãy tự hỏi: “Người bạn đời của tôi có thật sự mất đi những ưu điểm đó không, hay tôi đã không còn thấy được chúng nữa?”.
Hãy chủ động
Anh Michael và chị Maria được đề cập ở đầu bài đã quyết định tìm lời khuyên để giúp họ giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên, tìm lời khuyên chỉ là bước khởi đầu. Nhưng nhờ sẵn sàng đối mặt với vấn đề và tìm kiếm sự hỗ trợ, cả hai vợ chồng đều cho thấy rõ họ quyết tâm giữ vững cam kết trong hôn nhân và gắng hết sức để có một hôn nhân thành công.
Dù hôn nhân của bạn vững mạnh hay có vấn đề, người hôn phối cần biết bạn đang cố gắng giữ cho hôn nhân thành công. Hãy làm những bước cần thiết để chứng minh điều này với người hôn phối. Bạn có sẵn lòng làm điều đó không?
Đau Bụng Trước Khi Hành Kinh Phải Làm Sao?
Đau bụng trước khi hành kinh là hiện tượng mà nhiều chị em gặp phải mỗi khi đến ngày hành kinh, đặc biệt là ở các bạn nữ chưa lập gia đình. Chứng đau bụng kinh thường khiến chị em gặp phải những rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này nều chị em không có những biện pháp điều trị kịp thời. Vậy đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Đau bụng kinh là hiện tượng chị em bị đau bụng dưới trước khi bắt đầu những ngày hành kinh. Những cơn đau bụng kinh có thể chỉ diễn ra với mức độ âm ỉ nhưng cũng có thể xảy ra ở mức độ dữ dội khiến chị em không thể chịu đựng được gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Làm thế nào để hết đau bụng trước khi hành kinh?
Chườm nước ấm
Nước ấm sẽ giúp cho tử cung cung co thắt nhịp nhàng hơn, từ đó máu kinh có thể thoát được ra ngoài dễ dàng và chị em sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Để thực hiện chị chỉ cần đổ nước ấm vào một bình thủy tinh rồi đem chườm lên vùng bụng dưới. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp chị em giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Đắp gừng tươi
Khi bị đau bụng kinh chị em có thể giã hoặc thái gừng thành những lát mỏng để đắp vào bụng dưới để xoa dịu những cơn đau. Bôi dầu hoặc dán cao: một số bạn gái khi bị đau bụng kinh thường bôi dầu hoặc dán cao vào vùng bụng dưới khi không có thời gian để chườm nước ấm và đắp gừng tươi.
Massage nhẹ
Để giảm những cơn đau bụng kinh chị em có thể massage vùng bụng dưới giúp cho cơ bụng không bị co thắt đột ngột, từ đó làm giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Chế độ ăn uống phù hợp
Chị em không nên ăn quá nhiều tinh bột và chất béo bởi nó có thể khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn dẫn đến những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn. Chị em cũng cần phải hạn chế sử dụng những đồ uống có chứa chất kích thích hay cafein. Thay vào đó, chị em nên ăn nhiều trứng gà ngải cứu, thịt bò, cá, sữa và sữa chua…
Chế độ sinh hoạt khoa học
Chị em không nên làm việc quá sức, tránh tình trạng thức khuya và làm việc nặng, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là không nên quan hệ tình dục trong những ngày này.
Chú ý: Nếu bạn đã thực hiện tất cả những biện pháp trên mà những cơn đau bụng kinh vẫn không hề suy giảm thì hãy đến ngay bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi rất có thể trong trường hợp này nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể là do chị em đang mắc phải những bệnh phụ khoa nào đó. Sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp. Trong quá trình điều trị bệnh, chị em nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đển việc điều trị đạt kết quả cao nhất. Khi các bệnh lý này đã được chữa khỏi thì chứng đau bụng kinh cũng sẽ được khắc phục.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Người Bệnh Phải Ký Cam Kết Trước Khi Làm Phẫu Thuật trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!